Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc
Ngày 26/7/2013, tại Trụ sở Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Tại cuộc gặp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã thông báo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang những ưu tiên phát triển của Liên hợp quốc; đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đóng góp tích cực vào ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại cuộc gặp
Đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN, Tổng thư ký Ban Ki-moon hoan nghênh việc Việt Nam quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và bày tỏ mong muốn cùng thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa Liên hợp quốc và Việt Nam vì các mục tiêu phát triển dài hạn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam coi trọng vai trò ngày càng lớn của LHQ và LHQ có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, nhất là trong chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên xây dựng, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ mong muốn của các thành viên Liên hợp quốc về một Chương trình nghị sự sau năm 2015 phù hợp, mở ra thời kỳ phát triển quốc tế mới, hướng tới sự thịnh vượng, bền vững và công bằng cho tất cả các nước.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam quyết tâm và tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên hợp quốc trong chu kỳ hợp tác mới phù hợp với các ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội của Viêt Nam và lợi thế so sánh của từng tổ chức thuộc Liên hợp quốc nhằm duy trì những thành quả thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ Việt Nam mong muốn LHQ phát huy tốt vai trò to lớn trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới cũng như trong khu vực, thúc đẩy đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Theo Dantri
Những bê bối gián điệp Nga, Mỹ trong thế kỷ 21
Truyền thông Nga nói các vụ bê bối gián điệp làm xấu quan hệ Nga với phương Tây trong thiên niên kỷ mới , kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Sau vụ bắt quả tang gián điệp Mỹ hôm 14/5 vừa qua, hãng tin RT, Nga điểm lại những bê bối gián điệ giữa hai nước.
Video đang HOT
Theo đó, một trong những vụ bê bối gián điệp lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc xảy ra ba năm trước, khi FBI phát hiện ra mạng lưới gián điệp ngầm của Nga.
Mạng lưới trên có 10 người, bao gồm cả nữ phát thanh viên xinh đẹp, nổi tiếng Anna Chapman của Nga. Sau đó, 10 gián điệp Nga được Mỹ trao đổi bằng 4 gián điệp Mỹ khác. Cuộc trao đổi diễn ra tại Vienna, thủ đô của Áo hôm 7/9/2010.
Những gián điệp trên đã hoạt động bí mật nhiều năm trên nước Mỹ, thậm chí họ còn có nhà và gia đình ở Mỹ. Khi trở về Nga, họ được nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý nhất của quốc gia.
Vụ bê bối gián điệp này đã khiến cho Anna Chapman trở nên nổi tiếng. Sau đó, cô còn được biết đến với biệt danh: "điệp viên nóng bỏng" nhờ chụp ảnh cho tạp chí Maxim. Hiện tại, cô là người dẫn chương trình cho kênh truyền hình của Nga.
Cựu tình báo Nga, Anna Chapman hiện đang là người dẫn chương trình nổi tiếng, được yêu mến tại Nga
Thành viên thứ 11 của mạng lưới tình báo Nga bị bắt ở Cyprus, và đã biến mất sau khi được tại ngoại. Cho tới nay, danh tính thật và nơi ở của thành viên này vẫn chưa được tiết lộ.
Báo chí chỉ biết được danh tính giả bị bại lộ của gián điệp này là Christopher Metos, tên của một cậu bé Canada đã qua đời từ khi lên 5.
Cơ quan phản gián Nga cũng đáp trả bằng cách lật tẩy gián điệp Mỹ. Vào tháng 5/2010, một công dân Nga có tên là Gennady Sipachev đã bị bắt quả tang khi đang cố gửi một bản đồ quân sự đến Lầu Năm Góc.
Các nhà điều tra cho rằng bản đồ trên sẽ giúp các tên lửa hành trình của Mỹ tấn công chính xác vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Gennady Sipachev đáng lẽ đã bị kết án 20 tù, nhưng nhờ thái độ hợp tác điều tra tích cực, bản án đã được giảm xuống còn 4 năm tù.
Gennady Sipachev, gián điệp của Lầu Năm Góc
Cũng liên quan đến vụ bê bối này, tháng 5/2012, Tòa án Quân sự Matxcơva kết án Đại tá Vladimir Lazar 12 năm tù vì tội phản quốc.
Vladimir Lazar, tòng phạm với Gennady Sipachev.
Các điều tra viên cho biết, khi làm việc tại Cục An ninh Liên Bang Nga, Vladimir Lazar đã liên lạc với CIA để tiết lộ các bí mật quốc gia của Nga. Vladimir Lazar bị cáo buộc đã mua 7.000 bức ảnh số hóa về địa hình Nga từ Gennady Sipachev để rồi sau đó chuyển những tài liệu tuyệt mật này cho Aleksandr Lesment, một gián điệp quân sự Mỹ ở Belarus.
Một vụ bê bối gián điệp khác bùng lên năm 2000, khi Edmond Pope, một cựu sĩ quan của cơ quan tình báo Hải quân Mỹ bị bắt giữ tại Matxcơva khi đang mua chuộc thông tin về VA-111, một loại ngư lôi của Nga.
Edmond Pope là người đầu tiên bị kết tội gián điệp ở Nga từ sau khi điệp viên Gary Powers của Mỹ bị phát hiện ở xứ sở bạch dương năm 1960.
Ông đã bị kết án 20 năm nhưng chưa đầy một năm sau đó đã được Tổng thống Putin đặc xá.
Edmond Pope khi bị bắt
Ngư lôi VA-111 của Nga luôn là mối quan tâm đặc biệt của tình báo Mỹ, năm 2002, hai điệp viên CIA bị bắt ở Matxcơva khi cố gắng lấy thông tin về loại ngư lôi này.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, Mỹ cũng có những phản ứng đáp trả việc điệp viên bị Nga bắt giữ. Năm 2001, điệp viên 58 tuổi, Robert Hanssen đã bị bắt giữ vì tội làm điệp viên suốt 15 năm cho Liên Xô và sau đó là Nga.
Robert Hanssen bị cho là người đứng đằng sau vụ rò rỉ tin mật lớn nhất ở Mỹ khi làm bại lộ danh tính của 12 gián điệp Mỹ và hơn 6000 trang thông tin mật của Mỹ.
Ngoài ra, Hanssen còn tiết lộ với Matxcơva chương trình phản gián Mỹ và các kế hoạch hành động trong trường hợp Mỹ bị tấn công hạt nhân.
Cũng nhờ Hassen, Nga được biết về đường hầm bí mật mà FBI đã đào dưới Đại sứ quán Liên Xô tại Washington năm 1977.
Robert Hanssen, gián điệp gây tổn thất nặng nề nhất cho Mỹ
Theo bình luận của RT, những vụ bê bối trên đã gây ra hậu quả cho mối quan hệ ngoại giao hai nước khi Mỹ yêu cầu trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga và 46 nhân viên khác.
Đáp trả Mỹ, Nga cũng yêu cầu trục xuất 50 nhà ngoại giao Mỹ khỏi lãnh thổ Nga, khiến Đại sứ quán Mỹ chỉ còn 4 nhân viên.
Đến 5/2002, Hanssen đã bị kết án thêm 15 năm tù. Các vụ đáp trả về gián điệp không chỉ diễn ra trong thực tế mà còn cả trên phim ảnh.
Năm 2006, một trong những bộ phim hay nhất về gián điệp được ra mắt sau khi Nga phát hành video về việc bắt quả tang một nhà ngoại giao Anh đang sử dụng thiết bị công nghệ cao được giấu trong tảng đá giả để truyền tin cho Tổng cục tình báo MI-6.
"Hòn đá gián điệp" được Anh sử dụng trong tình báo
Thiết bị trên còn được gọi là "hòn đá gián điệp", giúp đăng, tải thông tin chỉ trong vài giây. Chúng bị FSB, cơ quan phản gián, phát hiện được đặt tại các công viên ngoại ô của Matxcơva.
Vào thời điểm đó, những câu chuyện liên quan đến James Bond đã gây căng thẳng ngoại giao giữa Nga và Anh, khi London phủ nhận cáo buộc sử dụng "hòn đá gián điệp" đối với Nga. Mãi đến đầu năm 2012, Anh mới thừa nhận việc sử dụng "hòn đá gián điệp".
Theo vietbao
Tổng thống Nga V.Putin: Mạnh tay hơn với tham nhũng Tổng thống Nga V.Putin ngày 31-1 đã chỉ thị Chính phủ cần tăng cường các biện pháp nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống tham nhũng. Tổng thống Putin nhấn mạnh, trước hết cần tập trung vào những nguyên tắc đã được xây dựng trong khuôn khổ những cam kết khi Nga đang giữ cương vị là chủ tịch của G20. Đồng thời,...