Chủ tịch nước: Hà Nội giãn cách xã hội rất kịp thời, tạo bức tường ngăn đại dịch
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Hà Nội giãn cách xã hội rất kịp thời, tạo bức tường thành ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan”.
Chủ tịch nước đánh giá cao cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị của thành phố đã rất nỗ lực, cố gắng bảo vệ an toàn cho Thủ đô, đặc biệt là đội ngũ y tế, các lực lượng chống dịch tuyến đầu.
“Hà Nội đã có quyết định giãn cách xã hội rất kịp thời, giúp tạo bức tường thành ngăn chặn đại dịch lây lan, giúp tránh nguy cơ xảy ra khủng hoảng về y tế, kinh tế xã hội” , Chủ tịch nước đánh giá.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại Sở Chỉ huy công tác phòng, chống COVID – 19 thành phố Hà Nội.
Theo Chủ tịch nước, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cần được thực hiện quyết liệt, liên tục và các biện pháp cụ thể. Đặc biệt cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ thành phố đến quận, huyện và cơ sở, các tầng lớp nhân dân.
Video đang HOT
Trước sự nguy hiểm của biến thể Delta, Chủ tịch nước yêu cầu không để quá tải bệnh viện, không để bệnh nặng tăng nhanh và đặc biệt không để nhiều người chết. Chủ tịch nước cho rằng phải đặt vấn đề này với trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân để bảo vệ mạng sống con người, người dân là trên hết.
Chủ tịch nước đề nghị không chủ quan trước những biến thể mới của COVID-19; tiếp tục phát huy tinh thần 5K vaccine. Không được để Thủ đô – “trái tim của cả nước” bị dịch bệnh đe dọa, thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa, bảo vệ cho được Thủ đô.
Gợi ý một số biện pháp phòng, chống COVID-19 cho thành phố, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cập đến các vấn đề: Giãn cách, xét nghiệm, điều trị, vaccine và công nghệ; thực hiện nghiêm túc, phù hợp với diễn biến ở từng khu vực và trên địa bàn trong tiến hành giãn cách.
Về vaccine phòng COVID-19, Chủ tịch nước nhấn mạnh thành phố cần nghiên cứu các quan điểm về vấn đề này như: tập trung cho vùng đỏ, tiêm cho người già, người nghèo, người có bệnh nền….với chiến lược cụ thể.
Chủ tịch nước yêu cầu bảo vệ tốt nhất cho đội ngũ y bác sỹ và lực lượng tuyến đầu khác, sớm tiêm 2 mũi để đảm bảo an toàn trong thực thi nhiệm vụ. Thành phố cần áp dụng mạnh mẽ công nghệ trong phát hiện, truy vết.
” Không chọn giải pháp phần dễ cho chính quyền, phần khó cho người dân; chú ý khi ban hành quy định phải nghĩ thông suốt những mặt trái, khó khăn, trở ngại của người dân từ đó có giải pháp đi kèm, đồng bộ chính sách; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm “, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước gợi ý thành phố chủ động tìm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, khắc phục khó khăn, kết hợp chống dịch và duy trì sản xuất kinh doanh ở mức độ phù hợp để có nguồn lực chống dịch, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội.
Theo Chủ tịch nước, Hà Nội cần có kế hoạch tái thiết nền kinh tế ổn định tâm lý xã hội, nhất là các giải pháp tài khóa, tài chính, khoa học và công nghệ để sau khi chống dịch thành công, Hà Nội phải là trung tâm sản xuất phát triển mạnh mẽ. Để thực hiện điều đó, phải kiên quyết thực hiện giãn cách xã hội, không chần chừ. Chủ tịch nước đề nghị thành phố cần lưu ý làm tốt hơn nữa công tác chăm lo cho người dân, nhất là người dân ở các khu vực cách ly.
Công an Hà Nội cần kiểm tra ngẫu nhiên, tìm người ra đường không chính đáng
Nên chăng bên cạnh các biện pháp đang thực hiện, Hà Nội áp dụng thêm việc kiểm tra ngẫu nhiên trên đường để phát hiện những người ra khỏi nhà không lý do chính đáng.
Mấy ngày nay, dù đang trong thời gian giãn cách xã hội nhưng người dân Hà Nội vẫn nườm nượp ra đường như tháo khoán. Sáng 12/8, trên nhiều tuyến phố, ở chỗ chờ đèn tín hiệu, hàng trăm phương tiện dừng, đỗ san sát nhau không khác gì những ngày bình thường.
Là thành phố đông dân, có nhiều cơ quan trung ương, sở, ngành, các đơn vị sản xuất, cung ứng những mặt hàng thiết yếu, nhiều người ở Hà Nội có công việc phải ra đường trong thời gian giãn cách xã hội là điều đương nhiên. Nhưng hiện tượng người xe tấp nập, đông đột biến vài ngày qua cho thấy, trong số người đổ ra đường chắc chắn có những người không lý do chính đáng, xét theo hoàn cảnh đặc biệt của những ngày chống dịch quan trọng này.
Hà Nội đã bước sang ngày giãn cách thứ 20. Việc ở trong nhà một thời gian dài hẳn là điều không dễ chịu. Ai cũng thèm ra đường, thèm được cho lồng ngực hít căng bầu không khí, thèm được nhìn thấy những người khác và cảm nhận sự gấp gáp của cuộc sống thường nhật. Và hơn cả là nhu cầu làm việc kiếm tiền để chăm lo cho cuộc sống của gia đình, người thân.
Người dân Hà Nội nườm nượp ra đường vào sáng 12/8.
Những nhu cầu trên đều là chính đáng trong hoàn cảnh bình thường, nhưng không phải trong lúc này, khi việc phong tỏa nguồn bệnh, ngăn chặn lây lan được coi là quan trọng và cấp thiết nhất. Việc người dân đổ ra đường quá đông là điều cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến mọi nỗ lực kiềm chế dịch COVID-19 của cả thành phố, cả đất nước đổ sông đổ biển. Nói không quá, khi ra đường với lý do không chính đáng lúc này, người ta không chỉ đặt chính bản thân mình vào nguy hiểm mà còn có thể gieo rắc, lan truyền nỗi nguy hiểm cho rất nhiều người khác.
Và trong bất cứ thời điểm nào, bất cứ xã hội nào, tính mạng của con người vẫn luôn là thứ quý giá nhất, đáng được ưu tiên giữ gìn, bảo vệ nhất.
Để bảo vệ thành quả chống dịch, bảo vệ người dân, những ngày qua Thủ đô tăng cường siết chặt người ra đường, có lúc đưa ra biện pháp chưa phù hợp nhưng cũng đã nhanh chóng thay đổi, điều chỉnh. Người dân không còn phải đến UBND phường xin xác nhận vào giấy đi đường hay phải trình lịch trực, phân công nhiệm vụ khi qua chốt. Thành phố cũng yêu cầu người dân quét mã QR khi qua chốt kiểm dịch COVID-19... Tuy nhiên trên thực tế, không phải lối đi nào cũng có chốt kiểm soát và nhiều người dễ dàng né chốt để phóng xe trên đường.
Nên chăng bên cạnh những biện pháp đang thực hiện, Hà Nội áp dụng thêm việc kiểm tra ngẫu nhiên trên đường. Cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động thường xuyên tuần tra trên các tuyến phố, yêu cầu xuất trình giấy tờ đối với một số người, nếu ai không chứng minh được mình có lý do chính đáng để ra đường trong thời gian giãn cách xã hội thì lập biên bản xử phạt nặng.
Tuy số người được kiểm tra không nhiều nhưng cách này sẽ đánh tan tâm lý "chỉ cần né chốt là có thể đi đâu thì đi", nhờ sự hiện diện của sắc phục cảnh sát trên các tuyến đường, và việc truyền thông về các trường hợp bị phạt qua kiểm tra ngẫu nhiên. Nhờ đó, trước khi ra khỏi nhà, từng người sẽ nghiêm túc cân nhắc xem việc đó có thật sự cần thiết hay không.
Chỉ khi nào hạn chế được người ra đường với lý do không chính đáng, chúng ta mới sớm chặn được đường lây virus gây dịch COVID-19, ngày trở lại với cuộc sống bình thường mới sớm đến với người dân Thủ đô.
Hà Nội trả kết quả cho gần 3.600 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp qua hình thức gián tiếp Để tạo điều kiện cho người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), trong thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính qua hình thức gián tiếp. Trung tâm đã trả kết quả cho gần 3.600 hồ sơ hưởng BHTN theo đúng quy định. Tư...