Chủ tịch nước: Cần làm tốt hơn nữa công tác thương binh, liệt sĩ
Phát biểu tại Chương trình “Khát vọng đoàn tụ”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng cần phải làm tốt hơn nữa công tác thương binh, liệt sĩ và người có công; giúp đỡ thiết thực các gia đình chính sách về vật chất cũng như tinh thần.
Tối 27/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đã tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2015).
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh… và gần 500 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các mẹ Việt Nam anh hùng, đội quy tập hài cốt liệt sĩ trong và ngoài nước đến dự chương trình.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi đến các mẹ Việt Nam anh hùng, anh chị em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với nước những tình cảm và lòng biết ơn sâu nặng, lời thăm hỏi ân cần, thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị, làm tốt hơn nữa công tác chăm lo gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng (Ảnh Tiền phong)
Ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh – Liệt sĩ để ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể xã hội cùng nhân dân cả nước, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để động viên, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới việc tìm kiếm, cất bốc hài cốt các liệt sĩ. Bằng sự nỗ lực của cả nước, nhiều hài cốt liệt sĩ đã được tìm thấy và đưa về yên nghỉ vĩnh hằng trong lòng quê hương, đất nước.
Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã làm nhiều việc để cuộc sống của những người có công với nước ngày càng tốt đẹp hơn thế nhưng chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn gặp nhiều khó khăn; việc chăm lo giải quyết việc làm cho thương binh, bệnh binh và con em của họ có nơi còn chưa được chu đáo; nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính…
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng hoa bà Mẹ Việt Nam Anh hùng (Ảnh Tiền phong)
Video đang HOT
Theo Chủ tịch nước, trong thời gian tới, phải làm tốt hơn nữa công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Cùng với đó là động viên, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả các gia đình chính sách về vật chất cũng như tinh thần, nhất là với những người, gia đình còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. Trong công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, tu bổ, tôn tạo các nghĩa trang liệt sĩ cũng cần phải nỗ lực làm tốt hơn nữa.
Chủ tịch nước đề nghị các cấp, ngành, đoàn thể xã hội tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nước. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước mong muốn, những người có công và gia đình có công với nước tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khắc phục khó khăn, luôn vươn lên, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” được tổ chức tại hội trường Bộ Quốc phòng nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với cách mạng. Chương trình cũng nhằm tôn vinh các đội quy tập mộ liệt sĩ, các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức và cá nhân trong hoạt động tìm kiếm, quy tụ hài cốt liệt sĩ. “Khát vọng đoàn tụ” được dàn dựng công phu, dựa vào những câu chuyện có thật nhằm tạo xúc cảm tri ân sâu sắc đến công chúng.
Quang Phong
Theo Dantri
Hàng trăm bộ hồ sơ chính sách bị cán bộ "ngâm" trong... tủ
Khi một số quy định của Nghị định 74/NĐ-CP về chính sách sắp hết hiệu lực, nhiều người dân xã Hòa Hải đã kéo lên huyện vì không được nhận tiền. Sau khi kiểm tra, lãnh đạo huyện cũng như người dân "tá hỏa" khi phát hiện tất cả các bộ hồ sơ vẫn đang bị "ngâm" tại xã.
Ra trường 4 năm vẫn chưa được nhận tiền
Sau khi báo Dân trí có bài viết "Chính quyền ngâm hồ sơ, dân dài cổ chờ chế độ" phản ánh sự việc cán bộ chính sách ở xã Hòa Hải, huyện Hương Khê thiếu trách nhiệm, ngâm hồ sơ dẫn tới nhiều gia đình chính sách không nhận được tiền mai táng phí, chúng tôi tiếp tục nhận được đơn phản ánh, tố cáo của người dân liên quan đến những tiêu cực, thiếu trách nhiệm đối với cán bộ chính sách xã này.
Những việc làm thiếu trách nhiệm, nhũng nhiễu của cán bộ chính sách xã Hòa Hải những năm qua đã làm cho người dân nơi đây mất niềm tin
Anh Đậu Đình Khanh (xã Hòa Hải) sinh viên Trường Đại học Hàng Hải (Hải Phòng) là con của thương bệnh binh Đậu Thế Công phản ánh: Anh ra trường năm 2011. Theo quy định thì con của thương bệnh binh sau khi ra trường sẽ được Nhà nước hỗ trợ một khoản tiền gọi là tiền trợ cấp tốt nghiệp. Thế nhưng, đến nay anh ra trường đã 4 năm vẫn chưa nhận được số tiền này.
Anh Khanh cho biết: "Năm 2012, tôi và em gái của tôi sau khi ra trường đã làm hồ sơ để nhận số tiền này. Em gái tôi đã nhận được, trong khi đó tôi thì chưa. Số tiền này chỉ 3 triệu đồng, dù nó không lớn nhưng đây là những đồng tiền thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với con em của những người có công với đất nước".
"Khi chúng tôi lên hỏi thì cán bộ chính sách ở đây bảo là đã chuyển hồ sơ lên huyện đầy đủ rồi", anh Khanh cho biết thêm.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Đăng Nghĩa, có con là Nguyễn Đăng Lương, sinh viên Trường Cao đẳng Điện tử Viễn thông Hà Nội thuộc diện được miễn, giảm học phí theo diện xã có điều kiện đặc biệt khó khăn 135.
"Gia đình chúng tôi đã làm hồ sơ 4 học kỳ nhưng 1 học kỳ bị lỗi. Còn 3 học kỳ chúng tôi làm đầy đủ và đúng. Thế nhưng, giờ chỉ nhận được tiền của 2 học kỳ. Vậy số tiền của một học kỳ nữa ở đâu?", ông Nghĩa thắc mắc.
Hàng trăm bộ hồ sơ bị "ngâm"
Đem những thắc mắc này trao đối với cán bộ chính sách xã Hòa Hải thì chúng tôi nhận được những câu trả lời hết sức mơ hồ.
Đối với trường hợp của anh Đậu Đình Khanh thì ông Trần Xuân Hương, trước làm cán bộ chính sách xã Hòa Hải giải thích: "Trong năm học cuối 2010-2011, trường hợp Đậu Đình Khanh chỉ được duyệt trả 1 học kỳ thôi, một học kỳ là 4 triệu, nhưng huyện lại trả thừa một học kỳ. Nên chúng tôi đã lấy số tiền thừa này (4 triệu - PV) để bù lại số tiền hỗ trợ tốt nghiệp cho anh Khanh. Hiện vẫn đang thừa ở anh Khanh 1 triệu đồng".
"Cái này là do Phòng LĐTB&XH duyệt chưa kỹ nên bị nhầm lẫn", vị này cho biết thêm.
Ông Trần Xuân Hương, trước làm Cán bộ chính sách xã Hòa Hải cho biết đã lấy số tiền do Phòng LĐTB&XH trả thừa để trả tiền hỗ trợ tốt nghiệp cho anh Đậu Đình Khanh. Trong khi trên huyện chưa nhận được hồ sơ của anh Khanh?
Còn trường hợp của ông Nguyễn Đăng Nghĩa, có con là Nguyễn Đăng Lương thì ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hải cho biết: Trường hợp này là do anh Phan Anh Tuấn, cán bộ chính sách làm. Anh Tuấn cũng khẳng định là anh đã nhận từ phía gia đình ông Nghĩa 3 bộ hồ sơ.
Nguyên nhân khiến gia đình ông Nghĩa chỉ nhận được tiền của 2 học kỳ là do lỗi của gia đình. "Đúng là gia đình ông Nghĩa đã làm 3 bộ hồ sơ. Tất cả đều đủ và đúng. Tuy nhiên, do gia đình ông Nghĩa làm mất đi cái "Giấy hẹn trả kết quả làm việc" nên chỉ nhận được 2 học kỳ thôi!?"
Dù được chính quyền xã Hòa Hải khẳng định đã nhận từ gia đình ông Nguyễn Đăng Nghĩa 3 bộ hồ sơ nhưng vì mất tờ giấy này nên chỉ làm được 2 bộ!
Để rõ hơn, chúng tôi đã có buổi làm việc với phòng LĐTB&XH huyện Hương Khê thì chúng tôi mới biết là tất cả những hồ sơ của người dân làm chưa lên "thấu" huyện.
Đây không chỉ là lần đầu tiên những hồ sơ chính sách của người dân xã Hòa Hải bị vị cán bộ Phan Anh Tuấn "ngâm". Trước đó năm 2014 cũng có đến hàng trăm bộ hồ sơ chính sách của người dân với số tiền lên tới gần 1 tỷ đồng cũng bị vị này "ngâm".
Ông Bùi Ngọc Du, Phó Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Hương Khê. "Khi nghị quyết 72/NQ-CP năm 2014 bãi bỏ một số điều của Nghị định 74/2009/NĐ-CP thì bắt buộc các hồ sơ liên quan quan đến chính sách của Nghị định này phải hoàn thành và nộp lên. Đến thời điểm đó, nhiều người dân vẫn chưa nhận được tiền nên họ kéo lên huyện rất đông. Lúc đó, chúng tôi yêu cầu xã rà soát lại thì phát hiện là rất nhiều bộ hồ sơ đang nằm tại xã. Cái này lúc đó là do đồng chí Phan Anh Tuấn phụ trách".
"Sau đó chúng tôi phải làm tờ trình để xin Sở Tài chính. Rất may, là cuối cùng người dân cũng đã nhận được đầy đủ số tiền. Nếu không phát hiện, chậm trễ thời gian nữa thì những quyền lợi của dân sẽ bị mất", ông Du cho biết thêm.
Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Hải: "Anh Phan Anh Tuấn là cán bộ công chức về công tác tại xã Hòa Hải từ năm 2012 đến nay. Trong bảng đánh giá công chức viên chức năm 2014 thì 6 tháng đầu năm chúng tôi đã xếp loại đồng chí Tuấn không hoàn thành nhiệm vụ rồi. Giờ cả năm không hoàn thành nhiệm như vậy nữa thì cũng khó xử".
Xuân Sinh - Thiết Lê
Theo Dantri
Xác định Người có công: Khoảng 19.000 trường hợp không còn giấy tờ Theo Bộ LĐ-TB&XH, khảo sát hơn 2 triệu đối tượng chính sách giai đoạn 1 cho thấy tỉ lệ hưởng đúng, đủ chiếm gần 96%. Tuy nhiên, cả nước còn hơn 63.700 trường hợp đang xem xét xác nhận người có công, hơn 75.000 trường hợp hưởng chưa đầy đủ, hơn 2.900 trường hợp hưởng sai. Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền...