Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Chiều nay (23.10), Quốc hội sẽ công bố kết quả bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Trước đó, vào cuối giờ chiều qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội đọc Tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.
Theo Tờ trình, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội. Ảnh Internet.
Sáng nay (23.10) Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu kín để bầu Chủ tịch nước mới. Theo chương trình làm việc, chiều nay Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Tiếp đó, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
Theo Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chương VI Hiến pháp năm 2013 cũng nêu rõ nhiệm vụ và quyền của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cụ thể, Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ Đảng và các đại biểu Quốc hội. Ảnh Internet.
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá.
Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miên nhiêm, cach chưc Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bai bo quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bai bo tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ.Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Chế định Chủ tịch nước xuất hiện lần đầu tại Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1959, chức vụ Chủ tịch nước trở về khá giống với hiện tại.
Hiến pháp 1980, chế định Chủ tịch nước được thay bằng chế định Hội đồng Nhà nước – là “Chủ tịch tập thể” của đất nước, bằng việc “sáp nhập” chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và chức năng của Chủ tịch nước.
Hiến pháp năm 1992 quy định quyền hạn và nhiệm vụ Chủ tịch nước được trở lại như cũ cho tới nay. Tại Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước đã được tăng thêm nhiều quyền hạn đáng kể để giám sát Chính phủ.
Theo Danviet
Đại biểu QH nói gì trước ngày bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước?
Trước ngày Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, PV Dân Việt ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội nói về nhân sự do Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (ảnh VNN).
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện:
Khi có thông tin Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, qua kênh của Ban Dân nguyện chúng tôi thấy cử tri bày tỏ sự đồng tình cao. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có uy tín rất lớn do đó cử tri cũng hy vọng khi giữ thêm chức vụ mới ông tiếp tục có những đóng góp quan trọng góp phần đưa đất nước tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập.
Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) trong môt phiên thảo luận của Quốc hội (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa:
Cử tri bày tỏ sự đồng tình rất cao với việc giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có uy tín rất lớn trong Đảng nếu là người đứng đầu Nhà nước nữa sẽ làm tăng thêm vị thế và uy tín của nước ta. Người đứng đầu Đảng cầm quyền lại đứng đầu Nhà nước sẽ giúp cho quá trình lãnh đạo, điều hành được thuận lợi hơn, xuyên suốt hơn.
Đại biểu Trương Minh Hoàng (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội:
Việc Tổng Bí thư được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước được cử tri rất đồng tình và ủng hộ cao. Cá nhân tôi bên cạnh việc ủng hộ còn là thực hiện trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Do đó sẽ lựa chọn theo nguyện vọng của cử tri đã gửi gắm.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Bình:
Qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV tôi thấy cử tri rất ủng hộ phương án nhân sự Chủ tịch nước do Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có uy tín rất cao nếu được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước cũng là phù hợp với lòng dân. Tôi tin Quốc hội cũng sẽ đồng tình, ủng hộ cao việc giới thiệu Tổng Bí thư để bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Việc người đứng đầu Đảng, cũng đứng đầu Nhà nước sẽ tạo ra nhiều thuận lợi, nhất là trong công tác đối ngoại. Thời gian vừa qua, Đảng ta, với người đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chủ trương đúng đắn, phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt Tổng Bí thư để lại dấu ấn rất lớn trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng tiêu cực.
Một người đứng đầu Đảng đang có tư tưởng và những chủ trương được nhân dân đồng tình thì khi đứng đầu Nhà nước lại càng thuận lợi hơn trong việc triển khai.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang, ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hậu Giang:
Tôi thấy cử tri rất đồng tình và đánh giá cao việc Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Việc này không có gì là mới bởi trước đây, Hồ Chủ tịch vừa là Chủ tịch Đảng và là Chủ tịch nước. Trường hợp Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước cũng phù với xu thế của thế giới hiện nay, điều này tạo ra nhiều lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành. Cá nhân tôi rất ủng hộ phương án Ban Chấp hành Trung ương đã lựa chọn.
Theo chương trình dự kiến, trong ngày khai mạc kỳ họp (22.10), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Sáng ngày 23.10, Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Buổi chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Sau đó Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Dự kiến vào 15h ngày 23.10, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Chủ tịch nước mới được bầu sẽ tuyên thệ.
Theo Danviet
15h chiều nay công bố kết quả bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước Theo chương trình làm việc của Quốc hội, 15 giờ chiều nay (23.10), Trưởng Ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả kiểm phiếu bầu Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (ảnh TTXVN). Sau đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị...