Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Hiến pháp
Sáng 8/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương trình “Ngày hội non sông” – chào mừng Hiến pháp mới ra đời tối ngày 7/12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN
Thực hiện quy định tại khoản 1 điều 103 của Hiến pháp hiện hành về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc công bố Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức trọng thể buổi lễ. Cùng dự và chứng kiến lễ ký có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; các đồng chí: Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban ngành đoàn thể.
Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 và được Chủ tịch nước kí lệnh công bố, là văn kiện chính trị pháp lý đặc biệt quan trọng, là luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế. Hiến pháp đã thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, khẳng định mạnh mẽ ý chí chủ quyền của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; khẳng định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, khẳng định Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Hiến pháp cũng đề cao quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường, về bảo vệ Tổ quốc; về bộ máy Nhà nước, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước; về hiệu lực và sửa đổi Hiến pháp.
Video đang HOT
Theo Hoàng Giang
Baotintuc.vn
Ông Nguyễn Thiện Nhân thôi chức Phó thủ tướng
Sáng 12/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng với ông Nguyễn Thiện Nhân.
Ông Nguyễn Thiện Nhân chính thức thôi chức Phó thủ tướng kể từ ngày 12/11. Ảnh: H.H.
Với hình thức bỏ phiếu kín, 444 trong tổng số 457 đại biểu có mặt, tương ứng 89% số phiếu đã tán thành đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân cũng được Quốc hội thông qua.
Như vậy, kể từ ngày 12/11, ông Nguyễn Thiện Nhân thôi chức vụ Phó thủ tướng để tập trung cho cương vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Nhân được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc nhất trí hiệp thương cử giữ vị trí này kể từ ngày 5/9 vừa qua.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, sinh năm 1953, quê Trà Vinh, là giáo sư kinh tế, tiến sỹ điều khiển học, thạc sĩ quản lý cộng đồng; cao cấp lý luận chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, đại biểu Quốc hội khóa 10, 12, 13.
Ông Nhân được cử giữ vị trí Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kể từ ngày 5/9/2013. Ảnh: N.Hưng.
Ông là Phó chủ tịch UBND TP HCM trước khi trở thành Bộ trưởng GD&ĐT năm 2006. Tháng 8/2007, ông được bổ nhiệm Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Giáo dục cho tới năm 2010) và tiếp tục được phê chuẩn giữ chức vụ này tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011.
Vào tháng 5 năm nay, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ông Nhân và Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là hai thành viên được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Trong buổi sáng 12/11, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tăng số Phó thủ tướng Chính phủ. Theo đó, số lượng Phó thủ tướng trong Chính phủ sẽ gồm có 5 người. Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó thủ tướng và tờ trình miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam. Theo tờ trình, hai ứng viên được Thủ tướng đề nghị vào hai vị trí Phó thủ tướng là ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá ông Đam là người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công và đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành tốt nhiệm vụ Phó thủ tướng. Còn ông Minh được đánh giá đã đóng góp tích cực vào thành tựu chung của công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. "Ông Phạm Bình Minh có đủ phẩm chất, năng lực để đảm nhận tốt cương vị Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao", Thủ tướng nói. Kết quả phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng sẽ có trong buổi sáng 13/11.
Theo VNE
Phó chủ tịch nước thăm công dân thứ 90 triệu 7 giờ 30 phút sáng nay (1.11), Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm cháu bé Nguyễn Thị Thùy Dung, công dân thứ 90 triệu. Sáng 1.11, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (bìa trái) và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm và tặng quà...