Chủ tịch nước thăm đồng bào, chiến sĩ tại Cao Bằng, Bắc Kạn
Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhân dịp đầu năm Bính Thân 2016, ngày 17/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã thăm đồng bào, chiến sĩ tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn.
Tại Cao Bằng, Chủ tịch nước và đoàn công tác đã tới dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh (huyện Trà Lĩnh- tỉnh Cao Bằng) – nơi yên nghỉ của hơn 300 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Hầu hết các liệt sỹ đều nằm xuống ở độ tuổi 20, dâng hiến tuổi xuân, không tiếc máu xương cho công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Hiện nay, Nghĩa trang huyện Trà Lĩnh được các đơn vị bộ đội biên phòng, chính quyền, đoàn thể, thân nhân các liệt sỹ và thường xuyên chăm sóc, hương khói.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dâng hoa và thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Trà Lĩnh. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Tiếp đó, Chủ tịch nước đã đến thăm hỏi động viên cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh. Quản lý và bảo vệ 27 km đường biên giới, 60 cột mốc, 4 xã và 1 thị trấn, năm 2015, đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân tự giác chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về biên giới quốc gia; đối ngoại biên phòng; tăng cường đoàn kết quân dân thông qua các hoạt động hỗ trợ đồng bào tăng gia sản xuất, nâng cấp nơi ăn ở, sinh hoạt. Trong dịp Tết Bính thân, đơn vị thực hiện tốt việc trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ cửa khẩu; xuống địa bàn ăn Tết với bà con; tặng quà gia đình chính sách…
Lắng nghe báo cáo và kiến nghị của lãnh đạo đơn vị, Chủ tịch nước đề nghị, trong bối cảnh quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc được tăng cường; đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh cần tham mưu với lãnh đạo tỉnh tạo điều kiện cho hàng hóa, lao động qua lại cửa khẩu nhiều hơn, cùng xây dựng tuyến biên giới hòa bình hữu nghị; bên cạnh đó, tiếp tục phát huy thành quả đạt được, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong toàn lực lượng, vun đắp tình đoàn kết với đồng bào dân tộc, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã thăm và tặng quà các lực lượng đang làm nhiệm vụ tại Trạm liên ngành cửa khẩu Trà Lĩnh; thăm và tặng 100 xuất quà cho các gia đình chính sách, các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xã Cao Chương (Trà Lĩnh), nơi nông nghiệp tự cung tự cấp chiếm 90% trong cơ cấu kinh tế.
Nói chuyện với bà con, Chủ tịch nước hoan nghênh nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và bà con đã vượt khó đoàn kết đồng lòng, đã xây dựng được một số hạng mục kết cấu hạ tầng, đạt được 11/19 tiêu chí. Kết quả bước đầu này cùng sẽ là động lực để xã tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, một trong hướng thoát nghèo quan trọng, bền vững và căn bản ở những vùng đời sống còn khó khăn.
Làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch nước đã nghe Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Anh báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2015: GPD tăng 9%; bình quân lương thực đạt trên 500kg/người. Toàn tỉnh có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trồng rừng đạt 2.057 ha, đạt 127% kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.382 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Trong dịp Tết nguyên đán tỉnh đã tổ chức thăm và tặng quà của Chủ tịch nước cho 8.556 đối tượng chính sách với kinh phí 1,7 tỷ đồng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm, chúc Tết và tặng quà cho trẻ em ở xã biên giới Cao Chương, huyện Trà Lĩnh. Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN
Để giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội, tỉnh đề nghị Trung ương bổ sung quy hoạch, bố trí nguồn lực đầu tư tuyến kết nối giao thông đường bộ quốc tế từ các tỉnh tây nam Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh đi ASEAN và quốc tế thông qua cảng Hải Phòng; bố trí vốn cho Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng – 1 trong 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước; hoàn thành đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc; bố trí nguồn vốn làm đường tuần tra biên giới.
Ghi nhận những đổi thay rõ nét của Cao Bằng giai đoạn vừa qua, Chủ tịch đề nghị về mục tiêu, những năm tới, Cao Bằng cần bứt phá để tiến lên thành tỉnh thu nhập trung bình của cả nước, làm tốt vai trò phên dậu quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình hữu nghị.
Trước sức ép mạnh mẽ của hội nhập, nhiều diễn biến phức tạp về kinh tế -xã hội tiềm ẩn nguy cơ tác động đến an ninh quốc phòng, Cao Bằng cần hết sức quan tâm xây dựng hệ thống chính trị toàn diện; đổi mới sâu rộng nền kinh tế, làm cơ sở đổi mới quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống người dân. Để phát huy 4 thế mạnh của Cao Bằng gồm: kinh tế cửa khẩu- chế biến nông sản- khai thác khoáng sản- du lịch…Chủ tịch nhấn mạnh, phải chú ý đổi mới về hạ tầng, khẩn trương rút ngắn thi công các tuyến giao thông trọng điểm; kết nối với hệ thống giao thông hiện có, để đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt. Là quê hương cách mạng, với truyền thống Đảng bộ vững mạnh, tỉnh cũng cần chú trọng chỉ đạo triển khai nhanh Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, tạo chuyển biến ngay từ năm đầu tiên thực hiện.
Thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và người dân Bắc Kạn, Chủ tịch nước hoan nghênh tỉnh Bắc Kạn tổ chức đón Tết chu đáo cho đồng bào, đảm bảo sản xuất, giữ gìn trật tự an ninh trong dịp nghỉ Tết. Lắng nghe những kiến nghị của cán bộ chủ chốt tỉnh, Chủ tịch nước lưu ý Bắc Kạn tiếp tục tập trung cho thế mạnh nông lâm nghiệp của tỉnh; lựa chọn ứng dựng các dự án khoa học tiến bộ. Chủ tịch nước đề nghị ngành Trung ương cùng tỉnh Bắc Kạn cùng bàn bạc, tìm cơ chế phù hợp thúc đẩy nhanh một số dự án chế biến lâm sản: gỗ ván ép…các dự án du lịch trọng điểm như Ba Bể, nhằm nhanh chóng có sản phẩm đưa ra thị trường, giải quyết việc thu mua nguyên liệu cho dân, tăng lượng khách du lịch lưu trú tại địa bàn; góp phần đẩy nhanh nhịp tăng trưởng kinh tế xã hội trong năm đầu của nhiệm kỳ mới.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm và tặng quà bà Nguyễn Thị Loan, 81 tuổi, mẹ liệt sĩ Vũ Mạnh Thắng, hy sinh năm 1979 trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Video đang HOT
Hoàng Giang
TTXVN
Người nấu phở sáng cho Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Berlin
Hôm được gọi chuẩn bị bữa sáng cho Chủ tịch nước, cả nhà lo hơn mừng, nhỡ có sơ suất gì thì gay go...
Thành Koch (trái) và nhạc sỹ Phú Quang tại quán Thành Koch
Trong lịch trình chuyến thăm CHLB Đức cuối năm 2015 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân, có hai buổi "ăn sáng tại phòng". Kết thúc chuyến đi, tôi mới biết hai bữa sáng ấy, Chủ tịch và phu nhân ăn phở và bún cá rô. Và đầu bếp được tin cậy "chọn mặt gửi vàng" là vợ chồng Thành Koch, Việt kiều quê gốc Nam Định...
Thương hiệu "Thành Koch"
Thành Koch là ai mà lại được tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" nấu bữa sáng cho nguyên thủ và các khách VIP tại Berlin?
Đang đi tìm câu trả lời, ngay trong chuyến công tác cùng chuyên cơ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tôi may mắn được đến thưởng thức những món ăn Việt Nam ngay tại quán Thành Koch. Chả là trong đoàn có một người bạn đã từng đến ăn tại quán này trong những lần sang Đức công cán, mời tôi ăn tối.
Vừa đặt chân vào quán, tôi gặp ngay Thành Koch và vợ đang bận túi bụi với nhóm thực khách cũng vừa đến từ Việt Nam. Quán ăn giản dị nhưng sạch sẽ.
Trên bàn ăn bày biện nào là ngan luộc, cá kho, các món dê, xách bò xào măng, nộm hoa chuối... Nhìn bàn tiệc, không ai nghĩ đây là quán ăn giữa thủ đô Berlin của nước Đức xa xôi. Với những người đi công cán trời Âu nhiều ngày, được ăn những món quê nhà là một may mắn.
Thành Koch vốn dân Nam Định, cái nôi của phở truyền thống. Lại học được chút bí quyết của phở Hà Nội. Nên phở Thành Koch có cái tao nhã của phở Hà Nội, mà đặc trưng là nước hầm từ xương phải trong, ngọt tự nhiên. Cộng với cái vị phở dậy mùi, đậm đà của phở Nam Định. Nên hễ ăn một lần thì khó có thể quên.
Thành Koch tên thật là Trần Đình Thành, vừa bước sang tuổi 53. Vợ anh là Nguyễn Thị Kim Anh, sinh năm 1969. Cả hai đều quê gốc Nam Định.
Hỏi sao lại có biệt danh Koch, anh bảo "tiếng Đức thì Koch là đầu bếp, mình tự xưng thế để mọi người dễ nhớ nghề nghiệp". Không chỉ có thế, Thành còn lấy tên và biệt danh đặt tên quán luôn: Thành Koch.
Đến nay, sau 20 năm mở nhà hàng, quán Thành Koch đã là một điểm đến có tiếng của cộng đồng người Việt tại Đức và làm cho không ít người Đức mê mẩn ẩm thực Việt.
Cuộc đời của vợ chồng Thành Koch cũng bầm dập, lên bổng xuống trầm. Năm 1992, khi cuộc sống ở vùng quê nghèo đất Thành Nam quá khó khăn, Thành tìm cách sang Tiệp Khắc (cũ) theo kiểu đi "chui".
Sau đó mới tìm đường sang Đức. Thời điểm đó, nước Đức mới thống nhất cũng đầy rẫy khó khăn. Thành Koch một thân một mình kiếm sống.
Ban đầu, anh xin làm chân rửa bát cho một quán ăn của người Tàu. Thấy Thành khéo tay, lam làm, ông chủ đưa lên phụ bếp, dần thành bếp chính.
Cuộc sống nơi đất khách quê người cũng chẳng dễ dàng, chưa kể Thành lúc nào cũng đau đáu với nỗi nhớ vợ con còn ở TP Nam Định. Thời đó, phần lớn người Việt muốn ở lại Đức làm ăn hoặc phải có vai vế, hoặc chọn cách lấy người bản địa để được nhập tịch.
Nên nở rộ hiện tượng "kết hôn thật, tình giả". Không có cách nào khác, Thành cũng đành "ký hợp đồng" hôn nhân với một phụ nữ bản địa.
Cũng từ đó, Thành có chỗ đứng vững hơn, được nhập tịch. Thời gian sau, Thành chia tay với "người vợ" Đức. Năm 1996, Thành Koch bảo lãnh đưa vợ con sang. Từ đó, anh chuyên tâm với nghề đầu bếp, mở nhà hàng, bán phở.
Nói về nghề nấu phở, anh bén duyên khi làm phụ bếp cho Thành "béo", một đầu bếp chuyên nghiệp. Nghe đâu nhà Thành "béo" có cửa hàng ăn ở phố Hàng Buồm (Hà Nội).
Gọi là Thành "béo" vì anh béo núc ních, bụng to, mắt híp tịt. Thành "béo" có quán phở trong ký túc xá dành cho người Việt. Học nghề được một thời gian ngắn, Thành Koch tách ra mở quán riêng.
Bây giờ thì vợ chồng Thành Koch đã có hai nhà hàng tại Berlin, một tại phố Herzberg Str, một nhà hàng tại một Center lớn nhất Berlin. Năm 2014, khi ông Klaus Wowereit, thị trưởng Berlin cùng nhiều lãnh đạo cấp cao và nhà đầu tư cắt băng khánh thành tòa nhà MALL OF BERLIN nằm trên đường Leipziger Platz 12, 10785, Thành Koch cũng khai trương quán.
Khi đó, tờ báo điện tử Việt Báo (tin tức của người Việt tại châu Âu) đăng tin rất hoan hỷ: "Đây là Center lớn nhất, đẹp nhất Berlin, nằm ngay sát Potsdamer Platz với gần 300 quầy bán đủ các mặt hàng của nhiều doanh nghiệp khắp Thế giới tham gia...
Thật tự hào, trong số gần 300 quầy hàng nằm trong Center có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia, chủ yếu là quầy ăn uống, trong đó có quán ăn của Thành Koch".
Bà Mai Thị Hạnh (trái), phu nhân Chủ tịch nước và chị Kim Anh, vợ của chủ quánThành Koch
Món phở và bữa sáng đáng nhớ
Duyên cớ nào mà vợ chồng Thành Koch lại được phục vụ bữa sáng cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân, trong chuyến thăm lịch sử của một nguyên thủ Việt Nam đến nước Đức thống nhất, kể từ năm1990?
Cái duyên ấy bắt đầu từ Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Đoàn Xuân Hưng, ông cũng là thực khách thường xuyên của quán Thành Koch.
"Hôm được anh Hưng gọi chuẩn bị bữa sáng cho Chủ tịch nước, cả nhà lo hơn là mừng, vì nhỡ đâu có sơ suất gì thì gay go", chị Kim Anh tâm sự.
Bởi thế, vợ chồng tôi chuẩn bị rất kỹ, từ nguyên liệu, nước dùng, hương vị... Tất cả phải đảm bảo chu đáo, an toàn. Sau đó mới dám nghĩ đến ngon.
Bữa sáng đầu tiên, vợ chồng dậy sớm, vì theo lịch trình phở phải mang đến khách sạn Sheraton trước 8h. Thực đơn bữa sáng đầu tiên là phở bò và phở gà.
Thành Koch chọn nguyên liệu bò tơ ngon, mềm và gà "chạy bộ" nuôi thủ công. Ở Đức mùa đông 8h trời vẫn tờ mờ tối. Vợ chồng đến khách sạn trước 7 giờ trời còn tối om.
Nước phở và nguyên liệu được mang tới, tất cả đều phải qua cảnh vệ phía Đức kiểm nghiệm. "Cũng may mà mình đã lường trước, nhắc anh Thành không cho mì chính vào nước phở, nên mới qua được khâu kiểm tra" - Chị Kim Anh kể.
Bữa sáng đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân ăn phở gà. Chị Kim Anh trực tiếp lên phòng phục vụ, hâm nóng nước phở. Còn Thành Koch thì "ngại" không dám lên.
"Trong suốt bữa ăn, trong khi mọi người vừa ăn vừa nói chuyện thì mình hồi hộp muốn tắc thở. Chỉ đến khi thấy các bát đều cạn. Và sau đó phu nhân Chủ tịch ngỏ lời khen ngon, mình mới thở phào", chị Kim Anh nhớ lại.
Sáng hôm sau, vợ chồng Thành Koch lại được tín nhiệm phục vụ món bún cá rô cho vợ chồng Chủ tịch và khách VIP trong đoàn. Dùng xong bữa sáng, Chủ tịch nước nói: "Lần đầu tiên tôi đi công tác nước ngoài mà được ăn sáng như ở nhà. Ăn những món ăn Việt Nam ở nước ngoài thấy ngon và rất ấm áp. Cám ơn Đại sứ và gia đình chị Kim Anh". Còn phu nhân Chủ tịch nước hẹn nếu có dịp trở lại sẽ đến quán ăn thưởng thức. Rồi bà mời chị Kim Anh chụp ảnh chung.
Thành Koch tâm sự: "Đây là một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong đời đầu bếp của vợ chồng tôi. Quán Thành Koch đã được tiếp nhiều quan chức, nghệ sĩ, du khách Việt.
Tuy nhiên, được phục vụ sáng cho Chủ tịch nước trong chuyến công tác quan trọng như thế thì đây là lần đầu tiên. Lời khen ngợi của Chủ tịch nước như tiếp thêm động lực và sức mạnh để mình tiếp tục phát triển chuỗi nhà hàng Thành Koch".
Hiện vợ chồng Thành Koch đang đầu tư xây dựng thêm một nhà hàng rộng 960m2 nữa để làm trung tâm Ẩm thực và Tổ chức sự kiện đẳng cấp 5 sao. Nhà hàng này đặt tại vị trí trung tâm của Đông Đức Fernsehturm, Berlin và dự định sẽ khai trương vào tháng 4/2016.
Chia tay vợ chồng Thành Koch, chị Kim Anh hẹn gặp lại tại Việt Nam dịp trước Tết Bính Thân. Chị bảo, nhờ sự may mắn nên được thực khách ủng hộ, vợ chồng cũng "ăn nên làm ra", nên mỗi năm chị vẫn dành ra chút tiền về Việt Nam làm từ thiện.
Theo Nhật Anh
baogiaothong.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Phấn đấu tăng kim ngạch thương mại Việt - Đức lên 20 tỷ USD Đầu tư trực tiếp của Đức vào Việt Nam còn khiêm tốn, mới đạt 1,41 tỷ USD, đứng thứ 5 trong Liên minh châu Âu (EU). Vì thế, sau chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên kỳ vọng sẽ nâng kim ngạch lên 20 tỷ USD trong 5 năm tới. Xem bài khác trên Vef.vn Trong chuyến thăm Đức...