Chủ tịch nước gặp mặt chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu
Hướng tới kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám, ngày 16-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp gỡ thân mật đại biểu đại diện chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu – những nhân chứng lịch sử đã góp phần to lớn vào thành công của Tổng khởi nghĩa tại Thủ đô Hà Nội.
Gần 70 năm đã qua, đội ngũ chiến sĩ Việt Minh năm xưa với hàng trăm người, nay chỉ còn gần 140 người, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn luôn khẳng định tấm lòng sắt son với Đảng, Nhà nước. Tại buổi gặp mặt, các đại biểu bày tỏ mong muốn thành phố Hà Nội sẽ có đường phố mang tên Cách mạng tháng Tám, phong tặng Đội Việt Minh thành Hoàng Diệu là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân…
Nói chuyện với các đại biểu, Chủ tịch nước đánh giá cao chiến công to lớn của các chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu năm xưa đồng thời nhấn mạnh, chiến công của Đội có ý nghĩa lịch sử to lớn; thực sự là bài học quý báu về công tác vận động quần chúng. Ghi nhận kiến nghị của các đại biểu, Chủ tịch nước khẳng định: ảng và Nhà nước luôn biết ơn và trân trọng cống hiến, hy sinh của các chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu nói riêng và các đối tượng chính sách, người có công nói chung. Chủ tịch nước chúc các đại biểu sức khỏe, tiếp tục cống hiến, nêu gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Video đang HOT
Theo ANTD
Bảo tàng Công an nhân dân tiếp nhận kỷ vật lịch sử
Sáng 2/4, Bảo tàng Công an nhân dân đã tiếp nhận kỷ vật lịch sử của Trung tá Nguyễn Văn Giới, nguyên Giám thị trại tạm giam Sở Công an Hà Nội tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Trải qua gần 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã lập nên những chiến công vẻ vang, góp phần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thân yêu. Những di vật, kỷ vật gắn liền với những chiến công, những con người đang còn hiện hữu trên khắp mọi vùng miền, các lĩnh vực và thuộc sở hữu của nhiều tập thể, cá nhân, đặc biệt là các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân qua các thời kỳ... Đó chính là những di sản văn hóa quý báu, góp phần tạo nên giá trị bản sắc Công an nhân dân, bản sắc văn hóa dân tộc.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân, Viện lịch sử Công an nhân dân và một số cơ quan báo chí xuất bản CAND đã thống nhất phát động Cuộc vận động "Sưu tầm và Tuyên truyền kỷ vật lịch sử Công an nhân dân"
Theo đó, sáng 2/4, Bảo tàng Công an nhân dân đã tiếp nhận kỷ vật lịch sử của Trung tá Nguyễn Văn Giới, nguyên Giám thị trại tạm giam Sở CAHN tại thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
Bảo tàng CAND tiếp nhận kỷ vật của Trung tá Nguyễn Văn Giới
Đồng chí Nguyễn Văn Giới sinh ngày 2 tháng 6 năm 1921, tại thôn Giai Lạc, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc thành phố Hà Nội), tham gia cách mạng từ tháng 3 năm 1945 và đã cùng đồng đội anh dũng chiến đấu trong suốt những năm tháng kháng chiến.
Từ năm 1968, đồng chí được điều làm Phó Giám thị, sau làm Giám thị trại tạm giam Công an Hà Nội thời kỳ 1978 - 1981. Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trước lúc lâm chung, đồng chí đã giao lại những kỷ vật của năm tháng hoạt động và công tác cho con trai là Nguyễn Tuấn Khải lưu giữ.
Việc trao tặng lại kỷ vật lịch sử của gia đình Trung tá Nguyễn Văn Giới cho Bảo tàng CAND lưu giữ, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống của ngành Công an nói riêng, và sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ độc lập, tự do cho tổ quốc của các bậc cha anh đi trước nói chung.
Đồng đội cũ cùng gia đình Trung tá Nguyễn Văn Giới
Đây cũng là dịp để đồng đội của Trung tá Nguyễn Văn Giới gặp mặt, cùng nhau ôn lại kỉ niệm của những năm tháng vào sinh ra tử. Nhắc đến đồng chí, Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam - người đồng chí, đồng đội của đồng chí Nguyễn Văn Giới xúc động nói: "Chúng tôi là những người đi qua bom đạn lịch sử của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Sau ngày hòa bình lập lại, tôi đã nhiều lần có dịp về chơi và gặp mặt anh Giới. Ngày hôm nay, nhìn thấy những kỷ vật để lại của anh Giới, tôi thấy vô cùng xúc động và như được thấy anh đang đứng bên tôi..."
Việc làm thiết thực của gia đình con cháu đồng chí Nguyễn Văn Giới còn góp phần khơi dậy lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc. Đồng chí và biết bao đồng đội khác sẽ mãi là tấm gương cho con cháu học tập và noi theo.
Theo ANTD
Bí ẩn hai ngôi mộ cổ bị xiềng xích ở Đà Nẵng Bị triều đình nhà Nguyễn khép vào tội "phản nghịch", ngôi mộ của vị này đã bị chính quyền bấy giờ xiềng lại bằng một sợi xích. Từ những năm cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX, những cư dân sinh sống ở vùng đất nằm về phía tây bắc của huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã phát hiện thấy...