Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh
Ngày 8-3, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam.
Với vị trí địa lý nằm trong vịnh Bình Ba kín sóng, kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20m nước, khu vực này ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn; sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về sử dụng căn cứ Cam Ranh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Cảng-Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) đã được chính thức thành lập với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) góp 1.500 tỷ (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp 500 tỷ (chiếm 25%).
Lễ thượng cờ hai tàu ngầm 184-Hải Phòng và 185-Khánh Hòa tại Quân cảng Cam Ranh.
(Ảnh:TTXVN)
Ngày 13-9-2014, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải; sữa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, giao TCP Cam Ranh nhiệm vụ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Cảng Quốc tế Cam Ranh với nhiệm vụ đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại Căn cứ quân sự Cam Ranh; tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, sẵn sàng chiến đấu; góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định.
Video đang HOT
Cảng Quốc tế Cam Ranh sau khi hoàn thành sẽ là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Cảng được chia làm hai nhóm: Công trình thủy công và nhóm công trình trên bờ. Trong đó, nhóm công trình thủy công gồm hệ thống các cầu cảng được bố trí theo phương án bến nhô, cập tàu hai phía để tăng cường năng lực đón tiếp tàu (bước 1, giai đoạn 1 dự án có 5 bến cập tàu dài 2.147m).
Nhóm công trình trên bờ gồm hệ thống công trình dịch vụ đón tiếp và điều hành với khu nhà văn phòng, đón tiếp, nhà ăn ca 7 tầng; công trình dịch vụ hậu cần kỹ thuật gồm tổng kho phân phối hàng hóa, khu thể thao gồm nhà thi đấu thể thao 2.100m2; khu thể thao ngoài trời; hệ thống cây xanh cảnh quan có diện tích trên 20.000m2, phần đất dự phòng phát triển để xây Khu triển lãm hàng hải quốc tế.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những nỗ lực của Tổng Công ty Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, của Bộ Quốc phòng, của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa với dự án quan trọng này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ Việt Nam là một quốc gia với hơn 3.200km bờ biển, nằm trong vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng với những tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của khu vực và thế giới.
Nhận rõ vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chương trình phát triển kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; trong đó, có chủ trương phải nhanh chóng xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh – một trong những cảng nước sâu hàng đầu của Việt Nam ở gần tuyến hàng hải quốc tế, trở thành một khu dịch vụ hàng hải và cung ứng, sửa chữa tàu biển lớn, hiện đại và đã giao cho Tổng Công ty Cảng Sài Gòn cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam triển khai thực hiện.
Chủ tịch nước khẳng định xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh là để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Dự án xây dựng Cảng biển Quốc tế Cam Ranh mới hoàn thành giai đoạn 1, công việc còn lại rất lớn, đề nghị lãnh đạo Công ty Tân Cảng cần khẩn trương tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện giai đoạn hai của dự án, đạt được yêu cầu cả về tiến độ và chất lượng để Cảng biển Quốc tế Cam Ranh phải là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu; đồng thời phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không xảy ra tai nạn, không thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
Công ty Tân Cảng cần khẩn trương đưa các công trình đã hoàn thành vào khai thác sử dụng có hiệu quả. Tập thể cán bộ, công nhân viên chức Cảng Quốc tế Cam Ranh cần năng động, sáng tạo; các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương cần quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vận hành khai thác Cảng.
Tuyên truyền sâu rộng về Cảng Quốc tế Cam Ranh đến bạn bè quốc tế, thu hút các hãng tàu lớn trên thế giới đưa tàu (cả dân sự và quân sự) đến bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm… ở Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Chủ tịch nước tin tưởng mỗi cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị xây dựng và quản lý khai thác sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khiêm tốn học hỏi để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Các cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản lý tốt mọi mặt hoạt động, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để Cảng Quốc tế Cam Ranh thực sự là cảng biển chính quy, mẫu mực, an toàn, có sức hút mạnh mẽ đối với các nước và các hãng tàu lớn nước ngoài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo NTD
Cam Ranh lọt vào tầm tác chiến của máy bay quân sự Trung Quốc
Cam Ranh, quân cảng chiến lược của Việt Nam đã nằm gọn hoàn toàn trong tầm tác chiến của các máy bay quân sự Trung Quốc, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Phân tích mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), dựa trên những hình ảnh được thu thập từ vệ tinh và tiềm lực quân sự của Trung Quốc cho thấy, sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân đạo phi pháp tại đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn được đưa vào hoạt động sẽ cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát toàn bộ không phận trên Biển Đông.
Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, theo đồ họa mà CSIS vừa đăng tải, tầm tác chiến của các máy bay tại sân bay trên đảo Chữ Thập hoàn toàn bao trùm lên căn cứ quân sự Cam Ranh, căn cứ hải quân đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Cũng theo hình ảnh đồ họa được CSIS đăng tải, toàn bộ khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép đã gần như "bất khả xâm phạm" khi được bảo vệ bằng hệ thống phòng không HQ-9 đặt trên đảo Phú Lâm.
Chưa hết, hình ảnh đồ họa của CSIS đăng tải ngày 22.2 cũng cho thấy phạm vi hoạt động của hệ thống radar tầm xa mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên đá Châu Viên. Theo đó, với khả năng hoạt động "ngoài đường chân trời" của mình, hệ thống radar mới sẽ cho phép Trung Quốc theo dõi toàn bộ không phận và hải phận trên quần đảo Trường Sa.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang lắp đặt radar tầm xa trên đá Châu Viên
Thậm chí, loại radar HF mới đang được lắp trên đá Châu Viên được cho là có khả năng dò tìm được cả máy bay tàng hình, trong một số tình huống nhất định.
Tất cả những thông tin trên cho thấy, Trung Quốc đã chuẩn bị và gần như hoàn thành cái gọi là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) trên Biển Đông. Đồng thời, Bắc Kinh có thể sẽ thông qua và tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như là bước cuối cùng trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của họ.
Tất cả những điều trên cho thấy, trong thời gian tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông khó có thể lắng dịu trở lại. Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra hàng loạt các hành động khiêu khích mới, làm khuấy động và khiến căng thẳng trên Biển Đông dâng cao hơn nữa.
Thiên Hà (CSIS, Foxtrot Alpha)
Theo Một Thế giới
Vụ thám sát gia đình 6 người ở Bình Phước: Nguyễn Hải Dương xin ân xá Nguyễn Hải Dương - chủ mưu gây ra vụ thảm sát Bình Phước vừa trình đơn Chủ tịch nước để xin được ân xá tội. Trong khi đó, phiên tòa xét xử phúc thẩm cho Tiến và Thoại dự kiến diễn ra ngày 21-3 tại TAND cấp cao TP HCM. TAND cấp cao tại TP HCM cho biết dự kiến ngay 21-3 sẽ...