Chủ tịch nước: Ngư dân đều mong có thêm phương tiện bám biển
Chiều 3/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi làm việc với Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng về tình hình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng 6 tháng đầu năm 2014.
Báo cáo với Chủ tịch nước, ông Văn Hữu Chiến – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, tổng sản phẩm xã hội GDP 6 tháng đầu năm 2014 của thành phố ước đạt trên 20 nghìn tỷ đồng, tăng 9,13% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh nền kinh tế đang còn những khó khăn nhất định. Tổng thu ngân sách 6 tháng đạt 5.956 tỷ đồng, đạt 51% so với dự toán. Tổng lượng khách tham quan ước đạt gần 1,8 triệu lượt, đạt 49,6% so với kế hoạch, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó khách quốc tế ước đạt 450 nghìn lượt, tăng so với kế hoạch và tăng 15,7% so với cùng kỳ. Khai thác thủy sản 6 tháng ước đạt gần 23 nghìn tấn, đạt 65,6% kế hoạch, tăng 2,5% so với cùng kỳ….
Ông Văn Hữu Chiến báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng 6 tháng đầu năm 2014
Cũng theo ông Chiến, TP Đà Nẵng xác định thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Thời gian qua, thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá tương đối hoàn chỉnh, khép kín tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Trong đó, khu tránh trú bão Âu thuyền Thọ Quang có diện tích mặt nước 58 ha, sức chứa khoảng 1.000 tàu, diện tích trên bờ 24 ha, cùng với các cơ sở dịch vụ hậu cần như sản xuất nước đá, chợ đầu mối thủy sản, 7 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, 4 đại lý xăng dầu, 15 doanh nghiệp chế biến hải sản hoạt động với công suất 30 nghìn tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD/năm.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 1.286 chiếc tàu, trong đó tàu từ 90CV trở lên là 253 chiếc, từ 400 CV trở lên là 106 chiếc. Sản lượng khai thác hằng năm đạt từ 35-40 nghìn tấn hải sản.
Nhiều năm qua, thành phố đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản như hỗ trợ máy liên lạc tầm xa Icom, hỗ trợ lãi vay cho các chủ tàu, tổ chức đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thuyền viên; hỗ trợ ngư dân khắc phục thiên tai…
Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, thành phố có chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá công suất từ 400 CV trở lên từ 400 đến 800 triệu đồng/chiếc. Kết quả, có 12 tàu cá (tổng công suất khoảng 8.000CV) đăng ký đóng tàu theo chính sách này với số tiền hỗ trợ 11 tỷ đồng.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi làm việc
Bên cạnh đó, thành phố còn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và kinh tế hàng hải; du lịch, dịch vụ hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, trong đó du lịch biển được tập trung đầu tư; việc quy hoạch, hình thành phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển được triển khai đồng bộ, góp phần phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng các khu vực ven biển.
Về lĩnh vực đô thị, sau 17 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã dần hình thành nét đặc trưng của một đô thị vùng duyên hải “đầu biển cuối sông”. Diện tích đô thị được mở rộng về các hướng; việc phát triển các đô thị từ khâu quy hoạch, xây dựng, mở rộng đến công tác chỉnh trang, xây dựng và phát triển hạ tầng khá đồng bộ đã mang lại diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc.
Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng đầu tư đồng bộ đã hội tụ được nhiều yếu tố thúc đẩy cho quá trình phát triển, nhất là Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, Cảng biển Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu trải trọng 3 vạn tấn trở lên – là cảng biển quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung. Công suất cảng biển sẽ được nâng lên từ 50 vạn tấn/năm đến 4-5 triệu tấn/năm. Hệ thống đường bộ nối liền cảng biển với hành lang Đông Tây phục vụ vận tải đa phương thức.
Sự chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng xã hội và hệ thống nhà ở của nhân dân đã thay đổi diện mạo đô thị theo hướng khang trang sạch sẽ, bước đầu được các tổ chức quốc tế ghi nhận như “Một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN”…
Đà Nẵng cũng kiến nghị Chủ tịch nước quan tâm chỉ đạo sớm ban hành nghị định về chính sách phát triển thủy sản tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi bám biển, quan tâm chỉ đạo ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách thành phố để thực hiện các dự án theo quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Lãnh đạo thành phố cũng kiến nghị điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hòa Vang để thành 2 quận mới.
Sau báo cáo của ông Văn Hữu Chiến, một số đại biểu cũng đã có những đề xuất, kiến nghị.
Ông Nguyễn Thu – Tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng cho biết, cảng Đà Nẵng có lợi thế để phát triển hàng hải, đóng tàu, du lịch… Trong những năm qua, Cảng Đà Nẵng không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên hiện nay cảng đang trong tình tạng quá tải.
Ông Thu đề xuất hướng xây cầu cảng riêng cho tàu du lịch, mở rộng kho bãi cho cảng Tiên Sa. Để phát triển hàng hải, ông Thu cũng xin phép thí điểm chính quyền cảng cùng với mô hình thí điểm chính quyền đô thị, tạo cơ chế thuận lợi cho Đà Nẵng phát triển cảng và kinh tế – xã hội.
Ông Bùi Văn Tiếng – trưởng Ban tổ chức thành ủy kiêm Chủ tịch Hội khoa học lịch sử TP Đà Nẵng kiến nghị, với tư cách là người nghiên cứu lịch sử, biện pháp kéo huyện Hoàng Sa vào đất liền bằng cách thành lập huyện Hoàng Sa mới bao gồm quần đảo Hoàng Sa và một vài phường trong đất liền. Theo ông Tiếng, nếu có thể, việc này nên được làm càng sớm càng tốt.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2014. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Đà Nẵng vẫn tiếp tục có chỉ số phát triển với bình quân cao hơn bình quân cả nước. Đây là một cố gắng rất tích cực.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi làm việc
Về vấn đề an ninh quốc phòng, Chủ tịch nước cho biết, câu chuyện thời sự nổi lên hiện này là Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan đặt hạ trái phép.
“Chủ trương này đã có rất rõ từ khi họ đặt giàn khoan đầu tháng 5 mà chúng ta liên tục đấu tranh đến giờ này. Đi khảo sát cũng như thăm anh em từ hôm qua đến nay tôi thấy rất rõ, từ lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư đến ngư dân đều mong muốn phải tăng cường phương tiện kể cả về mặt số lượng, về công suất, cơ sở hậu cần… để đảm bảo làm sao cho hoạt động này nó đầy đủ vừa bảo vệ ngư dân bám biển đánh bắt xa bờ dài ngày, đồng thời lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ vừa giúp đỡ, bảo vệ ngư dân vừa thực thi nhiệm vụ pháp luật trên vùng biển của Việt Nam. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào phân bổ nhanh vốn mà Quốc hội đã quyết định. Cố gắng mọi thủ tục để dứt điểm trong tháng 7, tháng 8″.
Về việc hỗ trợ ngư dân, theo Chủ tịch nước, rút kinh nghiệm vừa rồi, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, Đà Nẵng đã dùng một khoản ngân sách của mình để hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn. Trên tinh thần này, Chủ tịch nước gợi ý lập Quỹ hỗ trợ ngư dân huy động hai nguồn, một phần là từ ngân sách địa phương, nguồn lực thứ hai là vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành du lịch Đà Nẵng, về phát triển đô thị, kinh tế biển…và mong Đà Nẵng tiếp tục phát huy để phát triển hơn nữa.
Khánh Hồng
Theo Dantri
6 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa
Chiều ngày 3/7, UBND xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) cho biết vừa gửi báo cáo đến các cấp về việc tàu cá và 6 ngư dân của xã bị Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa.
ảnh minh họa
Theo đó, vào ngày 28/6, tàu cá QNg 94912-TS (công suất 100 CV) và tàu cá QNg 94913-TS cùng của ngư dân Võ Đạt (46 tuổi, ngụ thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) làm chủ, xuất phát từ bến cá Thọ Quang (TP Đà Nẵng) ra vùng biển Hoàng Sa đánh cá. Hai tàu cá hành nghề kéo đôi.
Vào lúc 8h00 ngày 3/7 trong lúc hai tàu đang khai thác hải sản, bất ngờ xuất hiện nhiều tàu của Trung Quốc ập đến, vây bắt tàu cá QNg 94912-TS cùng 6 ngư dân đưa về Trung Quốc.
Tàu cá QNg 44158-TS do ngư dân Huỳnh Kim Cơ (ngụ cùng xã Phổ Thạnh) làm chủ đang hoạt động gần đó đã chứng kiến sự việc. Ngay lập tức, ngư dân Cơ dùng I-com trình báo sự việc cho người nhà ngư dân Võ Đạt và chính quyền địa phương.
Ông Nguyễn Kỳ - Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết: "Thông qua nội dung thông tin của ngư dân Huỳnh Kim Cơ, đồng thời điện đàm vào I-com trên tàu ngư dân Võ Đạt cũng không thể liên lạc được, địa phương đã làm báo cáo gửi lên UBND huyện và tỉnh sớm can thiệp".
Hồng Long
Theo Dantri
Hỗ trợ sửa chữa tàu cá bị Trung Quốc tấn công Chiều ngày 30/6, tại cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), Quỹ Hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành trao 718 triệu đồng hỗ trợ cho 8 tàu cá bị tàu Trung Quốc tấn công trên vùng biển Hoàng Sa. Theo đó, hỗ trợ 100% chi phí sửa chữa 198 triệu đồng cho tàu cá QNg 90205-TS do...