Chủ tịch nước: ‘Kết quả đàm phán Việt – Trung là tích cực’
Nhìn nhận chuyến thăm Trung Quốc đã giải quyết được các vấn đề lâu nay hai nước bàn bạc nhưng chưa thực hiện được, kể cả một số vấn đề nhạy cảm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá kết quả đàm phán vừa qua là rất tích cực.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri quận 1 (TP HCM) ngày 24/6. Ảnh: Hữu Công.
Ngày 24/6, tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, nhiều cử tri đã bày tỏ sự quan tâm về chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc ngày 19 – 21/6.
Cử tri Phạm Đức Hùng (phường Cầu Ông Lãnh) cho rằng, hai nước đã ra được tuyên bố chung, đồng thời thiết lập đường dây nóng về hoạt động nghề cá là kết quả rất đáng mừng. Tuy nhiên, theo cử tri này “người dân muốn biết rõ hơn nữa nội dung chuyến đàm phán cấp nhà nước vừa qua của Chủ tịch nước với Trung Quốc, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Cùng mối quan tâm về tình hình biển Đông, cử tri Lê Thanh Tùng cho biết, việc ra được tuyên bố chung giữa hai nước khiến người dân rất phấn khởi, là kết quả của đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt. Song, ông cũng đề nghị Chủ tịch nước cho biết thêm “bên trong chuyến công du và đàm phán với Trung Quốc vừa qua còn có vấn đề gì nữa không? Người dân cần biết rõ hơn để có thêm sự phấn khởi cũng như niềm tin, đồng thời có tinh thần cảnh giác cần thiết”.
Nhiều cử tri TP HCM quan tâm đến kết quả chuyến thăm và làm việc với Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào giữa tháng 6 vừa qua. Ảnh: Hữu Công.
Bên cạnh đó, kết quả đợt lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt vừa qua cũng nhận được nhiều ý kiến quan tâm và băn khoăn của cử tri TP HCM. Ông Lê Văn Minh (phường Cầu Ông Lãnh) cho hay, theo dõi việc lấy phiếu tín nhiệm, bản thân ông cũng như người dân đã được “nâng cao niềm tin ghê gớm”. “Đây là thắng lợi mang tính lịch sử về dân chủ, công khai và minh bạch đáp ứng được mong đợi của người dân”, ông Minh đánh giá.
Cho rằng việc lấy phiếu này đã bước đầu răn đe cũng như “lên dây cót” cho những thành viên còn yếu kém, nhưng cử tri Trần Thanh Tâm (phường Đa Kao) đề nghị, trong những lần lấy phiếu tín nhiệm tiếp theo, Quốc hội chỉ nên đưa ra 2 tiêu chí là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. “Không nên đưa ra 3 tiêu chí như trong đợt bỏ phiếu vừa qua. Trong từ điển Việt Nam không có định nghĩa thế nào là tín nhiệm cao và thế nào là tín nhiệm thấp”, ông Tâm nêu ý kiến.
Video đang HOT
Còn cử tri Lê Thanh Tùng thì kiến nghị “về sau nên thay tiêu chí tín nhiệm thấp thành không tín nhiệm, vì sự tín nhiệm mà thấp cũng chính là không được tín nhiệm”. Tuy nhiên, cần giữ lại 3 tiêu chí vì nếu chỉ có 2 thì sẽ nhiều trường hợp sẽ gây khó cân nhắc cho đại biểu.
Trong khi đó, cử tri Nguyễn Hữu Châu đề nghị cần nâng cao hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm hơn nữa. Cụ thể, trong tương lai những vị nào có số phiếu tín nhiệm cao dưới 50% thì phải xin từ chức.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với lãnh đạo UBND quận 1 (TP HCM) sau hội nghị tiếp xúc cử tri ngày 24/6. Ảnh: Hữu Công.
Chia sẻ với các cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc vừa qua không chỉ thu hút được sự quan tâm của cả nước mà cả quốc tế, nhất là khối ASEAN.
“Tôi xin báo cáo tóm tắt với bà con rằng, về cơ bản kết quả của đợt đàm phán Việt – Trung vừa qua là tích cực. Các vấn đề lâu nay 2 nước vẫn bàn bạc nhưng chưa có kết quả thì nay đã thực hiện được, kể cả một số vấn đề nhạy cảm. Tất cả nội dung của chuyến làm việc vừa rồi đã được đăng tải rất chi tiết trên các báo, nhất là trên mạng bà con nên tìm đọc để hiểu cho rõ”, Chủ tịch nước cho biết.
Theo người đứng đầu Nhà nước, biển Đông là vấn đề hết sức hệ trọng, để xử lý dứt điểm thì “không thể nào chỉ trong một sớm một chiều được”. Quan điểm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn trước sau như một, không hề thay đổi. Tuy nhiên, một chuyến thăm và làm việc không thể nào giải quyết hết các tranh chấp. “Lập trường 2 bên hoàn toàn khác nhau nên cần phải hết sức bình tĩnh”, Chủ tịch nước nói thêm.
Cũng theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, từ hàng nghìn năm nay ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt cá trên biển Đông. Trong quá trình đánh cá, sẽ có hai trường hợp thường xảy ra là gặp gió bão và đụng chạm nhau nên Việt Nam và Trung Quốc thiết lập đường dây nóng để kịp thời xử lý những trục trặc cho ngư dân.
“Đường dây này sẽ do hai vị bộ trưởng của 2 nước trực tiếp điều hành để giải quyết thỏa đáng những tình huống xảy ra. Dù mình vẫn giữ quan điểm của mình, bạn vẫn giữ quan điểm của bạn, song những gì có thể hợp tác trên biển mà không phương hại đến chủ quyền của mình và của các nước khác thì vẫn có thể cùng nhau hợp tác”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Những vũ khí Liên Xô bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Để giúp Việt Nam đối phó với diễn biến phức tạp trong vấn đề chủ quyền biển đảo, từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam nhiều tàu chiến và tên lửa phòng thủ bờ biển.
Hệ thống tên lửa chống hạm cơ động 4K44 Redut được thiết kế từ 1954 và trang bị cho quân đội Liên Xô từ 1963. Hệ thống phóng được đặt trên khung xe ZIL-135K 8x8 gồm một ống phóng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm P-35 được dẫn đường từ radar chỉ huy hoặc máy bay. Tên lửa P-35 mang đầu đạn 1.000 kg và tầm bắn 500 km (biến thể nội địa). Đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển có phạm vi tác chiến lớn lần đầu được chuyển giao cho Việt Nam giữa năm 1979, biên chế cho Đoàn 679 thuộc Quân chủng hải quân.
Hệ thống tên lửa chống hạm cơ động 4K51 Rubezh được thiết kế từ 1970 và trang bị cho quân đội Liên Xô từ 1978. Hệ thống phóng được đặt trên khung xe MAZ-543 8x8 gồm 2 ống phóng sử dụng tên lửa hành trình chống hạm P-21 (sử dụng đầu tự dẫn radar) hoặc P-22 (sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại) là phiên bản xuất khẩu của tên lửa P-15M có đầu đạn 454 kg và tầm bắn 80 km. Rubezh là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển thứ 2 được chuyển giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam.
Tàu hộ vệ săn ngầm Đề án 159 (NATO đặt tên là lớp Petya) phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1961. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 970 tấn (phiên bản 159A) đến 1.000 tấn (phiên bản 159AE), tốc độ khoảng 30 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 106 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-726 cỡ 76,2mm, 1 bệ 3 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, 2 bệ pháo phản lực 12 ống phóng đạn chống ngầm RBU-6000 Smerch-2 và 22 thủy lôi. Cuối năm 1978, Việt Nam tiếp nhận 2 tàu 159AE đầu tiên biên chế cho Hải đoàn 173 hải quân dưới số hiệu HQ-09, HQ-11 và đến năm 1984 tiếp nhận thêm 3 tàu 159A biên chế cho Lữ đoàn 171 hải quân dưới số hiệu HQ-13, HQ-15 và HQ-17.
Tàu tuần tiễu săn ngầm Đề án 201M (NATO đặt tên là lớp SO1) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1955. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 190 tấn, tốc độ 25-27 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 27 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 bệ pháo 2 nòng 2M-3 cỡ 25mm, 4 dàn pháo phản lực 5 ống phóng đạn chống ngầm RBU-1200, 24 bom chìm và 22 thủy lôi. Năm 1980, Việt Nam nhận 4 tàu 201M biên chế cho Lữ đoàn 161 hải quân dưới số hiệu HQ-271 đến HQ-274. Ảnh minh họa.
Tàu phóng lôi Đề án 206 (NATO đặt tên là lớp Shershen) có mặt trong Hải quân Liên Xô từ 1960. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 129 tấn, tốc độ 46 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 21 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm, 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206 cỡ 533mm với cơ số ngư lôi 4 quả loại 53-56V, 12 bom chìm và 6 thủy lôi. Năm 1979, Việt Nam tiếp nhận 9 tàu 206 biên chế cho Lữ đoàn 170 và 172 hải quân dưới số hiệu HQ-301 đến HQ-309.
Tàu phóng lôi Đề án 206M (NATO đặt tên là lớp Turya) được đưa vào phục vụ trong Hải quân Liên Xô từ 1970. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 218 tấn, tốc độ 44 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 25 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 1 bệ pháo 2 nòng AK-725 cỡ 57mm, 1 bệ pháo 2 nòng 2M-3M cỡ 25mm, 4 ống phóng ngư lôi OTA-53-206M cỡ 533mm với cơ số 4 ngư lôi loại 53-56V/53-56VA/53-65K và 10 bom chìm. Năm 1984, Việt Nam tiếp nhận 5 tàu 206M biên chế cho Lữ đoàn 172 hải quân dưới số hiệu HQ-331 đến HQ-335.
Tàu tên lửa Đề án 205 (NATO đặt tên là lớp Osa) có mặt trong Hải quân Liên Xô từ 1960. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 192 tấn, tốc độ 42 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 29 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 4 bệ phóng tên lửa KT-161 với cơ số 4 đạn P-15U và 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm. Việt Nam nhận 4 tàu 205U năm 1980 (số hiệu HQ-354 đến HQ-357) và 4 tàu 205ER năm 1981 (số hiệu HQ-358 đến HQ-361) biên chế cho Lữ đoàn 172 hải quân.
Tàu đổ bộ Đề án 771 (NATO đặt tên là lớp Polnocny-B) do Liên Xô - Ba Lan thiết kế và sử dụng từ năm 1967. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 795 tấn, tốc độ 18,4 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 37 người với khả năng vận chuyển 6 xe tăng/thiết giáp hoặc 10 xe vận tải và 204 lính. Tàu được trang bị 1 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm, 2 dàn pháo phản lực 18 nòng WM-18A cỡ 140mm với cơ số 180 đạn. Năm 1979, Việt Nam tiếp nhận 3 tàu 771 biên chế cho Lữ đoàn 125 hải quân dưới số hiệu HQ-511, HQ-512 và HQ-513.
Tàu quét mìn Đề án 266 (NATO đặt tên là lớp Yurka) phục vụ từ 1963. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 519 tấn, tốc độ 16 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 56 người. Hệ thống vũ khí của tàu gồm 2 bệ pháo 2 nòng AK-230 cỡ 30mm, 2 bệ 4 ống phóng tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 với cơ số 16 đạn, 36 bom chìm, 10 thủy lôi cùng hệ thống các thiết bị phá mìn bằng chạm nổ, từ tính, sóng âm... Năm 1981 Việt Nam tiếp nhận 2 tàu 266E biên chế cho Lữ đoàn 161 hải quân dưới số hiệu HQ-851 và HQ-852.
Theo soha
Bắc Kinh đồng ý bắt tay với Đài Loan trên Biển Đông Chỉ hơn một tuần sau khi được các "học giả" Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, hôm qua 31/10, Bắc Kinh cho biết hoàn toàn nhất trí với ý kiến này. Trả lời các phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 31/10, phát ngôn viên cơ quan...