Chủ tịch phường: Khó xử lý biệt thự sai phép của ông Nguyễn Thanh Hóa
Ông Phùng Mạnh Dũng – Chủ tịch UBND phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa không chịu hợp tác giải quyết, khắc phục phần xây dựng sai phép ở ngôi biệt thự 5 tầng.
Chiều 15.11, ông Phùng Mạnh Dũng – Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết, rất khó để xử lý phần vi phạm trật tự xây dựng tại ngôi biệt thự 5 tầng của gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( C50 – Bộ Công an), nằm trong khuôn viên Khu đô thị mới Phùng Khoang – Khu nhà ở hỗn hợp C37 (Bắc Hà Tower – C37).
Ông Dũng khẳng định cơ quan chức năng đã cố gắng liên lạc với chủ nhân của ngôi biệt thự là bà Nguyễn Bích Hồng (vợ ông Hóa – trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) nhưng không được.
Hiện trạng ngôi biệt thự 5 tầng của gia đình ông Nguyễn Thanh Hóa trước (bên trái) và sau 8 tháng nhận “tự tháo dỡ”.
“Chúng tôi đã gửi giấy mời cho chị Hồng bao nhiêu lần rồi nhưng gia đình không hợp tác phối hợp với chính quyền địa phương. Cơ quan chức năng không thể cưỡng chế tháo dỡ khi không có chủ nhà được” – ông Dũng trình bày.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo UBND phường Trung Văn, ngay tại thời điểm chủ đầu tư bàn giao phần thô cho gia đình ông Nguyễn Thanh Hóa, ngôi biệt thự này đã có kết cấu là 4 tầng 1 tum.
“Tới đây, phường sẽ xin công văn báo cáo quận các bước để xử lý dứt điểm các phần còn lại, cụ thể là còn 1,5 tầng nữa. Chắc chắn phải xử lý theo đúng quy hoạch” – ông Dũng khẳng định.
Trước đó báo chí đã phản ánh, ngôi biệt thự 5 tầng của gia đình ông Nguyễn Thanh Hóa được cơ quan chức năng kết luận có sai phạm. Công trình này đã vi phạm trật tự xây dựng, xây thêm 3 bức tường trang trí làm giàn hoa phía sân chơi của tầng 5 cao 2,7m, dài 18m. Trong khi đó, những căn biệt thự cùng trong khu Bắc Hà Tower – C37 chỉ xây dựng theo kết cấu 3 tầng 1 tum.
Trước kết luận từ cơ quan chức năng, gia đình ông Nguyễn Thanh Hóa đã có đơn xin tự tháo dỡ phần vi phạm, nhưng sau 8 tháng những vi phạm này vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Theo Nguyễn Trường (Dân trí)
Vì sao ông Nguyễn Thanh Hoá được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ?
Theo cáo trạng của Viện Kiếm sát nhân dân Phú Thọ, trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ, ông Nguyễn Thanh Hóa (từng là Thiếu tướng, Cục trưởng C50, bị tước danh hiệu Công an nhân dân khi khởi tố) là trường hợp chưa thành khẩn, ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội.
Ông Nguyễn Thanh Hóa khi còn công tác (ảnh IT).
Trong vụ án đường dây đánh bạc nghìn tỷ, cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa là số ít bị can chưa thành khẩn, ăn năn, hối lỗi về hành vi vi phạm pháp luật. Tài liệu của các cơ quan tố tụng thể hiện, khi biết Công ty CNC của Nguyễn Văn Dương hoạt động tổ chức đánh bạc, Nguyễn Thanh Hóa lúc đó là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) đã không tổ chức ngăn chặn, xử lý lại tham mưu, ban hành các văn bản tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi tổ chức đánh bạc, bao che không cho các phòng nghiệp vụ có chức năng phòng chống tội phạm công nghệ cao xác minh.
Việc sống còn trong vận hành game đánh bạc của Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm hoàn toàn phụ thuộc quyết định của ông Phan Văn Vĩnh (từng là trung tướng, từng là Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, bị tước danh hiệu Công an nhân dân khi khởi tố) và Nguyễn Thanh Hóa.
Theo Viện Kiểm sát nhân dân Phú Thọ, xét về bản chất thì hành vi của ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu "bảo kê" , nhận hối lộ, trong đó bị can Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy còn ông Nguyễn Thanh Hóa là người thực hành tích cực. Tuy nhiên trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ để xác định bị can Vĩnh và Hóa hưởng lợi cá nhân. Việc xem xét xử lý hành vi của ông Nguyễn Thanh Hóa và Phan Văn Vĩnh mới chỉ dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điểm a khoản 2 điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 (có hình phạt từ 5 đến 10 năm tù). Trong vụ án này, ban đầu ông Nguyễn Thanh Hóa bị khởi tố tội Tổ chức đánh bạc, sau đó Cơ quan điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố sang tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Vẫn theo Viện Kiểm sát nhân dân Phú Thọ, ngoài các tình tiết quy định định khung hình phạt thì bị can Hóa không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào. Trong quá trình điều tra, bị can Hóa chưa thành khẩn, ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội của mình mà đổ lỗi cho người khác, trong khi chính bản thân bị can là người thực hành tích cực, chính vì thế bị can không được hưởng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm s điều 51 Bộ luật hình sự (người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải).
Tuy nhiên bị can Hóa lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác, vì trong quá trình công tác, bị can có nhiều thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước tặng nhiều huân, huy chương, bằng khen; bản thân bị can là con, cháu liệt sĩ; có ý thức nộp lại 700 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Chính vì thế bị can Hóa được hưởng 3 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, v, x (người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng).
Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), trong vụ án hình sự trường hợp người phạm tội có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 51 Bộ luật hình sự, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (ví dụ, khoản 2 điều 356 tội Lợi dung chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có mức hình phạt từ 5 -10 năm tù, hình phạt liền kề nhẹ hơn đó là ở khoản 1 điều 356, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 -5 năm).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Phú Thọ, vụ án Sử dụng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn, Rửa tiền; Đưa hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành do bị can Nguyễn Văn Dương và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao, có sự trợ giúp của ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Sau 28 tháng vận hành chương trình phần mềm và giải pháp công nghệ có tích hợp game bài Rikvip/TipClub, 23Zdo, Zon/Pen các đối tượng thuộc nhóm vận hành game đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ và xây dựng một hệ thông gồm 25 "đại ký cấp 1", 5.877 "đại lý cấp 2" để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại. Theo đó đã lôi kéo được gần 43 triệu tài khoản tham gia đăng ký đánh bạc trực tuyến. Tổng thu lời bất chính thông qua hoạt động nạp tiền, thẻ dịch vụ tổ chức đánh bạc trái phép là hơn 9.800 tỷ đồng.
Trong vụ án này có 92 bị can bị truy tố theo 6 tội danh.
Theo Danviet
Cựu tướng Nguyễn Thanh Hóa bảo kê game đánh bạc Rikvip như thế nào? Biết công ty của Nguyễn Văn Dương vận hành game đánh bạc qua mạng nhưng cựu Cục trưởng C50 không xử lý mà còn bao che, không cho các đơn vị nghiệp vụ xác minh, góc gỡ. Trong bản cáo trạng dài 235 trang vừa được VKSND tỉnh Phú Thọ ban hành hôm 31.8, cơ quan tố tụng xác định ông Nguyễn Thanh...