Chủ tịch nước nêu hai lý do lùi thời điểm tăng lương
Nguồn lực để dành chống dịch và hiện đời sống người dân còn khó khăn nên việc tăng lương cho cán bộ, công chức chưa phù hợp.
Thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 21/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu hai lý do phải lùi thời điểm cải cách tiền lương. Thứ nhất , theo chủ trương chung, nếu địa phương vượt thu thì để lại 50% đầu tư, còn 50% để tăng lương. Số tiền để lại khoảng 600.000 – 700.000 tỷ đồng, gần đủ để cải cách một bước tiền lương.
Tuy nhiên, vừa qua dịch bệnh bùng phát, nhất là tại TP HCM, nên phải sử dụng một số quỹ, trong đó có quỹ vượt thu để sử dụng cho công tác khám chữa bệnh, mua vật tư ở các địa phương.
Thứ hai , Chủ tịch nước cho rằng, hiện nay đời sống người dân đang khó khăn, nhất là nông dân, công nhân. Bên cạnh đó, nhiều người thiếu việc làm. Vì vậy, nếu nâng lương cho cán bộ, công chức lúc này chưa phù hợp. Vì vậy, ông là một trong những người đầu tiên đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ chưa tăng lương đợt này, “để phù hợp với lòng dân”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu thảo luận tại tổ ở Quốc hội, sáng 21/10. Ảnh: Hoàng Phong
Theo Chủ tịch nước, dù việc lùi thời điểm tăng lương là cần thiết song không thể kéo dài mãi; hiện nay chưa tăng lương được cho toàn bộ cán bộ, công chức thì cần có chính sách hỗ trợ hoặc nâng lương một bước cho những người về hưu trước năm 1995. Đây là những người lương thấp, đời sống khó khăn.
Video đang HOT
Đồng thời, Chủ tịch nước đề nghị cần tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh để dành dụm nguồn lực tốt hơn, tính toán năm sau báo cáo Trung ương, Quốc hội tiếp tục cải cách tiền lương, cải thiện đời sống cán bộ, công chức và góp phần phòng chống tham nhũng. Ông cho rằng yêu cầu nâng lương “phải dựa trên cơ sở có nguồn thu, bởi không thể đi vay mà tăng lương được”.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng cho rằng lúc này lùi cải cách tiền lương là “rất cần thiết”. Hai năm liên tục tăng trưởng GDP thấp, việc lùi cải cách tiền lương là sự chia sẻ của những người hưởng lương với khó khăn chung của xã hội.
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đề nghị Chính phủ cân đối nguồn lực để những năm tiếp theo “không bị lỡ nhịp cải cách tiền lương”.
Trước đó, tháng 5/2018, hội nghị Trung ương 7 (khoá XII) đã thông qua nghị quyết cải cách chính sách tiền lương. Chính phủ sau đó ấn định thời gian bắt đầu cải cách từ 1/7/2021. Mục tiêu đề ra là, từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; trong đó tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp…
Tuy nhiên, tại hội nghị Trung ương lần thứ 13 (khóa XII), diễn ra từ ngày 5 đến 9/10/2020, Ban chấp hành Trung ương đã tán thành với kiến nghị của Ban cán sự đảng Chính phủ về việc lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới, chậm một năm so với mục tiêu ban đầu, tức là từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/7/2021.
Tại hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), tháng 10/2021, Trung ương đồng tình về cơ bản với mục tiêu tổng quát và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho năm 2022 do Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất, trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XII).
Chủ tịch nước: 'Cảnh giác với dịch nhưng cũng không thể đóng cửa mãi'
Với các ổ dịch mới xuất hiện và các biến chủng mới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý không được chủ quan mà phải có báo động đỏ để tiếp tục đề cao cảnh giác, nhưng cũng không thể đóng cửa mãi đất nước.
Chủ tịch nước nhấn mạnh yêu cầu cảnh giác với dịch bệnh nhưng phải khôi phục và phát triển kinh tế - Ảnh: TT
Sáng 21-10, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác phòng chống dịch và kế hoạch ngân sách nhà nước.
Nêu vấn đề quản trị đất nước 100 triệu dân là rất khó khăn, đặc biệt trong thời điểm thiên tai, dịch bệnh và điều kiện đất nước hiện nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần phải hết sức chú ý về quản trị.
Đánh giá cao sự cố gắng của toàn dân, lực lượng tuyến đầu đã xông pha trận mạc, vất vả, song với tình hình hiện nay khi nhiều nước vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội, Chủ tịch nước cho rằng không được chủ quan hay đơn giản hóa, với điều kiện kiên quyết vẫn là 5K vắc xin.
Đặc biệt khi vừa qua xuất hiện nhiều ổ dịch mới tại Cà Mau, Phú Thọ, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Nam Định, Chủ tịch nước cho rằng Chính phủ cần phải có báo động đỏ để tiếp tục đề cao cảnh giác, có biện pháp kiên quyết kịp thời, rốt ráo hơn nữa để khoanh ổ dịch ở mức độ giãn cách khác nhau.
Chủ tịch nước lưu ý cùng với việc đề cao cảnh giác thì cũng không thể đóng cửa mãi đất nước, mà phải mở cửa để giải quyết việc làm, thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội.
Với những khó khăn, thách thức đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội như tăng trưởng thấp, hụt thu ngân sách trung ương, Chủ tịch nước cho rằng cần phải trân trọng, dựa vào sức dân, dựa vào xã hội hóa để hỗ trợ cho khám chữa bệnh COVID-19.
"Tôi tin nền kinh tế Việt Nam sẽ trở lại phong độ mới và sẽ đạt được mục tiêu mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, đặc biệt là năm 2022, tăng GDP 6-6,5%", Chủ tịch nước nhận định.
Cũng tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay cử tri, nhân dân cả nước đang mong đợi quyết sách về công tác phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, về phòng chống dịch cần phải thay đổi tư duy, đặt trọng tâm vào việc thích ứng an toàn, linh hoạt và có hiệu quả với dịch bệnh, điều kiện tiên quyết là bao phủ vắc xin.
Về chương trình tổng thể phục hồi kinh tế, ông Huệ cho biết tới đây Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết để làm rõ. Vấn đề quan trọng là điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ cho phù hợp, tăng tổng cầu, tổng cung, gắn với nguồn lực thực hiện.
"Với tinh thần lo xa, Ủy ban Thường vụ tính đến việc xin đại biểu Quốc hội tổ chức thêm kỳ họp bất thường vào tháng 12 để quyết đáp vấn đề này, không để đến tháng 5-2022 sẽ lỡ nhịp", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh thêm là công tác phòng chống dịch gắn với an sinh xã hội và phải coi như "cuộc kháng chiến trường kỳ", nguồn lực tính toán dài hơi, nếu không sẽ khó khăn.
Không thể kéo dài mãi lùi cải cách tiền lương
Về cải cách tiền lương bị chậm lại, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng do tác động của dịch bệnh nên nhiều tỉnh hết nguồn lực. Đặc biệt, người dân cũng đang khó khăn, thiếu việc làm rất lớn nên nếu nâng lương công chức, viên chức thì sẽ không có ý nghĩa về mặt chính trị.
Tuy vậy, Chủ tịch nước cũng cho rằng không thể kéo dài mãi mà xem xét dành nguồn lực nâng 1 bước lương cho những người nghỉ hưu trước năm 1995. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, dành nguồn lực tốt hơn để tính toán năm sau, báo cáo trung ương để tiếp tục cải cách tiền lương cho cán bộ công chức.
"Yêu cầu này vẫn phải đặt ra trên cơ sở có nguồn thu, không thể đi vay mà tăng lương. Rồi giảm biên chế, nhất là các đơn vị sự nghiệp... thì những cải cách đó đồng bộ với các cải cách tiền lương. Chính phủ tiếp tục suy nghĩ, lập phương án để sớm trình phương án tăng lương, cải cách tiền lương trong thời gian tới", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
'Tăng quyền cho công an xã được tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm là cần thiết' Các đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung chức năng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của công an xã tại phiên thảo luận ở tổ vào chiều 20-10 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự. Các đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung chức năng tiếp nhận tố...