Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sáng 22/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam bày tỏ lòng thành kính trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Lễ dâng hương kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng (25/8/1911-25/8/2021). Cùng dự Lễ dâng hương, dâng hoa có các Ủy viên Bộ Chính trị: Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng dự còn có các Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam bày tỏ lòng thành kính trước anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam – vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam, vị tướng lừng danh thế giới. Chủ tịch nước và Đoàn tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn đối với Đại tướng đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước.
Đại tướng là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng, Tổng tư lệnh, “Văn lo vận nước văn thành võ/Võ thấu lòng dân võ hóa văn”. Ông là đại tướng đầu tiên của quân đội ta. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã không chỉ được khắc ghi trong lịch sử dân tộc mà còn lừng danh thế giới và luôn ngời sáng mãi trong lòng dân… Trọn cuộc đời mình, Đại tướng gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan phòng truyền thống Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Với Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng Tư lệnh – Người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đảm nhiệm trọng trách lớn lao là Đại tướng khi mới chỉ 37 tuổi, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã luôn nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân Việt Nam.
Không chỉ là một thiên tài quân sự, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những chiến công hiển hách, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của ông nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.
Video đang HOT
Ở Đại tướng luôn sáng ngời những phẩm chất nhân cách của nhà văn hóa lớn, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đặc biệt là 6 đức tính cần phải có của các vị tướng do Bác Hồ chỉ ra “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung” luôn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp thực hiện đầy đủ, trọn vẹn.
Ca ngợi tài năng, đức độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Vũ Khiêu viết: “Võ công truyền quốc sử. Văn đức quán nhân tâm”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim người dân Mường Phăng, Điện Biên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được coi là một người thân trong gia đình đối với đồng bào các dân tộc xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đối với đồng bào các dân tộc nơi căn cứ địa cách mạng xã Mường Phăng (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn được coi là một người thân trong gia đình.
Những hình ảnh về Đại tướng, những lời căn dặn của ông trong chuyến thăm lại Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lần cuối vào năm 2004 vẫn luôn khắc sâu trong trái tim của mỗi người dân nơi đây. Ai cũng lấy đó làm động lực để xây dựng, bảo vệ quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.
Bên hiên ngôi nhà sàn cuối bản Bua, xã Mường Phăng, mỗi ngày ông Lò Văn Biên, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng đều dành thời gian bên chiếc đài quay băng màu đỏ - kỷ vật quý giá của gia đình.
Đây là món quà mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng bố ông là Lò Văn Bóng - người tham gia bảo vệ an ninh vòng ngoài kiêm liên lạc cho Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 trong chuyến thăm cuối cùng Đại tướng lên Điện Biên vào năm 2004.
Chiếc đài quay băng màu đỏ là kỷ vật quý của gia đình ông Lò Văn Biên.
Nhớ lại những giây phút của chuyến thăm ấy, ông Lò Văn Biên xúc động: " Năm 2004, nhân dân cả xã Mường Phăng đến chờ từ lúc sáng sớm để nhìn thấy bác Giáp. Bác nói chuyện với nhân dân, căn dặn nhân dân Mường Phăng phải làm sao, cố gắng đoàn kết, cố gắng làm ăn phát triển kinh tế. Bác tặng cho bố tôi chiếc đài, ông sướng lắm, để cạnh người suốt ngày, đi ngủ thì nghe radio. Bây giờ ông mất rồi gia đình tôi vẫn giữ làm kỷ vật của bác Giáp".
Chiếc đài là món quà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho ông Lò Văn Bóng.
Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm lại bà con nhân dân vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng. Nghe tin Đại tướng lên thăm, hàng nghìn người dân Mường Phăng và các xã lân cận trong vùng chờ sẵn từ sáng sớm tại cánh đồng Phiêng Ta Lét để đón người Anh hùng của dân tộc.
Ông Lường Văn Nánh, người dân bản Phăng 1, xã Mường Phăng nhớ lại: Đối với cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Mường Phăng, giây phút đó luôn in đậm trong ký ức của nhiều thế hệ đồng bào nơi đây. Những lời căn dặn của Đại tướng rằng, bà con Mường Phăng cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, hăng say lao động, giữ gìn thật tốt khu di tích cho các thế hệ mai sau vẫn luôn được nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp thôn bản, trong những lời truyền dạy cho con cháu về sau.
"Lúc bấy giờ dân Mường Phăng cũng khóc, kể cả bác Giáp cũng xúc động tay bắt mặt mừng với dân Mường Phăng. Tình cảm với bác Giáp thì bác cũng như người nhà của dân Mường Phăng. Bác bảo người dân cố gắng bảo vệ khu di tích này để cho tương lai sau này, không được phá rừng, để rừng xanh nhà mới sạch, bác căn dặn bà con như thế ", ông Lường Văn Nánh nói.
Bức ảnh cụ Lò Thị Đôi chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tại ngôi nhà của anh Lò Văn Ánh ở bản Phăng 2, xã Mường Phăng, bức ảnh khoảnh khắc cụ Lò Thị Đôi chụp chung hình với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lần lên thăm lại Điện Biên cuối cùng năm 2004 luôn được treo tại vị trí trang trọng nhất trong nhà. Anh Lò Văn Ánh, cháu ruột cụ Đôi cho biết, ngày Đại tướng mất, cụ Đôi chỉ ôm bức ảnh rồi khóc nức nở. Trước khi mất, cụ Đôi dặn dò con cháu trong gia đình phải nỗ lực hết mình xây dựng quê hương Mường Phăng phát triển, bảo vệ nguyên vẹn khu di tích như những gì mà Đại tướng kỳ vọng.
"Thế hệ con cháu chúng tôi cứ đến dịp sinh nhật của bác thì chúng tôi cũng đưa con cháu đến bàn thờ để thắp hương nhớ công ơn của bác. Tôi cũng là một người quản lý bảo vệ trong khu di tích Mường Phăng, tôi cũng luôn cố gắng giữ gìn khu di tích để thế hệ mai sau đến còn thăm quan và tưởng nhớ đến bác" , anh Lò Văn Ánh kể.
Bức ảnh luôn được treo tại vị trí trang trọng trong nhà anh Lò Văn Ánh.
Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, 3 ngôi trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn xã Mường Phăng đều lần lượt được đổi tên thành Võ Nguyên Giáp, thể hiện lòng tưởng nhớ tới vị Đại tướng tài ba của người dân nơi đây.
Bà Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, xã Mường Phăng cho hay, với niềm vinh dự và vô cùng tự hào, trong những năm qua, tập thể cán bộ giáo viên và học sinh các nhà trường luôn ra sức, nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao trong dạy và học, xứng danh với ngôi trường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Riêng Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp hiện đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, học sinh nhà trường được rèn giũa về truyền thống cách mạng của quê hương, nỗ lực học tập đạt nhiều thành tích cao trong kỳ thi các cấp.
"Từ khi được đổi sang tên trường Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đây là trọng trách rất lớn, các thầy cô trong trường cũng luôn cố gắng phấn đấu rèn giũa học sinh làm sao giữ được hình ảnh của nhà trường. Trong giảng dạy, chúng tôi có những hoạt động lồng ghép trong giờ học cũng như ngoài giờ học để học sinh hiểu về truyền thống cách mạng của Mường Phăng cũng như chiến dịch Điện Biên Phủ, để từ đó nuôi dưỡng niềm tự hào, tinh thần cách mạng của xã nhà và thêm kính trọng bác Giáp, vị tướng anh hùng của dân tộc", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp nói.
Ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng chia sẻ rằng, khắc ghi lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mỗi người dân Mường Phăng hôm nay đều nỗ lực không ngừng trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, phát huy giá trị lịch sử của Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ về tiềm năng du lịch lịch sử.
Rừng Mường Phăng được giữ gìn nguyên vẹn, bao bọc Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ như 67 năm về trước.
Năm 2018 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nâng cao thu nhập cho người dân, giúp tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm theo từng năm.
Điều đó thể hiện rõ nét sự đồng lòng, quyết tâm của nhân dân các dân tộc trong xã, quyết tâm xây dựng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng ngày càng phát triển.
Diện mạo của bản làng Mường Phăng hôm nay.
"Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Mường Phăng luôn luôn nhớ đến lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giữ rừng này, phát triển kinh tế để cuộc sống ấm no, cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Đoàn kết các dân tộc trên địa bàn xã để cùng nhau phát huy mảnh đất giàu truyền thống, cùng nhau xóa đói, giảm được nghèo, xứng đáng với mảnh đất giàu truyền thống và lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kỳ vọng với nhân dân xã", Chủ tịch UBND xã Mường Phăng nhấn mạnh.
Ngôi lán - nơi ở, làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn được bảo giữ nguyên trạng.
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ hôm nay luôn được bao bọc bởi cánh rừng Mường Phăng xanh ngát như 67 năm về trước, ngôi lán ở và làm việc đơn sơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong khu rừng được giữ nguyên vẹn qua từng năm tháng, thể hiện tình cảm và hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - anh "Văn" luôn trong trái tim người dân Mường Phăng.
Dâng hương tưởng niệm cố Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch Thay mặt cho gia đình Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và khẳng định buổi lễ vô cùng ý nghĩa và cảm động. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (15/5/1921-15/5/2021),...