Chủ tịch PSG lên hương nhờ… tennis
Thêm thương vụ bom tấn Angel di Maria, chủ tịch Nasser Al-Khelaifi của PSG tiếp tục khẳng định dấu ấn đậm nét với bóng đá thế giới. Nhìn Al-Khelaifi quyền lực đầy mình như bây giờ, ít ai biết rằng ông từng thi đấu quần vợt chuyên nghiệp. Chơi không hay nhưng Al-Khelaifi lại gặp cơ may đổi đời.
Từng xuất thân là tay vợt chuyên nghiệp, Al-Khelaifi giờ đây là một ông chủ đầy quyền lực của bóng đá thế giới
TAY VỢT LÀNG NHÀNG
Nasser Al-Khelaifi trở thành chủ tịch kiêm GĐĐH của PSG từ tháng 10/2011. Trong tham vọng biến PSG thành đội bóng hàng đầu thế giới, vị chủ tịch 41 tuổi này đã lần lượt kéo về cho đội bóng thành Paris hàng loạt những ngôi sao sáng giá như Javier Pastore, Zlatan Ibrahimovic, Thiago Silva, Ezequiel Lavezzi, Edinson Cavani, David Luiz và mới đây nhất làAngel di Maria. Chưa kể, Al-Khelaifi từng giúp PSG trở nên “bóng sáng” hơn với David Beckham trong đội hình. Và Al-Khelaifi vẫn chưa từ bỏ tham vọng đưa về sân Công viên các hoàng tử siêu sao Cristiano Ronaldo.
Thật khó có thể hình dung mới hơn 10 năm trước, Al-Khelaifi vẫn còn lăn lộn trên các sân quần vợt. Chuyện Al-Khelaifi từng thi đấu quần vợt chuyên nghiệp hẳn khiến hầu hết mọi người đều bất ngờ. Sự bất ngờ ấy bắt nguồn từ chi tiết… sự nghiệp cầm vợt của ông quá lẹt đẹt.
Nasser Al-Khelaifi và bản hợp đồng mới Di Maria
Trong sự nghiệp 11 năm cầm vợt của mình (1992-2003), Al-Khelaifi leo cao nhất là tới hạng… 995 thế giới ở nội dung đơn nam và 1.040 thế giới ở nội dung đôi nam. Phần lớn suốt thời gian cầm vợt thi đấu, cựu tay vợt thuận tay phải này chỉ đủ sức góp mặt tranh tài ở những giải đấu “hạng lông”.
Trận đánh đơn đỉnh cao nhất của Al-Khelaifi là trận thua nhà cựu vô địch giải Pháp mở rộng, Thomas Muster tại giải đấu ở St. Poelten, Áo vào tháng 5/1996. Trận đánh đôi nam đỉnh cao nhất của Al-Khelaifi là trận cùng đối tác người Nga, Andrei Cherkasov thua cặp đối thủ Jeremy Bates (người Anh) và Gary Muller (người Nam Phi) tại vòng 1/8 ở giải đấu tại Doha năm 1993.
Al-Khelaifi trao giải cho các ngôi sao quần vợt
Al-Khelaifi và Cherkasov được chia sẻ khoản tiền thưởng 1.640 USD cho thành tích ở giải Doha kể trên. Vậy mà bây giờ Al-Khelaifi lại là nhân vật ký những tấm séc với rất nhiều số 0 phía sau cho các ngôi sao nổi tiếng hàng đầu của bóng đá thế giới.
Video đang HOT
CƠ MAY ĐỔI ĐỜI
Trong sự nghiệp cầm vợt rất khiêm tốn của mình, Al-Khelaifi mơ đến việc được góp mặt vào sân chơi Grand Slam đã là quá sức rồi, chứ nói gì tới tham vọng thành danh như những huyền thoại Pete Sampras, Andre Agassi, Boris Becker… Nhưng ông đã may mắn được số phận ban cho một giải Grand Slam vô cùng đặc biệt. Nó giống như giải độc đắc thay đổi cuộc đời ông. Đó chính là cơ may quen và thân với Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani, người trở thành Quốc vương của Qatar kể từ ngày 25/6/2013.
Al-Khelaifi trao giải cho Nadal
Al-Khelaifi và Quốc vương Tamim là đồng đội thân thiết với nhau trong đội tuyển quần vợt Qatar trước đây. Từ mối quan hệ thân thiết trên sân banh nỉ này, Al-Khelaifi được Quốc vương Tamim tin tưởng giao cho những vị trí quan trọng trong các dự án kinh doanh sau này của Quốc vương.
Quỹ Đầu tư Thể thao Qatar (QSI) ra đời, Al-Khelaifi trở thành chủ tịch của quỹ này. Sau khi QSI mua lại PSG, Al-Khelaifi được bổ nhiệm làm chủ tịch kiêm GĐĐH của đội bóng thành Paris.
Al-Khelaifi trao giải cho các ngôi sao quần vợt tại Doha
Al-Khelaifi may mắn có được mối quan hệ thân thiết với Quốc vương Tamim và may mắn được Quốc vương Tamim tin tưởng giao phó những vị trí tối quan trọng ở QSI cũng như ở PSG. Đó là điều kiện cần cho thành công. Nhưng để duy trì vững chắc vị trí của mình, Al-Khelaifi đã phải tự lực đáp ứng được điều kiện đủ của thành công là khả năng quản lý, điều hành hơn người.
Al-Khelaifi từng cầm vợt thi đấu chuyên nghiệp và không thể thành danh với con đường cầm vợt. Nhưng chắc ông chẳng hối tiếc về sự nghiệp cầm vợt của mình.
Điều hành cả tennis
Sau khi treo vợt, Al-Khelaifi giữ chức chủ tịch Liên đoàn quần vợt Qatar từ tháng 11/2008. Ngoài ra, ông còn từng giữ ghế phó chủ tịch phụ trách khu vực Tây Á của Liên đoàn quần vợt châu Á.
Al-Khelaifi thuộc cung… Bọ Cạp
Al-Khelaifi có sinh nhật là 12/11, nên ông là người thuộc cung Bọ Cạp. Thấy bảo “Bọ Cạp” Al-Khelaifi đã có tài sản riêng đáng giá 1,5 tỷ USD.
Theo Bongdaplus
PSG trả lương cao nhất thế giới thể thao
Các CLB bóng đá, với PSG dẫn đầu, chiếm thế áp đảo trong nhóm 10 đội thể thao trả lương vận động viên cao nhất thế giới năm 2015.
Paris Saint Germain đang trở thành một điểm đến lý tưởng về mặt tiền bạc cho các cầu thủ.
Theo một cuộc khảo sát tiền lương thể thao được thực hiện bởi Sporting Intelligence và tạp chí thể thao nổi tiếng ESPN, có tới tám trong số mười CLB thể thao trả thù lao cao nhất là đại diện của môn bóng đá. Chỉ có Los Angeles Dodgers và New York Yankees, hai CLB bóng chày nhà nghề Mỹ, đủ sức mạnh tài chính chen chân vào nhóm đại gia này.
CLB bóng đá nhà giàu và chịu chi của thủ đô Pháp, Paris Saint-German (PSG), lần đầu tiên trong lịch sử dẫn đầu top 10, với mức trả lương trung bình cho mỗi vận động viên vào khoảng 9,08 triệu đôla một năm, tương đương 174.692 đôla mỗi tuần. Họ hiện tại còn là CLB thể thao có tổng hóa đơn chi trả lương cho toàn đội hằng năm cao thứ hai, khoảng 227,09 triệu đôla, chỉ đứng sau CLB bóng chày Dodgers (272,70 triệu đôla).
Đội trả lương trung bình cao nhất năm ngoái là Manchester City, nhưng năm nay họ đã tụt xuống thứ ba sau Real Madrid - CLB đã vươn từ thứ tư lên thứ hai. Trung bình mỗi cầu thủ Man City hiện tại được trả lương 8,59 triệu đôla một năm, tức 165.343 đôla mỗi tuần, trong khi Real Madrid đã phải tăng quỹ lương thêm hơn 13% so với năm ngoái (trung bình 8,64 triệu đôla một năm, và 166.180 đôla mỗi tuần).
Barcelona hiện đứng thứ tư khi tăng quỹ lương thêm hơn tám phần trăm so với năm ngoái. Trung bình mỗi cầu thủ của đội tân vô địch La Liga hưởng thù lao 8,08 triệu đôla một năm, tương đương 155.452 đôla một tuần.
Manchester United tiến lên thứ sáu từ vị trí thứ tám mùa trước, hiện đạt mức trung bình năm cho mỗi cầu thủ là 8,02 triệu đôla, tức 154.274 đôla một tuần. Trong khi đó, nhà vô địch Đức Bayern Munich là CLB duy nhất không thay đổi vị trí trong top 10, khi đứng yên ở vị trí thứ bảy với các mức 7,66 triệu đôla một năm và 147.326 đôla mỗi tuần.
CLB bóng chày Yankees là đội duy nhất trong top 10 chi trả lương ít hơn so với năm ngoái (giảm khoảng chín phần trăm). Và vì thế họ tụt xuống thứ chín, vị trí ở giữa Chelsea (thứ tám) và Arsenal (thứ 10).
Yankees là đại diện hiếm hoi ngoài bóng đá góp mặt trong top 10 CLB thể thao trả lương cao nhất thế giới.
CLB bất ngờ vào chung kết Champions League mùa này, nhà vô địch Italy Juventus, tụt xuống thứ 24 từ vị trí 18, với mức chi trả lương trung bình mỗi cầu thủ vào khoảng 4,90 triệu đôla một năm (94.265 đôla mỗi tuần).
Đội bóng đá Shandong Luneng là CLB thể thao của Trung Quốc trả lương cao nhất, chỉ đứng thứ 190 thế giới với mức lương trung bình của mỗi cầu thủ là 1,11 triệu đôla một năm (khoảng 21.339 đôla mỗi tuần).
Toronto FC là đội trả lương cao nhất trong số các CLB bóng đá của giải nhà nghề Mỹ và Canada (Major League Soccer), khi họ đứng thứ 204 thế giới với mức lương trung bình mỗi cầu thủ vào khoảng 891.304 đôla một năm (17.140 đôla mỗi tuần).
Top 10 CLB trả lương trung bình hằng tuần cho mỗi vận động viên.
1. PSG: 174.692 đôla.
2. Real Madrid: 166.180 đôla.
3. Man City: 165.343 đôla.
4. Barcelona: 155.452 đôla.
5. L.A. Dodgers: 154.292 đôla.
6. Man Utd: 154.274 đôla.
7. Bayern: 147.326 đôla.
8. Chelsea: 143.516 đôla.
9. New York Yankees: 140.566 đôla.
10. Arsenal: 133.658 đôla.
Theo VNE
PSG gây thất vọng cho 'Bond girl' Trận tứ kết lượt đi giữa Paris Saint Germain (PSG) và Barcelona diễn ra hôm qua không chỉ thu hút được những nhân vật nổi tiếng tới sân theo dõi, mà còn có cả người đẹp quyến rũ Monica Bellucci. Bellucci (phải) đến sân xem trận PSG - Barcelona - Ảnh: AFP Trên khán đài sân Công viên các Hoàng tử, người hâm...