Chủ tịch nước yêu cầu khẩn trương rà soát vụ án Huyền Như
TTXVN ngày 9/5 đưa tin, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm.
Cụ thể, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương rà soát vụ án, làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo trên cơ sở đó xác định tội danh và quyết định mức hình phạt theo đúng luật định, xét xử công bằng, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để sót người, lọt tội, nhưng cũng không làm oan người vô tội.
Đồng thời, cần làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào, có hình thức xử lý tương xứng, đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và làm cho kinh tế- xã hội phát triển lành mạnh hơn.
Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn nêu rõ yêu cầu nói trên của Chủ tịch nước, gửi tới các cơ quan pháp luật hữu quan.
Video đang HOT
Trước đó, sau khi TAND TP Hồ Chí Minh kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Cho vay nặng lãi”, có nhiều ý kiến khác nhau về bản án mà Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên.
Huỳnh Thị Huyền Như (áo hồng) tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: VOV)
Nhiều bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án này có đơn kháng cáo. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng có kháng nghị phúc thẩm. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang xem xét, giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Liên quan đến vụ án Huyền Như, bản án sơ thẩm của TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt Như mức án tù chung thân vì đã có hành vi làm giả nhiều chữ ký, con dấu của các cá nhân, tổ chức để chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của nhiều tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, 22 bị cáo khác trong vụ án cũng bị tuyên án tù.
Theo Dantri
"Đại án" Huyền Như: Từ thủ đoạn gian dối đến tranh cãi trách nhiệm dân sự
Ngày 17-1, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như (ảnh) và đồng phạm tiếp tục phần tranh luận, đại diện các nguyên đơn dân sự được tòa mời lên trình bày quan điểm bổ sung sau phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các luật sư.
Theo đó, đại diện Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu đồng tình với quan điểm của luật sư, yêu cầu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) phải có trách nhiệm bồi thường 125 tỷ đồng cho đơn vị này. Vị đại diện phân tích: tài khoản của Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu mở tại Vietinbank là thật, mức lãi suất thỏa thuận là 14% đúng theo quy định, ngoài ra Bảo hiểm Toàn Cầu không hưởng thêm bất kỳ khoản chênh lệch nào khác. Sau đó, Huyền Như đã làm giả lệnh chi, chuyển 125 tỷ đồng của Bảo hiểm Toàn Cầu ra khỏi tài khoản tại Vietinbank. Phát hiện hành động bất hợp pháp trên, công ty đã lập tức liên hệ lãnh đạo Vietinbank yêu cầu làm rõ. Do vậy, việc VKS cho rằng Vietinbank không phải chịu trách nhiệm bồi thường là không đúng.
Đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIBank), người đại diện khẳng định việc bị cáo Như dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 180 tỷ đồng của VIB là hoàn toàn có thật. Cáo trạng cũng xác định rõ Như đã chuyển số tiền trên trả cho các khoản mà Đào Thị Tuyết Dung, Đỗ Quốc Thái, Trần Thị Tố Quyên, Nguyễn Thị Lành đứng tên vay. Như vậy, hoàn toàn có thể xác định được tiền của VIB đã đi đâu nên đề nghị HĐXX cho thu hồi lại để trả cho VIBank. Đại diện Công ty CP chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS) và một số đơn vị khác khi trình bày đồng loạt cho rằng Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường khoản tiền bị cáo Như đã chiếm đoạt.
Sau khi đại diện các bên trình bày, đại diện Vietinbank xin được trình bày ý kiến trước tòa. Vị đại diện không nói gì thêm về phần trách nhiệm dân sự trong vụ án mà chỉ đề nghị HĐXX xem xét đối với những cán bộ, nhân viên của Vietinbank không được hưởng lợi nhưng đã bị truy tố trong vụ án. Trước đó, trong phần thẩm vấn, đa số cán bộ, giao dịch viên của Vietinbank thuộc phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng đều khẳng định mình hoàn toàn không hưởng lợi trong vụ án. Họ đã sai phạm do quá tin tưởng vào Huỳnh Thị Huyền Như.
Ngày 20 -1, Viện kiểm sát sẽ đối đáp lại phần bào chữa của các luật sư.
Theo An Ninh Thủ Đô
Kịch tính phiên xử "đại án" Huyền Như: Siêu lừa "khát tiền" đến mức nào? Diễn biến mới nhất xung quanh vụ xét xử "đại án" Huỳnh Thị Huyền Như lừa chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng là lời bào chữa của luật sư cho "siêu lừa" - do khát tiền mà Huyền Như bất chấp pháp luật? Tuy nhiên, vấn đề "nóng" hơn cả, đó là số tiền hàng ngàn tỉ đồng không được thu hồi, vậy...