Chủ tịch nước gặp mặt các các cựu tù cách mạng
Trong không khí xúc động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu đã cùng ôn lại một giai đoạn hào hùng đấu tranh sinh tử, vượt qua gian nguy, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện cùng các đại biểu. Ảnh: VOV
Ngày 9/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật 130 đại biểu đại diện cho các đồng chí là cấp ủy trong các nhà tù, trại giam của Mỹ, ngụy giai đoạn 1954-1975, nhân dịp các đồng chí về Thủ đô dự gặp mặt do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức.
Trong không khí xúc động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các đại biểu đã cùng ôn lại một giai đoạn hào hùng đấu tranh sinh tử, vượt qua gian nguy, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù, bảo vệ khí tiết, thành lập cấp ủy chỉ đạo phong trào đấu tranh từ trong các trại giam, nhà tù của Mỹ, ngụy, bảo vệ đồng chí, đồng đội, góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Ngày nay, trở về với đời thường, các cựu tù cách mạng năm xưa hầu hết tuổi cao, sức yếu nhưng vẫn một lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc, sẵn sàng góp sức trong công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều đồng chí trở thành điển hình tiên tiến, nêu gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Bày tỏ vui mừng trước những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội thời gian qua, các đại biểu cũng chia sẻ, bày tỏ trăn trở với những tồn tại và mặt trái xuất hiện ngày càng nhiều, tác động đến tâm tư tình cảm của người dân. Các đại biểu nhấn mạnh, trong mọi hoàn cảnh, lòng tin vào Đảng và sự tín nhiệm của quần chúng chính là sức mạnh làm nên thành công của cách mạng.
Video đang HOT
Xúc động gặp nhiều đồng chí, đồng đội, Chủ tịch nước khẳng định Đảng và Nhà nước đặc biệt đánh giá cao hoạt động của các cấp ủy trong các nhà tù trại giam của chế độ cũ. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã giao cho Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, tổng kết có hệ thống hoạt động của tổ chức Đảng trong các nhà tù, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân giành độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch nước cho rằng cuộc gặp mặt sau 40 năm là hết sức có ý nghĩa, thời gian không chờ đợi, Chủ tịch nước mong muốn các đại biểu góp sức cùng cán bộ Học viện Hồ Chí Minh hoàn thiện bộ sử của cấp ủy cách mạng trong các nhà tù trại giam của chế độ cũ.
Nhấn mạnh tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, giữ vững khí tiết cách mạng khi sa vào tay giặc của các cựu tù cách mạng…Chủ tịch nước cho rằng, ôn lại giai đoạn hào hùng của thời trai trẻ của hầu hết các đại biểu để thấy thật tự hào về khí phách và niềm tin vào Đảng, vào chính nghĩa, đóng góp to lớn vào thành công của cách mạng nước nhà.
Chủ tịch nước tin rằng mỗi đại biểu trở về với cuộc sống đời thường sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần cách mạng đóng góp vào công cuộc xây dựng Đảng, mạnh dạn đấu tranh, nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, như vậy sẽ góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền.
Đồng thời, Chủ tịch nước mong muốn các đại biểu tiếp tục giáo dục truyền thống cách mạng và nêu gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Theo TTXVN, VOV
Bộ trưởng 2 lần nhận tín nhiệm "báo động" - quyết định thuộc Đảng
"Có một số Bộ trưởng đã có nhiều cố gắng sau lần lấy phiếu đầu tiên nhưng vẫn chưa có kết quả cao trong lần lấy phiếu vừa qua. Việc điều chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những chức danh này hay không phụ thuộc cơ quan của Đảng"...
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi trong cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 8 của Quốc hội chiều tối 28/11.
Kết quả sau cùng với việc sửa Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của nhà nước do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo hướng giảm tần suất lấy phiếu từ định kỳ hàng năm xuống 1 lần/nhiệm kỳ, giữ nguyên 3 mức đánh giá tín nhiệm tiếp tục nhận nhiều quan tâm của báo giới, dư luận.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì cuộc họp báo sau lễ bế mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Một băn khoăn được gửi tới Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc là kết quả tổng hợp ý kiến kiến nghị cử tri cho thấy, tại 13 tỉnh thành cử tri có ý kiến về việc sửa Nghị quyết 35 đều thể hiện nguyện vọng duy trì ít nhất 2 lần lấy phiếu/nhiệm kỳ, thiết kế phiếu tín nhiệm với 2 mức đánh giá, khác với phương án quyết định của Quốc hội khi thông qua Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35.
"Vậy kết quả hơn 81% đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm (sửa đổi) của Quốc hội hôm nay có phản ánh đúng, phù hợp với nguyện vọng, ý chí của cử tri?" - đây là câu hỏi báo giới đặt ra với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận, trong quá trình thảo luận về việc sửa Nghị quyết 35 tại hội trường cũng còn ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau. 6/6 đại biểu phát biểu trên hội trường cho là nên lấy 2 lần/nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích, các đại biểu khác chưa phát biểu hoàn toàn có thể là những ý kiến đồng tình với phương án như dự thảo Nghị quyết sửa đổi đề ra.
"Và kết quả biểu quyết với hơn 81% đại biểu tán thành việc lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ, đánh giá tín nhiệm ở 3 mức hôm nay đã thể hiện điều đó" - ông Phúc nhấn mạnh.
Nói thêm về vấn đề phiếu tín nhiệm phân làm 2 mức hay 3 mức, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhắc lại nguyên tắc lấy phiếu để thăm dò tín nhiệm đối với những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý. Việc này nhằm phục vụ việc phân công, điều chuyển, luân chuyển cán bộ cũng như để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau. Theo đó, việc lấy phiếu ở 3 mức sẽ giúp có nhiều lựa chọn, đánh giá cụ thể hơn đối với cán bộ chứ không hướng tới mục đích xử lý cán bộ.
"Khi tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng sẽ trao đổi vấn đề này, để giải thích với cử tri điều đó và tôi tin cử tri sẽ hiểu, thông cảm" - ông Nguyễn Hạnh Phúc đáp.
Một câu hỏi khác đặt ra cho Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc lấy phiếu tại nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII cho thấy có những Bộ trưởng đã 2 lần liên tiếp nhận kết quả đánh giá tín nhiệm "báo động", có cơ chế điều chuyển, thay đổi vị trí công tác?
Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận: "Đúng là có một số vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã có nhiều cố gắng sau lần lấy phiếu đầu tiên nhưng vẫn chưa có kết quả cao trong lần lấy phiếu vừa qua. Điều đó là lời nhắc nhở để các vị đó cần phát huy hơn nữa. Còn vấn đề có điều chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những chức danh này hay không là phụ thuộc vào cơ quan tổ chức cán bộ, cơ quan của Đảng".
Quốc hội không can thiệp việc mâu thuẫn của đại biểu
Vấn đề khác đặt ra với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là hiện tượng đại biểu Quốc hội có những hình thức tranh luận "quá lố" xúc phạm nhau, như vụ ông "nghị" Hoàng Hữu Phước viết blog "nhạo" đại biểu Trương Trọng Nghĩa (cùng đoàn ĐBQH TPHCM) gây sóng dư luận từ đầu kỳ họp. Được biết, ít ngày trước, đoàn ĐBQH TPHCM đã họp, yêu cầu ông Phước phải xin lỗi cả tập thể nhưng ông Phước không đồng ý ký biên bản làm việc. Đây không phải là lần đầu ông "nghị" Phước bài bác đồng nghiệp một cách xúc phạm trên blog cá nhân. Trước đó, trong bài viết "tứ đại ngu", ông Phước đã hướng mũi công kích tới đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) và phải đính chính, xin lỗi ông Quốc sau đó. Băn khoăn đặt ra là làm sao để đảm bảo văn hoá nghị trường, tránh hiện tượng đại biểu xúc phạm nhau qua các sự việc này? Đáp lại câu hỏi, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhìn nhận, chuyện tranh luận, trao đổi với nhau là quyền riêng tư của đại biểu, trong đó có cả việc phát ngôn, nêu quan điểm, viết bài trên blog. "Chuyện chưa hiểu nhau, mâu thuẫn, bức xúc giữa 2 đại biểu cũng là hoàn toàn bình thường. Các đại biểu đã tự phân giải được, tự xin lỗi nhau, không còn ý kiến là một việc tốt, chưa có vấn đề gì cần đưa ra lên đến Quốc hội" - ông Phúc phân tích. Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc muốn đưa ra Quốc hội giải quyết cũng cần có văn bản đề xuất, nêu ý kiến của đoàn ĐBQH trực tiếp quản lý đại biểu gửi lên. Đến thời điểm này, Quốc hội chưa nhận được thông tin, văn bản nào về vấn đề này.
P.Thảo
Theo Dantri
Dự án trên núi Hải Vân: Phải đặt lợi ích quốc phòng trên lợi ích kinh tế "Là người Quảng Nam nên tôi biết khu vực này quan trọng, khống chế toàn bộ vùng vịnh Đà Nẵng. Trước đây, Pháp, Mỹ đều đổ bộ từ đây vào Việt Nam. Nếu có sự cố liên quan đến quốc phòng an ninh thì xử lý ra sao?", đại biểu Phạm Trường Dân nói. Ngày 25/11, bên hành lang Quốc hội, đại biểu...