Chủ tịch nước: ‘TP HCM phải đẩy lùi ma túy’
Trước bức xúc của cử tri về tệ nạn ma túy đang tràn lan, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng TP HCM có truyền thống phòng chống ma túy nên cần khởi động lại để người dân an tâm.
Tại buổi tiếp xúc với cử tri quận 4 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM sáng 15/10, ông Huỳnh Minh Giám (phường 15) đã phản ánh tình trạng buôn bán, sử dụng ma túy ngày càng nhiều, công khai. Cùng với đó là tình trạng các con nghiện thực hiện các hành vi cướp giật ngoài đường ngày càng tăng khiến người dân rất lo lắng.
“Ma túy, tội phạm là nỗi lo cho sự bình yên của cuộc sống và cũng là nỗi lo lớn cho thế hệ mai sau. Đề nghị Quốc hội đưa vấn đề này ra nghị trường và bàn thật kỹ để củng cố lại trật tự an toàn xã hội”, ông Giám đề nghị.
Trước đó, cử tri Võ Thiện Tính (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1) cũng bày tỏ lo lắng khi thành phố hiện có đến 19.000 người nghiện ma túy, tăng 7.000 người so với năm trước. Người nghiện tràn lan làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và cũng là mầm mống của tội phạm.
Chủ tịch nước tiếp xúc cử tri quận 4 sáng 15/10. Ảnh: N.C.
Theo ông Tính, chủ trương cai nghiện tại cộng đồng là hoàn toàn không khả thi vì người nghiện bị hạn chế về hành vi, không thể tự nguyện. Trong khi đó, hiện muốn đưa người nghiện vào trại phải có quyết định của tòa án, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, rồi công an nữa mới có thể thi hành.
“Người già, con nít giờ không dám bước qua công viên 23/9 để tập thể dục nữa. Để người nghiện ngoài cộng đồng như vậy mà không quản lý được là rất nguy hiểm. Hy vọng Quốc hội sớm điều chỉnh luật để giải quyết tình trạng này”, vị cử tri nêu ý kiến.
Một vấn đề khác cũng được các cử tri TP HCM quan tâm là chất lượng các công trình có vốn hàng nghìn tỷ vừa đưa vào đã hỏng. Tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Vinh Ngọc (phường 4) bày tỏ bức xúc khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD vừa mới hoàn thành đã lún, nứt.
Video đang HOT
“Nguyên nhân là do trình độ chuyên môn hay rút ruột công trình? Sắp tới những công trình lớn khác như tàu điện ngầm, sân bay Long Thành, đường cao tốc trên cao… có tạo được tin tưởng của nhân dân hay không khi giá trị đấu thầu dự án một đằng còn thực tế cao hơn giá trị ban đầu. Tại sao nợ công ngày một tăng mà chất lượng công trình ngày càng giảm?”, ông Ngọc đặt câu hỏi.
Trả lời những chất vấn của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá tình hình tệ nạn ma túy đang phát triển rất mạnh. Tội phạm sinh ra từ ma túy rất lớn. “Một vài năm gần đây, chúng tôi theo dõi, tội phạm tăng lên chứ không giảm, trong đó có tội phạm ma túy”, Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, thành phố có truyền thống phòng chống ma túy. “Bây giờ phải khởi động lại, dứt khoát phải đẩy lùi tệ nạn ma túy. Muốn giữ an ninh trật tự, muốn hạn chế được tội phạm hình sự thì phải đẩy lùi tệ nạn này”, Chủ tịch nước nói.
Người đứng đầu Nhà nước yêu cầu TP HCM cùng với cả nước phải ra tay, không thể để ma túy xâm nhập. “Mấy chục ký, mấy trăm ký, con số thật khủng khiếp. Các cơ quan chức năng bắt liên tục mà vẫn xâm nhập rất nhiều. Có lẽ loại tội phạm này cho rằng hệ thống, mạng lưới bảo vệ của mình kém nên vẫn tuồn hàng vào”, Chủ tịch nước nói.
Về chất lượng các công trình có vốn hàng tỷ USD, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng “đường cao tốc mới khánh thành bị nứt là một sự việc có thật, thế nào cũng có tiêu cực trong này thôi”. Theo Chủ tịch nước, nhu cầu có thật mà không thể không làm là cần một số tiền rất lớn để giải quyết cơ sở hạ tầng. Mà không vay thì làm sao làm đường sá.
Trước nhiều ý kiến cử tri lo lắng cho vấn đề chi tiêu ngân sách, Chủ tịch nước cho biết bây giờ chi thường xuyên đã lên tới 72%, năm nay con số bội chi ngân sách không dưới 5,2%.
“Với đà này chi thường xuyên còn lên nữa, phần còn lại không đủ trả nợ đến hạn, phải vay để trả nợ. Nguy cỡ đó không đơn giản đâu, không thể rủng rỉnh được, không thể thoải mái được lúc này”, Chủ tịch nước nói và yêu cầu các ngành các cấp phải chi tiêu tiết kiệm, chi phải có hiệu quả vì nợ công đã chạm trần an toàn. Bên cạnh đó phải nhanh chóng cải cách về nợ công, ngân sách để đưa đất nước đi lên phát triển bền vững.
Hữu Công
Theo VNE
Sẵn sàng sơ tán dân vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình
Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa có công điện 21 yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, các Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi).
Hướng đi của bão Kalmaegi.
Công điện nêu rõ:
1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các Bộ ngành liên quan cần:
Theo dõi, kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm và neo đậu an toàn. Khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển phía Bắc Vĩ tuyến 16 và phía Đông Kinh tuyến 112, sau đó vùng nguy hiểm là vùng biển Bắc Vĩ tuyến 12, bao gồm cả vịnh Bắc Bộ.
Thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân vùng ven biển, cửa sông; tổ chức chằng chống nhà cửa, bảo vệ công trình xây dựng; bảo vệ lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản.
Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
2. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc rà soát và có phương án sơ tán dân ra khỏi các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng trực, gác tại các vị trí ngầm, tràn, đường qua suối để hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn; có phương án bảo đảm an toàn hồ đập, đặc biệt là các hồ đã đầy nước và có nguy cơ bị sự cố.
3. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ kiểm tra, rà soát phương án chống ngập đô thị, phương án chống úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp đã đến kỳ thu hoạch với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Tổ chức chặt tỉa cành cây để đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ.
4. Bộ Ngoại giao có phương án liên hệ với các nước trong khu vực để tạo điều kiện và giúp đỡ cho tàu thuyền, ngư dân vào trú tránh bão.
5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng đưa tin về diễn biến của bão và cảnh báo về mưa lũ sau bão, tuyên truyền để người dân biết về các hiểm họa do bão và lũ, lũ quét, sạt lở đất sau bão, đặc biệt là khi đi qua ngầm, suối.
6. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.
Theo Mai Anh
VOV-Trung tâm Tin
Ma túy tổng hợp "kháng" các phương thức cai nghiện? Sáng 10/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp với các bộ, ngành về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện và chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS. Hai vấn đề được tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời...