Chủ tịch nước trình công ước về chống tra tấn
Sáng 23/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trình Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, việc phê chuẩn Công ước này là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên của công ước.
Tuy nhiên, khi phê chuẩn, Việt Nam tuyên bố: Không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Việc thực hiện các quy định của Công ước này sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi, có lại.
Việt Nam không coi Công ước này là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ mà thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở Hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, hoặc nguyên tắc có đi, có lại.
Chủ tịch Trương Tấn Sang trình Quốc hội phê chuẩn Công ước. Ảnh: Thanh Thanh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, Công ước này là điều ước quốc tế về quyền con người. Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét quyết định phê chuẩn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng, việc phê chuẩn Công ước là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần hiệu quả trong công tác đấu tranh chống các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về việc tra tấn, ngược đãi phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam của các thế lực thù địch nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc này cũng giúp Việt Nam có điều kiện rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, cụ thể là quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người cho phù hợp hơn với Công ước và các quy chuẩn chung của pháp luật quốc tế về quyền con người.
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định về tội danh tra tấn; từ chối dẫn độ đối với người có nguy cơ bị tra tấn, chưa quy định cụ thể việc bồi thường tổn thất cho nạn nhân bị tra tấn… Các nội dung này đã được Chính phủ giao Bộ Công an nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Khi trở thành thành viên của Công ước, Việt Nam sẽ được hưởng những quyền và lợi ích cơ bản, như nhận được sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế từ các quốc gia thành viên khác trong quá trình tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với tội phạm có liên quan đến hành vi tra tấn; có quyền đề cử công dân tham gia vào Ủy ban chống tra tấn; có quyền bảo lưu một số nội dung của Công ước; có quyền kiến nghị sửa đổi một số nội dung của Công ước.
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987. Hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam.
Thuật ngữ “tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như: lấy thông tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba; hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện; hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba; hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức. Nỗi đau đớn và khổ đau đó do một công chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra hay với sự xúi giục, đồng tình, ưng thuận của một công chức. Khái niệm tra tấn không bao gồm những đau đớn hoặc đau khổ xuất phát từ các biện pháp trừng phạt hợp pháp.
Nam Phương
Theo VNE
Nhiệm vụ tàn bạo của các nữ chiến binh IS
Trong đà tiến quân nhanh chóng của mình, Nhà nước Hồi giáo (IS) liên tục tuyển tân binh là nữ để tăng cường sức mạnh trên mọi mặt trận.
Kể từ tháng 2, IS đã nắm trong tay ít nhất 2 tiểu đoàn gồm toàn nữ. Tổ chức này tuyển các cô gái chưa chồng tuổi từ 18 đến 25 và trả lương cho họ mỗi tháng 150 USD.
Hãng tin Al Arabiya cho biết, ban đầu, hai tiểu đoàn này được thành lập để "tìm ra các nhà hoạt động nam cải trang làm phụ nữ, nhằm tránh bị bắt lính khi dừng tại các chốt kiểm tra của IS". Đội quân này cũng được dùng để thắt chặt các điều luật hà khắc mà IS đưa ra về hành vi cá nhân của phụ nữ.
Các nữ chiến binh IS
Abu Ahmad, một nhân vật cấp cao của IS ở Syria, cho biết trên báo Syria Deeply: "Chúng tôi đã thiết lập một lữ đoàn để nâng cao nhận thức của phụ nữ về đạo của mình, và để trừng phạt những người nào không theo luật".
Thomas Hegghammer, một chuyên gia về Hồi giáo quá khích, nhận định với báo The Atlantic rằng, dường như các tiểu đoàn nữ binh chỉ giới hạn ở thành phố Raqqa do IS kiểm soát ở Syria.
Tuy nhiên, việc tuyển mộ nữ giới không có nghĩa là IS chủ trương cải thiện nữ quyền, mà thực tế hoàn toàn ngược lại - để khủng bố phụ nữ, theo nhà hoạt động Abu al-Hamza ở Raqqa.
Abu kể về một cuộc tấn công mà IS đã thực hiện vào một trường học nữ. "Sau khi bắt phụ nữ và các bé gái, chúng đưa họ tới các nhà tù và nhốt họ 6 giờ liền, phạt mỗi người 30 roi". Các nạn nhân bị buộc tội đội khăn che mặt quá mỏng, để lộ nhiều phần khuôn mặt.
Phụ nữ sống ở những vùng IS kiểm soát phải tuân thủ các điều luật nghiêm ngặt.
Zainab, một thiếu nữ ở Raqqa, kể với Syria Deeply: "Tôi đang đi trên phố thì một chiếc xe bất ngờ dừng lại và một nhóm phụ nữ mang súng nhảy ra. Họ xúc phạm và chửi bới tôi. Họ đưa tới đến một trung tâm và giam tôi trong căn phòng khóa chặt".
"Chẳng ai nói gì với tôi hay giải thích cho tôi lý do tôi bị bắt. Rồi một phụ nữ xuất hiện, chĩa súng về phía tôi. Sau đó, cô ta kiểm tra kiến thức của tôi về kinh sách, lễ ăn chay và mạng che mặt".
Theo Syria Deeply, nữ chiến binh bảo với Zainab rằng, cô bị bắt vì đã xuất hiện nơi công cộng mà không có người đi cùng và mạng che mặt của cô được trùm không đúng cách.
"Mày sẽ bị phạt vì coi nhẹ tín đạo", nữ chiến binh tuyên bố và dọa sẽ phạt nặng hơn nếu cô bị bắt lần nữa.
Các tiểu đoàn toàn nữ của IS có thể chỉ là một cách mà tổ chức gieo rắc bạo lực giới tính ở những vùng chiếm được. IS là tai ương, là nỗi bất hạnh của những phụ nữ sống ở đó, vì họ là nạn nhân bị cưỡng bức, đánh đập và bắt giữ tùy tiện.
Theo Vietnamnet
Tử hình kẻ giết nữ luật sư tương lai rồi "thú tội" trên facebook Đến phút cuối cùng trước khi tòa tuyên án, kẻ giết nữ luật sư tương lai vẫn không hối lỗi về hành động tàn nhẫn mà mình đã gây ra. Kẻ thủ ác chỉ lí nhí gửi lời xin lỗi đến gia đình nạn nhân và cha mẹ ruột của mình. Sáng 26/8, TAND TPHCM đã mở phiên tòa lưu động xét xử...