Chủ tịch nước gặp mặt 63 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia
Ngày 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt 63 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2014.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với đại diện các Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2014. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã báo cáo Chủ tịch nước Chương trình Thương hiệu quốc gia trong thời gian qua.
Là chương trình duy nhất của Chính phủ gắn gới 3 giá trị “Chất lượng – Đổi mới, Sáng tạo – Năng lực tiên phong,” được tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia lần thứ 4 năm 2014 đã công nhận 63 doanh nghiệp hàng đầu, trong đó có 48 doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia từ năm trước, 15 doanh nghiệp mới được lựa chọn và công nhận năm 2014.
Đây là những doanh nghiệp đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao về lợi nhuận và doanh thu; giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu, trong đó có doanh nghiệp tăng trưởng 100%.
Với sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã tập trung vào các trọng điểm nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng cường năng lực kinh doanh và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng bá; hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng có năng lực cạnh tranh xuất khẩu.
Năm 2013, các hoạt động phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, tiếp cận người tiêu dùng trong cả nước đã thu hút 7.000 lượt doanh nghiệp tham gia, trên 280.000 giao dịch được thực hiện, tổng giá trị hợp đồng biên bản ghi nhớ ký kết đạt 1,4 tỷ USD và 162 tỷ đồng. Các hoạt động hội chợ, phiên chợ thu hút được gần 1,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Chia sẻ về thành công trong việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu, các đại biểu cho rằng đạt được thương hiệu đã khó nhưng giữ được thương hiệu còn khó khăn hơn.
Để đứng vững trên thương trường, bên cạnh nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, các đại biểu mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong cơ chế, ban hành chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng Thương hiệu quốc gia và đưa Thương hiệu của quốc gia ra quy mô toàn cầu.
Trao đổi với các đại biểu, Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia trên thế giới đều mong muốn khẳng định vị thế trong nhận thức chung của cộng đồng quốc tế nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, qua đó thu hút tối đa các nguồn lực cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Vì vậy, hoạt động triển khai chương trình thương hiệu quốc gia có tác dụng xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với vị thế là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng.
Đánh giá cao các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia vẫn giữ được tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh, phát triển tốt về doanh thu, giữ vững được thị trường nội địa và xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, Chủ tịch nước lưu ý, đây là thời điểm để Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới; đồng thời là cơ hội để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới cao hơn thông qua việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN; dự kiến ký kết các Hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, Liên minh thuế quan Nga-Kazakhstan-Belarus, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Do vậy các doanh nghiệp Thương hiệu Việt Nam cần tích cực, chủ động đóng vai trò là động lực cho sự phát triển trong năm 2015 và những năm tới.
Để hoàn thành những mục tiêu đó, Chủ tịch nước yêu cầu các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia cần đảm bảo uy tín chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống sản xuất kinh doanh tiên tiến và năng lực tài chính lành mạnh; không ngừng cải tiến công nghệ máy móc nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh; tiếp tục nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình ở trong và ngoài nước để xứng đáng với vai trò tiên phong Thương hiệu quốc gia.
Hoan nghênh Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã tổ chức xây dựng và quảng bá Thương hiệu quốc gia, Chủ tịch nước mong muốn thông qua việc công nhận danh hiệu, doanh nghiệp cần tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm để có nhiều hơn nữa các đơn vị đạt Thương hiệu quốc gia, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Theo Hoàng Giang
VietnamPlus/TTXVN
Người Hồng Kông xuống đường biểu tình "mừng" lễ Giáng sinh
Người biểu tình Hồng Kông đã tổ chức lễ Noel năm nay bằng cuộc diễu hành tới trụ sở chính quyền thành phố, mang theo những chiếc ô vàng và các tấm biểu ngữ "Chúng tôi muốn bầu cử tự do đúng nghĩa".
Người biểu tình Hồng Kông tổ chức diễu hành trên đường phố trong ngày Chúa Giáng sinh.
Vào ngày 24/12, khoảng 100 người biểu tình Hồng Kông đã xuống đường tổ chức lễ Giáng sinh theo cách riêng của họ. Đây là lần diễu hành với số lượng lớn đầu tiên kể từ khi các trại biểu tình của phong trào "Chiếm trung tâm" bị giải tỏa hồi trung tuần tháng này.
Những người biểu tình mang theo những chiếc ô vàng, biểu tượng của phong trào "Chiếm trung tâm" và những tấm biểu ngữ dài nhiều mét với khẩu hiệu "Chúng tôi muốn bầu cử tự do đúng nghĩa".
Trang AFP cho biết, nhiều hoạt động khác đã diễn ra trong đêm 24/12 và ngày lễ Noel bao gồm cả một màn nhảy tập thể trên nền nhạc Giáng sinh với chủ đề kêu gọi biểu tình.
"Tôi chắc chắn rằng phong trào "Chiếm trung tâm" sẽ không bao giờ kết thúc trong trái tim tôi. Dù có bị chính quyền ngăn cản và đàn áp thì chỉ cần chúng tôi kiên định đến cùng, cuộc biểu tình này sẽ tiếp tục", anh Cheung Wai-man (25 tuổi), người sáng lập một công ty thương mại điện tử, cho hay.
Công dân Hồng Kông này nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn chính quyền hiểu rằng nhân dân có quyền lực của họ".
Trong ngày hôm qua, nghị sỹ Hội đồng lập pháp Lương Quốc Hùng, một trong số các thủ lĩnh của phong trào "Chiếm trung tâm", tuyên bố trước đám đông tụ tập ở trụ sở chính quyền đặc khu rằng: "Chúng ta đã từ bỏ các khu vực chiếm giữ trước đây. Từ giờ trở đi, chúng ta cần tiếp tục tranh đấu đòi bầu cử tự do trên diện rộng với các biện pháp hòa bình".
Phong trào biểu tình, được biết đến với cái tên "Phong trào dù" hay "Chiếm trung tâm", nổ ra sau khi Bắc Kinh ra quy định bầu cử mới hồi tháng 9.
Cuộc biểu tình do sinh viên lãnh đạo đã yêu cầu tổ chức bầu cử một cách tự do vào năm 2017, cho phép người dân đặc khu này tự lựa chọn ứng cử viên cho vị trí Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông.
Sau hơn hai tháng "Phong trào dù" chiếm giữ những tuyến phố chính ở Hồng Kông, ngày 11/12 vừa qua cảnh sát đặc khu đã hoàn tất công tác tỏa khu trại cuối cùng của những người biểu tình, nối lại giao thông tại quận trung tâm Admiralty.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Mỹ thả 4 tù nhân khỏi nhà tù Guantanamo Ngày 20/12, Mỹ thông báo đã cho phép 4 tù nhân người Afghanistan trở về quê hương sau hơn 10 năm bị giam giữ tại nhà tù vịnh Guantanamo. 5 trong số 6 cựu tù nhân ở Guantanamo vừa được thả vào đầu tháng 12 "Sau khi thẩm xét vụ án và khảo sát nhiều nhân tố bao gồm các vấn đề an...