Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải góp phần hình thành thế hệ nông dân mới
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam và Khai giảng năm học 2021 – 2022 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong Học viện sẽ đóng góp tích cực để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, hình thành chân dung thế hệ nông dân mới.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng về thế hệ người nông dân mới
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được xác định là một trong các trường đại học trọng điểm của đất nước.
65 năm qua, Học viện đã đào tạo cho đất nước hơn 10 vạn cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế nông nghiệp có trình độ đại học, trên 10.000 thạc sỹ và trên 600 tiến sỹ.
Lực lượng cán bộ do Học viện đào tạo đã và đang là nguồn nhân lực chủ chốt trên mặt trận nông nghiệp và phát triển nông thôn từ Trung ương đến các địa phương, họ đã cống hiến sức lực và trí tuệ, tài năng và sự đam mê vào những thành tựu nổi bật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
“ Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tiên phong, không ngừng đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, đào tạo gắn với thực tiễn phát triển của sản xuất, của doanh nghiệp, xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn với giao kinh phí trình Chính phủ thí điểm tổ chức thực hiện từ năm học 2020-2021″ – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, những công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần làm thay đổi căn bản tập quán sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Tuy vậy, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi đổi mới sản xuất chú trọng chất lượng hơn số lượng, phương thức sản xuất đòi hỏi phải thay đổi, bắt kịp xu thế thời đại và thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải góp phần trả lời những câu hỏi đó, từng bước góp phần hình thành chân dung người nông dân mới, người nông dân của thời đại chuyển đổi số” – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói.
Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Mục tiêu nghiên cứu khoa học phải hướng về “tam nông”
Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch nước “đặt hàng” Học viện Nông nghiệp Việt Nam tích cực đổi mới toàn diện để có thể thực hiện tốt nhất Luật Giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, những người tốt nghiệp đại học ngày nay không những phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt để không bị thay thế bởi robot và trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là kỹ năng tự học suốt đời, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phản biện… người tốt nghiệp phải có năng lực tự chủ và thích ứng tốt với môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng.
Thứ hai, phải tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Học viện phải nhanh chóng chuyển đổi cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo bắt đầu từ việc xác định đúng chuẩn đầu ra, chuyển đổi phương pháp đào tạo từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho người học, đưa Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành mô hình trường đại học kiểu mẫu trong đào tạo.
Thứ ba, phải tập trung xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới đào tạo.
Video đang HOT
“Tài sản quý nhất của Học viện không phải là những giảng đường sáng choang, không phải là hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại mà chính là đội ngũ những thầy cô giáo vô cùng tâm huyết với nghề” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho cán bộ, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: S.Đ
Chủ tịch nước cũng đề nghị Học viện Nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới mô hình quản trị đại học, thực hiện tự chủ đại học mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, tinh thần chung là các trường đại học phải được tự chủ để chủ động học thuật, chủ động sáng tạo, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong khuôn khổ của pháp luật cho phép mà ít bị ràng buộc bởi các thủ tục hành chính; phấn đấu nhanh chóng trở thành một trường đại học nghiên cứu mẫu mực như đã định hướng.
Học viện cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khoa học công nghệ, các nghiên cứu của Học viện phải hướng tới “tam nông” (nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh).
Trọng tâm nghiên cứu của Học viện là phục vụ phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tái cơ cấu nông nghiệp thành công theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp và văn minh.
“Học viện cần tiếp tục tích cực tham vấn cho các cơ quan Nhà nước thực hiện mục tiêu xanh hóa nông nghiệp, chẳng hạn như chiến lược trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021-2025 để chủ động về bảo vệ môi trường, thực hiện cam kết về giảm phát thải khí nhà kính như Thủ tướng đã cam kết tại Hội nghị COP26 vừa qua, khuyến khích huy động nhiều thành phần tham gia các chương trình sáng kiến nông nghiệp xanh, cải thiện yếu tố năng lực sản xuất như số liệu, tri thức, kỹ năng, hệ thống quản lý, cơ sở vật chất… giảm nhanh việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời khuyến khích các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao…” – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện luôn xác định cùng với đào tạo thì khoa học công nghệ phải trở thành nền tảng cho hoạt động của Học viện. Ảnh: S.Đ
Khoa học công nghệ là nền tảng hoạt động của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Học viện luôn xác định cùng với đào tạo thì khoa học công nghệ phải trở thành nền tảng cho hoạt động của Học viện.
Học viện đã chỉ đạo triển khai thành công tái cơ cấu nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, Quảng Trị, Sơn La, Tây Nguyên; đổi mới công tác quản lý khoa học; thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu tinh hoa, xây dựng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của 50 nhóm nghiên cứu mạnh của Học viện, ưu tiên nghiên cứu 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Trong giai đoạn 2016-2021, Học viện đã đăng ký được 23 giống mới và 11 tiến bộ kỹ thuật; quản lý và thực hiện 671 đề tài/dự án khoa học công nghệ các cấp với tổng kinh phí 336,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, Học viện cũng đã phối hợp với các địa phương như Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Hà Nội, Điện Biên, Tuyên Quang, Ninh Thuận, Thừa Thiên – Huế, Đăk Nông…để triển khai các chương trình chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất và đời sống.
Lá thư của Chủ tịch nước là động lực với cô bé tật nguyền mơ làm bác sĩ
Cô bé mồ côi, mất một chân vì tai nạn, lớn lên từ khu lao động nghèo ở TPHCM 3 năm trước bất ngờ nhận thư từ Chủ tịch nước.
Lá thư đã đồng hành với em 3 năm qua, tới ngày gặp Chủ tịch nước tại Hà Nội.
Ngày 19/11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ 16 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt đạt giải cuộc thi "Vì một Việt Nam tất thắng".
"Bác Chủ tịch nước biết cả ước mơ của con"
Câu chuyện của cô bé mồ côi Nguyễn Thị Hoàng Oanh tại TPHCM được chia sẻ trong cuộc gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chiều tối 19/11/2021 tại Phủ Chủ tịch. Oanh là một trong 16 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh tật nhưng vượt khó vươn lên. Các em vừa đạt giải trong cuộc thi sáng tác văn học, vẽ tranh "Vì một Việt Nam tất thắng".
Cô bé Nguyễn Thị Hoàng Oanh đã được cô giáo chủ nhiệm đưa từ TPHCM ra Hà Nội. Cô giáo Đông Hà kể về cô học trò mồ côi ba mẹ từ nhỏ, đến năm 10 tuổi lại gặp tai nạn nghiêm trọng, bị mất một chân nhưng chưa bao giờ để mọi người thương hại mà luôn thể hiện sự mạnh mẽ như người bình thường.
Khoảng 3 năm trước, cô bé xuất thân từ khu lao động nghèo ở vùng ven TPHCM đã bất ngờ khi được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) gửi thư động viên.
Nữ sinh Nguyễn Hoàng Anh (trái) cùng cô giáo chủ nhiệm (giữa) kể về lá thư em nhận được từ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc 3 năm trước.
Hoàng Oanh chia sẻ, trong lễ khai giảng năm học 2019, em nhận được bức thư rất xúc động từ Chủ tịch nước. "Con không ngờ những khó khăn con đã trải qua suốt nhiều năm bác đều nhận thấy. Những tâm sự của con, cả ước mơ muốn trở thành bác sĩ của con bác cũng biết. Trong thư bác cũng hẹn: "Bác chắc bác cháu ta sẽ gặp nhau vào một dịp gần đây". Lá thư đã đồng hành cùng con 3 năm qua. Mỗi khi khó khăn, con đều mang thư ra đọc lại để có thêm động lực cố gắng" - cô bé nén xúc động kể.
Em đã nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức sau khi nhận được thư của Chủ tịch nước. Có điều kiện tốt hơn, em đã không còn phải đi bán vé số. cùng bà ngoại mỗi ngày, sau giờ học nữa, để tập trung học hành, tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ xúc động được gặp Hoàng Oanh hôm nay. "So với thời điểm 3 năm trước, khi tôi gửi thư cho cháu, tôi thấy cháu đã trưởng thành hơn rất nhiều, đã trở thành một người truyền cảm hứng về sự dũng cảm, ý chí, nỗ lực không ngừng với người khác, với cả cộng đồng" - Chủ tịch nước đánh giá.
Chủ tịch nước tặng ảnh Bác Hồ cho 16 học sinh tham gia cuộc gặp mặt tại Phủ Chủ tịch.
Tại cuộc gặp, nhiều câu chuyện, hoàn cảnh khác làm lay động nhân tâm. Đó là cậu bé Nguyễn Hữu Duy (sinh năm 2007, quê Nam Định) mắc u não, đạt giải cuộc thi với bức tranh vẽ ông chủ quán cơm 0 đồng ở TPHCM đã mất vì Covid-19 trong quá trình hoạt động thiện nguyện, chống dịch.
Đó là cô thiếu nữ đến từ làng trẻ em SOS Hải Phòng vừa đón sinh nhật 18 tuổi ít ngày trước trong nước mắt. Mỗi năm, những ngày tháng 11 đều khiến nữ sinh rơi lệ vì ngày sinh nhật nhắc nhở về biến cố em bị bỏ rơi tại bụi tre đầu làng trong hình hài em bé sơ sinh, với chỉ một chiếc tã duy nhất ướt đầm nước cống.
Năm nay, nước mắt em càng rơi nhiều hơn khi cùng với nỗi đau nhắc nhớ, em nhận học bổng "Trái tim sư tử" trị giá 1 tỷ đồng từ một trường đại học quốc tế tại Việt Nam. Đó là nước mắt của cả đắng cay và hạnh phúc.
Không để trẻ em nào bị bỏ rơi, cô độc giữa dòng đời
"Được gặp các cháu học sinh, sinh viên tài năng và dũng cảm như này, tôi rất cảm động và vui mừng. Chính các em, trong nghịch cảnh của bản thân, đã vượt qua mọi khó khăn, tạo nên những tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn với cộng đồng, giúp khơi dậy, cổ vũ ý chí quật cường trong mỗi người Việt Nam để chúng ta cùng cố gắng, có niềm tin mạnh mẽ hơn để chiến thắng đại dịch" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc gặp.
Chủ tịch nước chứng kiến cậu bé bị ung thư vẽ tranh tặng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ.
Câu chuyện của mỗi cháu, theo vị lãnh đạo đứng đầu nhà nước, không chỉ là bài học cho trẻ em mà còn có ý nghĩa lớn lao với chính những người lớn, bài học cần tiếp tục được vun xới về ý chí, nghị lực, về ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ.
Chủ tịch nước cũng lưu ý lãnh đạo các bộ, ngành có mặt, tham dự sự kiện về việc bảo vệ, chăm lo tốt hơn cho trẻ em, nhất là trẻ yếu thế, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, để tất cả các em đều có được môi trường thuận lợi, tốt đẹp hơn trong quá trình trưởng thành. Các em thiệt thòi nhiều nhưng bên trong những cơ thể mang bệnh, mang nỗi đau, tổn thương tinh thần to lớn là những tài năng, trí tuệ không thể bị bỏ rơi trên đường đời.
Chủ tịch nước phát biểu tại cuộc gặp các học sinh, sinh viên.
Chủ tịch nước yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH cùng phối hợp nghiên cứu mở rộng hơn nữa chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt.
"Tất cả chúng ta, cả xã hội có trách nhiệm nuôi dưỡng hi vọng cho thế hệ trẻ. Tôi nhấn mạnh tinh thần, không để ai bị bỏ lại phía sau, không để trẻ em mồ côi, khó khăn nào bị lạc lõng, cô độc giữa dòng đời" - Chủ tịch nước yêu cầu.
Đáp lời, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ này đã cùng với Bộ LĐ-TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang phối hợp xây dựng, dự kiến đưa vào luật Bảo hiểm y tế sửa đổi tới đây những chế độ chính sách đặc biệt cho trẻ em, nhất là trong quá trình chữa bệnh.
Thứ trưởng Y tế cũng mong Chủ tịch nước, trong chuyến công tác tại Nga và Thụy Sỹ tới đây tiếp tục nỗ lực, vận động các nước bạn dành thêm vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam, nhất là vaccine cho trẻ em.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu hoạt động tại Hội nghị cấp cao APEC Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, hôm nay (11/11), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự trực tuyến Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Trong hai ngày 11-12/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự các chương trình quan trọng: Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp...