Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu Sư đoàn 5 miền Đông Nam bộ
Chủ tịch nước và các đại biểu đã cùng ôn lại những năm tháng hào hùng của lịch sử đấu tranh giành độc lập thống nhất Tổ quốc.
Trong không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), chiều tối 20/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu Ban tổ chức Công trình sách Ký ức người lính cùng Ban liên lạc Hội Bạn chiến đấu, CCB Sư đoàn 5 Miền Đông Nam Bộ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước và các đại biểu đã cùng ôn lại những năm tháng hào hùng của lịch sử đấu tranh giành độc lập thống nhất Tổ quốc. Nhìn lại 40 năm sau chiến tranh chúng ta đã làm được rất nhiều việc để tôn vinh lịch sử dân tộc, tưởng nhớ công ơn những người đã khuất. Nhưng tất cả những gì đã làm mới chỉ đáp ứng được một phần so với những đóng góp vô cùng to lớn và sự hy sinh anh dũng của quân và dân cả nước.
Thời gian cứ dần trôi, tất cả những nhân vật lịch sử, những tư liệu lịch sử với bao kỷ niệm, dấu ấn, chiến công, kỳ tích chưa được tôn vinh sẽ khuất dần theo năm tháng, theo số phận của từng con người…
Thời gian qua, đã có nhiều câu chuyện cảm động được viết, được kể về những con người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, nhưng cũng vẫn còn rất nhiều những câu chuyện sinh động về phẩm chất Anh hùng của dân tộc Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, trong chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và biên giới thiêng liêng của Tổ quốc cùng với hình ảnh các cựu chiến binh trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế.
Người lính, dù đã về với đời thường nhưng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ họ vẫn tìm đến nhau, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn thường nhật của cuộc sống, cùng với thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp bản hùng ca người lính trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Được sự chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin Truyền thông, năm 2012 Ban tổ chức Công trình Ký ức người lính (gồm Ban liên lạc Hội Bạn chiến đấu, CCB Sư đoàn 5 Miền Đông Nam Bộ phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Truyền thông Nghĩa tình Đồng đội và Trung tâm hỗ trợ Nhân đạo Nghĩa tình Đồng đội) cùng các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện Công trình “Ký ức người lính”.
Công trình bao gồm nhiều hoạt động: Phát động phong trào viết và kể lại những câu chuyện, chiến công, kỳ tích, kỷ niệm sâu sắc trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp; Đế quốc Mỹ; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; Nhiệm vụ Quốc tế (giúp nước bạn Lào và Campuchia); Trong xây dựng đất nước giàu mạnh của chiến sỹ đồng bào cả nước để tập hợp, xuất bản Công trình “Ký ức người lính” và các hoạt động: Triển lãm, giao lưu truyền hình và hỗ trợ nhân đạo thông qua quỹ Nghĩa tình Đồng đội.
Video đang HOT
Chủ tịch nước chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước đánh giá cao công trình Ký ức chiến tranh. Đây là việc làm có tính nhân văn và ý nghĩa xã hội rộng lớn, nhằm lưu giữ và làm phong phú thêm giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân và quân đội ta trong các cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.
Công trình này cũng đóng góp vào công tác nghiên cứu lịch sử, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời góp phần giáo dục cho các thế hệ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới. Với ý nghĩa đặc biệt đó, Chủ tịch nước đề nghị Ban chỉ đạo và Ban tổ chức biên soạn công trình Ký ức người lính phải thẩm định chặt chẽ, chính xác tên đất, tên người, bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để xây dựng bộ lịch sử chân thực về cuộc chiến đấu oanh liệt giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Hoan nghênh những việc làm tình nghĩa của Hội bạn chiến đấu, Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn 5 miền Đông Nam Bộ, Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn có chính sách đối với người có công với nước, tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số thương binh và người có công chưa được hưởng chế độ, nhiều liệt sĩ chưa tìm được phần thân thể, Chủ tịch nước đề nghị các cựu chiến binh tiếp tục chung tay, cung cấp thông tin để tìm các đồng chí, đồng đội, đồng thời đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục, phối hợp với các địa phương, các cấp, các ngành để thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước.
Nhấn mạnh truyền thống anh hùng của Sư đoàn 5 miền Đông Nam bộ anh hùng, Chủ tịch nước mong rằng các cựu chiến binh tiếp tục phát huy phẩm chất người lính Bộ đội cụ Hồ, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đồng thời góp sức cùng toàn đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Theo Hoang Dung
VOV
Vùng đất lửa đi qua hai cuộc chiến khốc liệt
Một vùng đất lửa, đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, vẫn đứng đó, hiên ngang và bất khuất suốt những năm tháng qua để chứng kiến mảnh đất miền Nam ngày càng thay da đổi thịt.
Ban chấp hành Trung ương cục Miền Nam.
Để hiểu rõ hơn về mảnh đất lịch sử Chiến khu Đ (CKĐ) thì hãy một lần ghé thăm miền đất ấy để cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh.
Chiến khu Đ nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (diện tích 97.152ha gồm hồ Trị An, rừng miền Đông Nam bộ của 9 tỉnh lân cận và khu di tích CKĐ). Trong đó CKĐ có 3 địa danh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia gồm địa đạo Suối Linh, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông Nam Bộ với diện tích 39,8ha.
Theo sử xưa ghi lại thì CKĐ thời bấy giờ là tổng hành dinh của Khu bộ khu 7 - tổ chức hành chính, quân sự của các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn. CKĐ có nghĩa là "đói", "đau" hay "Đ" là chữ cái đầu viết tắt địa danh "Đất Cuốc" - nơi bộ đội của Tướng Huỳnh Văn Nghệ khởi cứ điểm đầu tiên kháng chiến chống Pháp (1945-1954); "Đ" chỉ chiến khu "Đỏ"; cũng là chữ đầu của tỉnh Đồng Nai, chiến khu Miền Đông, chiến khu Đầu tiên,... CKĐ là căn cứ cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Đông Nam bộ.
CKĐ thuộc tỉnh Biên Hòa được thành lập tháng 2/1946 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau khi Pháp chiếm Biên Hòa, các lực lượng vũ trang rút về vùng rừng núi Tân Uyên (thuộc quận Tân Uyên, Biên Hòa) để làm căn cứ địa kháng chiến. Thời kỳ đầu, CKĐ từ hạt nhân của 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An, sau đó được mở rộng ra và trở thành căn cứ địa không chỉ của tỉnh Biên Hòa mà còn của Khu 7 (từ năm 1947 đến 1950).
Đến năm 1951, CKĐ trở thành một trong hệ thống căn cứ địa của Nam bộ gồm: CKĐ, CK Dương Minh Châu, CK Đồng Tháp Mười, CK U Minh. Với địa thế rừng rậm, núi sâu hiểm trở, trung tâm tiếp giáp các tỉnh trong khu vực miền Đông, có suối nước, hệ động thực vật phong phú, là một khu vực lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ, nơi tập kết lực lượng, cất giấu kho tàng, vũ khí và phát triển mọi mặt của một căn cứ địa kháng chiến lâu dài, nên CKĐ được chọn xây dựng rất vững chắc là "bàn đạp" cho các cuộc tấn công nổi dậy của quân và dân miền Đông Nam bộ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, CKĐ được mở rộng, phát triển thêm về phía Đông và Đông Bắc giáp biên giới Campuchia và Đắk Lắk. Vùng căn cứ CKĐ là nơi thành lập đầu tiên của các đơn vị vũ trang miền Đông và chủ lực miền, nơi đứng chân của Khu ủy miền Đông và đặc biệt là nơi thành lập đầu tiên của Trung ương Cục miền Nam vào năm 1961.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, từ CKĐ, lực lượng cách mạng tổ chức nhiều trận tấn công vào kẻ thù giành chiến thắng vang dội. Chiến khu Đ được coi là trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời và phát triển của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ như tiểu đoàn 800, trung đoàn 762, sư đoàn 9, sư đoàn 5...
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 thì CKĐ là nơi tập kết của lực lượng quân đoàn 1, quân đoàn 4 trước khi tiến về giải phóng Sài Gòn. Tên Chiến khu Đ gắn liền với những chiến thắng vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của quân và dân Miền Đông Nam Bộ. Sự tồn tại và phát triển của CKĐ đã góp phần vào thắng lợi chung của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Kẻ thù luôn tìm mọi cách đánh phá nhưng thất bại, Ngô Đình Diệm và các tướng tá ngụy quyền Sài Gòn từng chua xót nhận định: "CKĐ còn, Sài Gòn mất". Giai đoạn 1962-1967, CKĐ trở thành căn cứ khá vững chắc đã dốc sức cùng toàn miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta Tết Mậu Thân (1968), cũng như sau này vùng lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975).
Một địa danh lịch sử đã bước qua chiến tranh, đã chịu cảnh tàn khốc của chiến tranh ác liệt nhưng vẫn hiên ngang đứng đó để nhìn miền Nam đổi mới. Sau giải phóng, CKĐ ngày càng được xây dựng, bảo vệ để con cháu đời sau nhớ ơn các vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ đất nước, để chúng ta có được hôm nay.
Ngày nay CKĐ được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia kết hợp với dòng sông Đồng Nai xanh mướt và khu rừng quốc gia Nam Cát Tiên trên 100 loài thú, 94 loài chim, 70 loài cá, hàng ngàn loài lưỡng cư và trên 1000 loài thực vật... là kho tàng vô giá. CKĐ là điểm đến để thế hệ trẻ có thể hiểu hơn về lịch sử, biết được cha ông ta đã phải hi sinh thế nào để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Qua đó giúp thế hệ trẻ biết ra sức học tập, công tác tốt để thể hiện lòng biết ơn với cha ông.
Mọt số hình ảnh về các hoạt động dâng hương tưởng niệm tại căn cứ của chiến khu D:
Nguyễn Nhâm
Theo_Người Đưa Tin
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trường Sỹ quan Lục quân 1 Chiều 15/4, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tới dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trường Sỹ quan Lục quân 1 (15/4/1945 - 15/4/2015) và trân trọng trao huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3 cho tập thể cán bộ, sỹ quan chỉ huy, thầy và trò nhà trường. Chủ tịch...