Chủ tịch nước thả cá chép tiễn ông Táo
Chiều 20/1 (23 tháng Chạp) Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư TP.HCM Đinh La Thăng thực hiện nghi lễ thả cá chép truyền thống trong ngày tiễn ông Táo về trời.
Chiều 20/1, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng nhiều lãnh đạo TP.HCM đã thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo. Buổi lễ diễn ra trên kênh Tàu Hũ gần khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tham dự buổi lễ còn có nhiều kiều bào về quê ăn Tết trong chương trình Xuân quê hương. Chương trình năm nay có chủ đề “Thành phố mang tên Bác – Khát vọng ngời sáng”, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với UBND TP.HCM tổ chức.
Chu tich nuoc tha ca chep tien ong Tao hinh anh 1Chủ tịch nước Trần Đại Quang (giữa) thả cá chép trên kênh Tàu Hũ. Ảnh: Hải An.Xuân Quê hương Tết Đinh Dậu 2017 gồm nhiều hoạt động hướng về cội nguồn như dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9). Bên cạnh đó là hoạt động thả cá chép theo nghi lễ truyền thống, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng gặp gỡ kiều bào.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ chúc Tết và đánh trống khai hội xuân. Chương trình giao lưu nghệ thuật cùng chủ đề cũng sẽ được tổ chức tại Dinh Thống Nhất với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước.
Theo Hà Hương (Zing)
Người Sài Gòn thả cá chép sớm tiễn Táo quân chầu trời
Chiều 19/1, một ngày trước ngày cúng ông Công ông Táo, nhiều người Sài Gòn đã mang cá chép đi thả sớm.
Video đang HOT
Chiều 19/1, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu đi thả cá chép trước ngày tiễn Táo quân chầu trời. Tại bờ sông ở chùa Diệu Pháp (quận Bình Thạnh), chị Nhẫn cho biết: "Mình thả sớm vậy như cách gửi cá ở trước để mai các Táo chỉ việc 'cưỡi', hơn nữa còn để tránh cá bị vớt lại".
Trước khi thả cá chép, nhiều người dành chút thời gian cầu khấn. "Tôi ngày mai mới cúng ông Táo nhưng nay đi phóng sinh với họ hàng nên mua thêm ba con cá chép đỏ thả luôn thể", chị Vy (quận Bình Thạnh) nói.
Cá được thả là loài cá chép đỏ vì theo quan niệm dân gian, giống này là "phương tiện đi lại chính" của ông Táo trong ngày 23 tháng Chạp.
"Thực ra cúng ngày 23 tháng Chạp mới là đúng nhưng mấy năm nay tôi vẫn giữ thói quen thả cá trước một ngày, nhiều người cũng vậy, không có sao hết miễn là mình thành tâm", chị Thanh Phương chia sẻ.
Nhiều phụ huynh dẫn theo các bé đi thả cá. Càng về chiều, nhất là sau giờ tan tầm lượng người tiễn ông Táo nhiều hơn.
Những người thả cá chép đều nhẹ nhàng nhúng xô nước xuống sông cho cá tự bơi ra. Hầu hết, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.
Trong khi đã có người thả cá trước thì tại các chợ ở TP HCM, việc mua bán cá, đồ cúng diễn ra nhộn nhịp.
Tại chợ Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình), các tiểu thương đều nhập thêm cá chép đỏ về bán. Họ thường cho 3 con vào một bịch và bán với giá 30.000 đồng.
Mỗi tiểu thương đều bán thêm các loại hoa, xôi, trầu cau, kẹo thèo lèo... để cúng ông Táo.
Cô Lê Quỳnh Vui (53 tuổi, đường Bạch Đằng, quận Tân Bình) mua hoa, cá và bộ đồ vàng mã cúng Táo quân.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Chủ tịch nước: Nhà khoa học phải được hưởng lợi ích xứng đáng Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã yêu cầu phải tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tinh thần và vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng, hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo. Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại lễ trao giải Lễ trao Giải thưởng...