Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Chụp mũ” làm thụt lùi sự phát triển
Hôm qua 15.12, tại TP.HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 1 (Đoàn ĐBQH TP.HCM) đã có buổi tiếp công dân và lắng nghe ý kiến cử tri TP.HCM.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri TP.HCM tại buổi tiếp ngày 15.12 – Ảnh: Thủy Tiên
Cử tri TP.HCM đề nghị T.Ư cần quan tâm đến công tác kiểm tra đối với việc triển khai Nghị quyết T.Ư 4, vấn đề kê khai tài sản cần công khai minh bạch, bỏ phiếu tín nhiệm là việc làm cần thiết nhưng tránh để lợi ích cá nhân chi phối đặc biệt công tác phòng chống tham nhũng cần tăng cường triển khai hiệu quả, nhất là trong các ngành nội chính, tòa án. Cử tri cũng nêu lên việc cần thiết tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong Đảng, khi xử lý kỷ luật cần thực hiện nghiêm để làm gương, cần nhìn thẳng vào sự thật…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng các ý kiến của cử tri nêu ra rất xác đáng. Riêng về việc lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch nước cho biết lần này đổi mới tư duy là để dân có ý kiến trước, Đảng có ý kiến sau. Việc làm này phải thật sự cầu thị, lắng nghe để tìm chân lý vì lợi ích chung của đất nước. “Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.
Về vấn đề công khai tài sản, Chủ tịch nước liên hệ đến Trung Quốc. Nếu kê khai bị nghi ngờ sẽ tiến hành điều tra ngay chứ không phải chất vấn, giải trình. “Họ làm mạnh lắm. Bí thư ngày xưa của Bắc Kinh, Bí thư Thượng Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội cũng bị xử luôn. Ông Bạc Hy Lai cũng rất giỏi, là con của một khai quốc công thần, Ủy viên Bộ Chính trị cũng bị luôn. Những thông tin đó tác động vào nội bộ mình dữ lắm. Vì thế, yêu cầu một cách mạnh mẽ các cấp của từng cơ quan chức năng phải làm đúng vai trò của mình”, Chủ tịch nước nói.
Video đang HOT
Đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước mong muốn cử tri phải hết sức mạnh dạn trong suy nghĩ, hiến kế, đề xuất phải thẳng thắn và đầy trách nhiệm. “Không nên e dè. Mình trách cứ, thụ động mà không làm gì thì mọi thứ sẽ xấu đi, không giải quyết được gì cả. Đừng chê Lào, Campuchia kém mà coi chừng đó. Tôi mới đi Myanmar về, đường sá ngon lành, nhân lực tốt, cán bộ nói tiếng Anh thông thạo… 5, 10 năm nữa, Myanmar sẽ tiến rất nhanh. Chưa kể, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố năm 2020 thu nhập bình quân đầu người/năm sẽ là 11.000 USD. Với dân số 1,3 – 1,4 tỉ người thì điều đó thật là ghê gớm. Lúc bấy giờ, mình chỉ có khoảng 2.000 – 3.000 USD/người/năm thì khó ăn khó nói lắm”, Chủ tịch nước chia sẻ.
Kết thúc buổi làm việc, Chủ tịch nước đã chuyển hồ sơ các vụ việc cụ thể cho Viện KSND TP.HCM, nhằm làm rõ các khiếu kiện của cử tri để xử lý dứt điểm.
Theo TNO
Nghị quyết T.Ư 4 liên quan đến sự tồn vong của Đảng
Ngày 1.12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội (QH) đơn vị bầu cử số 1 của Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4 QH khóa 13.
"Thẻ vàng", "thẻ đỏ" trong giám sát
Nghị quyết T.Ư 4 ra đời không phải cho nhiệm kỳ này mà còn sang cả những nhiệm kỳ sau, vì đây là vấn đề liên quan đến sự tồn vong của Đảng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh thì nhận xét: Nghị quyết (NQ) của QH ban hành vừa qua dù trúng, dù hay nhưng rất chậm được thực hiện, có NQ "ngâm đến vài năm" dẫn tới nhiều hệ lụy nảy sinh trên thực tế, NQ 42 của QH ban hành năm 2009 là một ví dụ. Ông Thịnh nhấn mạnh: "Nếu NQ này được Chính phủ nghiêm túc chỉ đạo triển khai ngay thì chắc chắn không có Vinashin, Vinalines...".
Để khắc phục, ông Thịnh đề nghị: "QH phải có chế tài nghiêm khắc như ở sân cỏ, vi phạm lần đầu phải rút ngay một thẻ vàng, vi phạm lần 2 phải rút thẻ đỏ đuổi ra sân ngay".
Tâm đắc với quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại QH, cử tri Đào Ngọc Trác đề nghị: "Trước mỗi kỳ họp QH, thông qua tiếp xúc cử tri, đại biểu QH nên tham khảo ý kiến cử tri về dự kiến đề nghị bỏ phiếu ông A hay ông B, nếu cử tri tán thành hoặc đề xuất người khác, thì coi đó là một cơ sở quan trọng đề nghị QH đưa ra bỏ phiếu. Như vậy đại biểu QH sẽ nắm chắc được cử tri có nguyện vọng gì để thực hiện nguyện vọng của cử tri". Còn cử tri Võ Trọng Hốt thì cho rằng, đại biểu QH của ta là đại cử tri, nếu từ lấy phiếu tín nhiệm chuyển dần đến lấy phiếu trưng cầu dân ý thì như vậy mới thực sự dân chủ.
"Bộ phận không nhỏ" đang nằm ở đâu ?
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh đặt vấn đề: "Trong lần nghe báo cáo viên truyền đạt nội dung NQ T.Ư 4, chúng tôi có hỏi báo cáo viên "bộ phận không nhỏ chiếm bao nhiêu phần trăm" nhưng báo cáo viên không chỉ ra được. Đề nghị Tổng bí thư làm rõ: bộ phận không nhỏ ấy đang nằm ở đâu?".
Cử tri Trần Viết Hoàn thì gọi "một bộ phận không nhỏ" mà NQ T.Ư 4 của Đảng đã chỉ ra là "những kẻ tranh thủ một thời làm quan, cậy quyền, cậy thế để vơ vét, đục khoét tiền của dân, của nước. Đảng ta, Nhà nước ta, dân ta đã coi đây là giặc nội xâm, giặc trong lòng, giặc trong tổ chức".
Ông Hoàn đề nghị: Đảng nên lập Ủy ban Kỷ luật T.Ư do Tổng bí thư làm Chủ tịch để thực hiện kỷ luật ngay bất kỳ người nào phạm vào tham nhũng.
Tổng bí thư chuyện trò thân mật với cử tri - Ảnh: H.Long
Chỉnh đốn Đảng không chỉ cốt kỷ luật
Trong gần 1 tiếng đồng hồ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lần lượt giải đáp 5 nhóm vấn đề lớn cử tri nêu tại buổi tiếp xúc. Ông đánh giá những ý kiến cử tri vừa nêu rất sâu sắc, chất lượng, thể hiện rõ mối quan tâm đến việc nước của đông đảo người dân. Trước những băn khoăn của cử tri về kết quả bước đầu thực hiện NQ T.Ư 4, cụ thể là hậu phê bình, tự phê bình kiểm điểm trong các cấp ủy Đảng, Tổng bí thư thẳng thắn nói: "Vừa rồi chúng tôi biết là sau khi biết kết quả T.Ư 6, cũng có người không hài lòng, thậm chí bực bội, thất vọng vì không kỷ luật được ai cả". Ông nhắc lại quá trình bắt đầu ban hành NQ T.Ư 4 cho đến nay, phần lớn thời gian tập trung để xây dựng kế hoạch chi tiết, lộ trình thực hiện, và lý giải: NQ T.Ư 4 ra đời không phải cho nhiệm kỳ này mà còn sang cả những nhiệm kỳ sau, vì đây là vấn đề liên quan đến sự tồn vong của Đảng.
"NQ trước hết là cảnh tỉnh, thức tỉnh lại những người không thấy được nguy cơ đe dọa chế độ, thứ hai là cảnh báo nguy cơ xảy ra, thứ ba là răn đe, thứ tư là ngăn chặn. Cuối cùng anh không sửa thì mới kỷ luật, xử lý, có lý có tình trên cơ sở luật pháp. Làm sao chúng ta cố gắng với tinh thần nhân văn Việt Nam, kỷ luật sắt nhưng phải tự giác, không tự giác mới kỷ luật. Ta ví như cái lò, có thanh củi khô, có thanh củi tươi, quan trọng phải nhóm cái lò ấy lên để tạo thành hơi nóng, lúc bấy giờ củi khô hay tươi gì vào lò đó cũng cháy hết khi đã có sự đồng lòng nhất trí. Vả lại phê bình, tự phê bình đâu phải chỉ là kỷ luật, tự mỗi con người tự giác để làm thì mới đạt được kết quả sâu xa hơn", Tổng bí thư chia sẻ.
Với câu hỏi "bộ phận không nhỏ nằm ở đâu?", Tổng bí thư nói rằng: Trả lời câu hỏi này không đơn giản, mặc dù NQ T.Ư nhận định một bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị, tư tưởng... là đúng, nhưng tách bạch rõ cái bộ phận không nhỏ đó là bao nhiêu phần trăm, là nằm cụ thể ở đâu thì khó vì nó trừu tượng quá, bởi trong mỗi con người đều có cái thiện, cái ác, mặt tốt mặt xấu, nếu tổ chức, tập thể tốt có thể ngăn ngừa được mặt xấu và ngược lại.
Theo TNO
Lấy phiếu tín nhiệm 17 ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội Tại hội nghị sơ kết kiểm điểm phê bình và tự phê bình theonghị quyết T.Ư 4 của Thành ủy Hà Nội ngày 27.11, báo cáo của Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả kiểm điểm sâu tại 16 đảng ủy trực thuộc, cơ quan, đơn vị cho biết: một số vụ việc rõ sai phạm đã được các đảng bộ,...