Chủ tịch nước làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ
Chủ tịch nước đã tới thăm và khảo sát tại huyện đảo Bạch Long Vĩ và có buổi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 3 cùng một số đơn vị tại TP Hải Phòng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây trên đảo Bạch Long Vĩ – Ảnh: VOV
Hôm nay, 21/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và và kiểm tra tình hình phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng tại thành phố Hải Phòng.
Điểm đến đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác là huyện đảo Bạch Long Vĩ-huyện đảo tiền tiêu nằm giữa vịnh Bắc Bộ, nơi cách đất liền 133km.
Nói chuyện với cán bộ và bà con huyện đảo Bạch Long Vĩ, Chủ tịch nước nhấn mạnh tầm quan trọng của huyện đảo trong đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền trên biển, cũng như phát triển kinh tế biển về hậu cần nghề cá, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển không chỉ cho bà con ngư dân Hải Phòng mà cho cả khu vực duyên hải phía Bắc và Trung Trung Bộ, trong đó có việc giúp tàu nước ngoài khi vào tránh trú bão.
Chủ tịch nước cho rằng, việc tập trung đầu tư xây dựng huyện đảo trước hết phải nghiên cứu giải bài toán về điện, về nước ngọt với mô hình nào phù hợp và hiệu quả nhất về kinh tế.
Ghi nhận các cấp chính quyền và bà con nhân dân đã nỗ lực làm thay đổi bộ mặt của huyện đảo, Chủ tịch nước lưu ý việc triển khai chủ trương xây dựng huyện đảo trở thành trung tâm hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn lớn trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, ngân sách còn hạn hẹp, thì cần tính toán đầu tư có trọng điểm và dứt điểm đối với từng dự án, tránh tràn lan, đồng thời, với một số hạng mục có thể xã hội hóa trong thu hút đầu tư.
Video đang HOT
Tại Bạch Long Vĩ, Chủ tịch nước cũng tới thăm Trung đoàn 952, Trạm ra-đa, Đồn Biên phòng Bạch Long Vĩ và Tổng đội Thanh niên xung phong.
Biểu dương cán bộ, chiến sĩ các lực lượng đã vượt mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, hỗ trợ và giúp đỡ bà con nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm hoạt động trên biển, Chủ tịch nước nhấn mạnh, tình hình trên biển và khu vực vẫn có những diễn biến phức tạp, đòi hỏi, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng cần có sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ, chủ động trong mọi tình huống không để xảy ra bị động, bất ngờ.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu các lực lượng làm tốt công tác dân vận với phương châm đồn là nhà, biển đảo là quê hương, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt để tạo nên thế trận lòng dân vững chắc trong bảo vệ an ninh, trật tự trên biển và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 3. Đây là quân khu quản lý 9 tỉnh với địa bàn quan trọng cả đất liền và biển đảo.
Nhấn mạnh vai trò của Quân khu 3 đóng trên địa bàn chiến lược của các tỉnh trọng điểm phía Bắc, Chủ tịch nước cho rằng tình hình vẫn có nhiều yếu tố phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, vì vậy, lực lượng Quân khu 3 cần chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của đất nước.
*Trong chuyến công tác tại Hải Phòng, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm Công ty LG Việt Nam, Công ty GE và Nhà máy đóng tàu Hồng Hà thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Theo TNO
"Trung Quốc sử dụng vấn đề Việt Nam để giải quyết chuyện trong nước"
Vấn đề Việt Nam trở thành công công cụ được các nhà báo chính trị Trung Quốc sử dụng để kích thích chủ nghĩa dân tộc (cực đoan).
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: Talk Vietnam.
Đài VOA ngày 19/7 đưa tin, hàng trăm người đứng trang trọng hát quốc ca Việt Nam trong một buổi lễ sáng Thứ Sáu tại Hà Nội để kỷ niệm ngày ký Hiệp định Geneva kết thúc chế độ thực dân Pháp và bắt đầu thời kì đất nước 2 miền bị chia cắt.
Hiệp định Geneva 1954 quy định cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào năm 1956 để bầu ra một chính phủ thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi chờ đợi đất nước tạm chia làm 2 miền Nam - Bắc theo vĩ tuyến 17. Tuy nhiên cuộc bầu cử này đã không bao giờ được tổ chức và một thập kỷ sau đó quân đội Mỹ nhảy vào Việt Nam, một cuộc chiến mới lại bắt đầu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Hiệp định Geneva là một cột mốc quan trọng đối với độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đồng thời Hiệp định này còn cho Việt Nam những bài học trong việc phát huy vai trò của ngoại giao, tăng cường đối thoại và sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trong quan hệ quốc tế, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông cho biết các mối đe dọa gần đây với chủ quyền quốc gia Việt Nam ở Biển Đông đã đặt ra thách thức lớn với độc lập dân tộc và Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị và những bài học.
Trong vài tháng qua, quan hệ Việt - Trung đã trở nên căng thẳng khi Trung Quốc hạ đặt (trái phép) giàn khoan dầu ở vùng biển "cả hai nước đều tuyên bố là của mình, bắt nguồn từ yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa". Cần nhấn mạnh rằng, vị trí Trung Quốc từng hạ đặt giàn khoan 981 vừa qua nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và hoàn toàn không có tranh chấp - PV.
Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho biết: Năm 1954 chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ Cộng hòa Pháp vì họ nằm dưới vĩ tuyến 17. Một số nhà bình luận cho rằng, chính Trung Quốc đã tham dự quá trình đàm phán Hiệp định Geneva, điều này có nghĩa là họ công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Tuy nhiên giáo sư Thayer nói Trung Quốc đã không đặt bút ký.
Tàu chiến, máy bay quân sự, giàn khoan - công cụ theo đuổi tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Hình minh họa.
Như vậy có thể thấy truyền thông quốc tế vẫn bị ảnh hưởng bởi các thông tin từ Trung Quốc. Chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa là rõ ràng, hợp pháp, nhưng bản chất vụ giàn khoan 981 lại là xâm phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không liên quan gì tới quần đảo Hoàng Sa như Bắc Kinh vẫn tuyên truyền - PV.
Căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông được nới lỏng một chút từ Thứ Tư khi Trung Quốc tuyên bố di chuyển giàn khoan 981 về gần đảo Hải Nam. Jennifer Richmond phụ trách các vấn đề Trung Quốc từ Công ty Tình báo toàn cầu Stratfor cho biết, chỉ là vấn đề thời gian cho sự lặp lại hoạt động (trái phép) của giàn khoan Trung Quốc trên Biển Đông.
"Bạn có thể thấy một giàn khoan đến và đi, nhưng bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy các chiến thuật này không chỉ với Việt Nam mà với bất cứ bên nào khác, ví dụ như Philippines. Nhiều người tin rằng Biển Đông giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt, nhưng Richmond tin rằng còn có những yếu tố khác nữa.
"Vấn đề Việt Nam trở thành công công cụ được các nhà báo chính trị Trung Quốc sử dụng để kích thích chủ nghĩa dân tộc (cực đoan). Vì vậy không một người (Trung Quốc) bình thường nào thực sự băn khoăn về Việt Nam hay nghĩ rằng Việt Nam là một mối đe dọa đối với họ. Nhưng chính phủ của họ có thể sử dụng vấn đề này để thúc đẩy các chương trình nghị sự quốc gia, và họ đã làm".
Richmond cho biết bà chưa bao giờ thấy Trung Quốc mạnh hơn về chính trị. Vì lý do này, bà cho rằng căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông khó có thể giảm đi trong thời gian tới.
Theo Dân Trí
Báo Đài Loan: Tại sao Hoa Kỳ ngày càng thân thiết với Việt Nam? Theo tờ CDNews (Đài Loan), chính vì Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông, mối quan hệ Việt - Mỹ đã ngày một ấm hơn và thái độ coi trọng Việt Nam của Washington ngày càng được thể hiện rõ nét. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng trong...