Chủ tịch nước nói lý do luân chuyển ông Nguyễn Thiện Nhân
Câu hỏi thẳng thắn về việc luân chuyển Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sang MTTQ đã được cử tri nêu ra trong buổi tiếp xúc sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII diễn ra vào sáng ngày 2/12 tại TP. HCM.
Theo đó, cử tri Nguyễn Hữu Mỹ nêu quan điểm: “Phó Thủ tướng (PTT) Nguyễn Thiện Nhân là người từng kinh qua nhiều vị trí công tác, lại có trình độ và rất am hiểu về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nhưng nay đồng chí Nhân được chuyển sang Mặt trận tổ quốc (MTTQ) thì liệu có bị “lãng phí” hay không?”.
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho rằng, việc PTT Nguyễn Thiện Nhân chuyển sang MTTT đã được cân nhắc rất kỹ. “Thêm vào đó, về phía MTTQ cũng đã rất nhiều lần đề nghị phải có một đồng chí từ Bộ Chính trị qua” – Chủ tịch nước cho biết.
Chủ tịch nước nói chuyện với cử tri sau buổi tiếp xúc
Cũng theo ông thì đây là việc làm đúng theo nguyện vọng của MTTQ, và “nguyện vọng này không phải là cục bộ mà là của tuyệt đại đa số”. Chủ tịch nước tiếp lời: “Chúng ta ngày càng phải coi trọng hơn công tác mặt trận, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ mặt trận chỉ quan trọng trước bầu cử, còn sau đó thì không”.
Một số đại biểu nêu ý kiến trong kỳ họp Quốc hội vừa qua có những vấn đề chưa được trả lời thỏa đáng. Cử tri Lê Đình Cang thẳng thắn: “Về vụ án của ông Chấn (Nguyễn Thanh Chấn – PV) tôi thấy phần trả lời còn cho rằng lý do ở chỗ này, chỗ kia mà chưa nhìn thẳng vào lỗi của mình”.
Video đang HOT
Nhiều cử tri gửi gắm tâm tư tới Chủ tịch nước
Về các vấn đề tiêu cực, ông Tuấn gửi gắm: “Các lãnh đạo không nên dừng lại ở sự cảm thông, chia sẻ với bức xúc của nhân dân mà cần phải hành động quyết liệt. Những ngôn từ mạnh mẽ phải được áp dụng vào thực tế chứ không chỉ để đánh bóng cho bài phát biểu, đừng để chỉ thấy “quyết” rồi sau đó “liệt” luôn.
Về vấn đề biển đảo, cử tri Phạm Đức Hùng góp ý, hiện nay chúng ta vẫn dùng từ “tranh chấp” khi nói về một số khu vực tại biển Đông. Tuy nhiên theo ông thì “đảo của chúng ta đã có từ trước, chúng ta không “tranh chấp” với ai, cũng như tài sản của chúng ta bị kẻ khác vào nhà lấy thì chúng ta phải lấy lại, do đó dùng từ tranh chấp làm mọi người ngộ nhận”.
Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng Quốc hội cần giám sát chặt chẽ, cụ thể hơn nữa vấn đề bội chi ngân sách và phát hành trái phiếu của Chính phủ. Quốc hội cũng cần quan tâm đến y đức, tình hình lũ lụt tại miền Trung.
Trong phần trả lời, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã thay mặt đoàn ĐBQH tiếp thu những đóng góp của cử tri. Ông cũng cho biết trong lần tiếp xúc sau sẽ đề nghị chuyển hội trường để đông đảo bà con có thể tới bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình.
Về việc Hiến pháp không được 100% số đại biểu tán thành, Chủ tịch nước cho rằng, do tình hình dân chủ trong xã hội, trong Đảng ngày càng phát triển nên sẽ có nhiều cách tiếp cận, “do đó chúng ta cần tôn trọng những ý kiến khác nhau và cần phải “tập thói quen này”.
Theo Nguyễn Cường
Đề nghị miễn nhiệm Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
Sáng 11/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.
Sáng nay, (11/11), tại kỳ họp đang diễn ra, Quốc hội đã bàn bạc vấn đề công tác nhân sự. Theo đó, ngày 2/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 đã có Nghị quyết phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Ông Nguyễn Thiện Nhân được phê chuẩn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 5/9/2013 tại Hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương MTTQVN ,ông Nguyễn Thiện Nhân được hiệp thương cử giữ chức chủ tịch MTTQVN.
Ngày 11/10/2013 tại công văn số 175, Bộ Chính trị đề nghị Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 về việc ông Nguyễn Thiện Nhân được thôi giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Thiện Nhân.
Cũng trong buổi sáng nay, Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định số Phó Thủ tướng nhiệm kỳ khóa 13 là 5 người. Trong đó có một Phó Thủ tướng trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Infonet.vn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết ở đầu nhiệm kỳ, ông đã đề nghị Quốc hội phê chuẩn cơ cấu Chính phủ gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ cùng 4 Phó Thủ tướng. Qua nhiệm kỳ khóa 12, việc có 5 Phó Thủ tướng, trong đó một Phó Thủ tướng trực tiếp làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao là cần thiết cho công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, để có thời gian chuẩn bị, thời điểm đó Thủ tướng chỉ đề nghị Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Ngoại giao. Nay đã có đủ điều kiện, Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thêm một Phó Thủ tướng trực tiếp nắm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao.
Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, các ĐB Quốc hội thảo luận tại đoàn về hai đề nghị trên để tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn vào sáng mai (12/11). Như vậy, sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân được miễn nhiệm, sẽ có hai vị trí Phó Thủ tướng trống.
Theo Khampha
Tân Chủ nhiệm VP Chính phủ: Tôi là người hành động! Tân Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên quan niệm việc tiếp quản chiếc "ghế nóng" giống như một cuộc chạy tiếp sức, mang ý nghĩa một sứ mệnh hơn là một chức vụ. Ông cho rằng, cuộc đời như sân cỏ mà chính khách là cầu thủ... Thủ tục hành chính - lĩnh vực cần cải cách mạnh mẽ. Ảnh:...