Chủ tịch PFA “cháy túi” vì cá cược
Lẽ ra, với tư cách là chủ tịch Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh ( PFA), Gordon Taylor phải là người thực sự chuẩn mực trong lối sống. Song ai mà ngờ được người đứng đầu PFA này còn có máu đỏ đen hơn cả khối tay cầu thủ kiêm tay chơi trong làng bóng đá Anh.
Gordon Taylor đang khổ sở vì nợ nần do cá cược
Thông tin vừa được hé lộ trên tờ The Sun đã làm người ta thực sự choáng váng vì “sếp” Taylor. Thay vì chú tâm vào công việc, Taylor lại lao vào cá cược lung tung. Thôi thì có đủ cả một mớ môn thể thao mà cựu ngôi sao Bolton này đâm đầu vào cá cược, như đua ngựa, bóng đá, cricket…
Cụ thể ở đây là chỉ trong vòng 30 tháng qua, Taylor đã đặt hơn 2.000 kèo với số tiền bỏ ra lên đến 4 triệu bảng. Đáng chú ý, không chỉ có các trận đấu tại Premier League mà ngay cả những trận đấu của ĐT Anh cũng được Taylor săm soi để tìm ra “kèo thơm”. Dẫu vậy, vận may thì chẳng thấy đâu mà toàn là vận rủi tìm đến với Taylor. Điển hình nhất là việc Taylor thua mất 15.000 bảng từ trận hòa 2-2 giữa ĐT Anh và Thụy Sỹ vào tháng 6/2011.
Đúng là đụng đâu chết đấy, bết bát vì cá cược bóng đá, chủ tịch PFAnhảy sang “tham chiến” cả tại giải cricket ở tít tận Australia. Thua liểng xiểng ở môn cricket, Taylor càng cố gỡ gạc khi cá cược ở môn đua ngựa. Không chỉ có các giải đua ngựa ở Anh mà ngay cả giải đua ngựa ở Nam Phi cũng được Taylor đưa vào tầm ngắm. Hiềm một nỗi, càng lao vào gỡ gạc, tay cờ bạc này càng nợ nần đầm đìa.
Video đang HOT
Nói có sách, mách có… con số. Theo thông tin mà công ty cá cược Best Bet cung cấp cho tờ The Sun, số nợ hiện tại của Taylor với công ty này là 104.000 bảng. Bất luận thế nào, màn nợ nần đầm đìa vì cá cược của Taylor đang khiến ông đánh mất hình ảnh trong con mắt của nhiều người, nhất là giới cầu thủ tại xứ sương mù.
Phải nói thêm, điều nực cười là trước đó Taylor rất hăng hái chống nạn cá cược trái phép trong giới cầu thủ. Thậm chí, có lần vị chủ tịch của PFA đã tuyên bố dứt khoát, đại loại đây là mối nguy hiểm lớn nhất với mọi cầu thủ. Đồng thời, Taylor còn kêu gọi tất cả cầu thủ là thành viên của PFA phải là những tấm gương mẫu mực ở cả trên sân cỏ lẫn trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ có điều, không ai khác mà Taylor lại đang “cháy túi” vì trò cá cược.
Theo VNE
Tây Ban Nha quyết truy đến cùng vụ Messi gian lận
Báo giới Tây Ban Nha và một số chuyên gia hàng đầu về tài chính ngày 28.6 nhận định, cơ quan thuế nước này sẽ quyết làm đến cùng vụ gian lận 4 triệu euro tiền thuế của siêu sao Lionel Messi trong thu nhập bán bản quyền hình ảnh của chân sút đang chơi cho Barcelona từ năm 2007 đến 2009.
Messi sẽ gặp rắc rối vì vụ nghi án trốn thuế - Ảnh: AFP
Stefan Szymanski, giáo sư chuyên nghiên cứu về quản lý thể thao của Đại học Michigan và từng có nhiều bài viết về kinh tế của bóng đá châu Âu, cho rằng cơ quan thuế thường xuyên phải vật lộn với việc kiểm soát thuế đối với các ngôi sao bóng đá và các đội bóng lớn do quyền lực của họ liên quan trực tiếp đến chính phủ.
Vì vậy, cơ quan thuế Tây Ban Nha sẽ đặt trọng tâm vào vụ gian lận thuế của Messi nhằm "dằn mặt" bóng đá trong nước trong việc phải làm nghĩa vụ đóng thuế cho xã hội trong thời gian khủng hoảng kinh tế.
Thật vậy, dù bề mặt bên ngoài của bóng đá Tây Ban Nha đang vẽ ra một bộ mặt "hồng hào" sau những thành công của tuyển quốc gia và CLB, nhưng phía sau là một "núi" nợ nần mà các đội bóng lớn trong nước đang phải vật lộn.
Tờ Marca dẫn một thống kê vào cuối mùa giải 2011 - 2012 cho thấy tổng số nợ mà các đội bóng Tây Ban Nha lên đến 3,3 tỷ USD, trong đó phần lớn là nợ thuế.
Theo số liệu mới nhất công bố vào tháng 3, mặc dù các khoản nợ thuế trong nước đã giảm 8,2%, nhưng vẫn còn tồn đọng một khoản nợ thuế rất lớn từ các đội bóng Tây Ban Nha.
Vì vậy, theo các nhà chức trách Tây Ban Nha, các quan cơ thuế nước này sẽ giữ lập trường cứng rắn đối với các vi phạm về thuế đối với các đội bóng và ngôi sao bóng đá, trong đó vụ Messi sẽ là trọng tâm bởi nó gây nhiều sự chú ý tại địa phương và thế giới.
Vụ Messi cũng được xem là "bàn đạp" của cơ quan thuế Tây Ban Nha trong kế hoạch làm trong sạch nợ thuế của bóng đá trong nước vào năm 2020, trong đó trước mắt sẽ giúp các đội bóng cân bằng sổ sách để tránh nhận án phạt cấm thi đấu ở châu Âu do vị phạm Luật công bằng tài chính từ mùa giải tới.
Cách đây nửa tháng, những ai yêu mến Messi tỏ ra khá bất ngờ khi công tố viên cho biết thu nhập từ việc bán bản quyền hình của siêu sao này được "phù phép" thông qua các công ty ảo ở Uruguay, Belize, Thụy Sỹ và Vương quốc Anh, nhằm mục đích tránh nộp thuế ở Tây Ban Nha.
Theo luật pháp Tây Ban Nha, nếu bị kết tội, cha con nhà Messi có thể đối mặt với án 4 năm tù giam và phải hoàn trả gấp từ 2 đến 6 lần số tiền gian lận thuế.
Sự cứng rắn của cơ quan thuế Tây Ban Nha đã khiến Messi "nhột" khi hôm 25.6, tiền đạo của tuyển Argentina đã bí mật nộp 10 triệu euro tiền thuế trong thu nhập bán bản quyền hình ảnh vào năm 2010 và 2011.
Theo TTVH
Cầu thủ xuất sắc nhất mùa bóng, nhà cái chọn ai? Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) vừa công bố danh sách rút gọn các ứng cử viên cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất mùa. Ngay lập tức, các nhà cái vào cuộc. Cứ trung tuần tháng 4 hàng năm, Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh (PFA) sẽ công bố danh sách rút gọn các ứng cử viên cho...