Chủ tịch nước: Cần chủ động, vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại
Chiều 4/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài. Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định cho 20 Đại sứ nhiệm kỳ 2016 – 2019.
Cùng dự buổi lễ có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao.
Chiều 4/7/2016, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp và trao quyết định bổ nhiệm cho các Đại sứ đi làm nhiệm vụ tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019 . Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật và giao nhiệm vụ cho 23 Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 – 2019. Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng các Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 – 2019; biểu dương Bộ Ngoại giao, cùng lực lượng đối ngoại nói chung, đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tích to lớn, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước. Chủ tịch nước tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm làm công tác đối ngoại, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước giao phó trong nhiệm kỳ, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phân tích về tình hình trong nước, bối cảnh khu vực và thế giới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, năm 2016 là năm đầu tiên đất nước thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đại hội đã xác định tinh thần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới với bốn nhiệm vụ quan trọng hàng đầu: Phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; Xây dựng Đảng là then chốt; Xây dựng văn hóa, con người là nền tảng tinh thần; Tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đồng thời, Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới, xu thế liên kết kinh tế ở khu vực được thúc đẩy, các nước lớn coi trọng quan hệ với ASEAN và với Việt Nam… Trên tinh thần này, Chủ tịch nước giao nhiệm vụ: Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải luôn bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng để triển khai nhiệm vụ, trong đó chú trọng vào 3 nhiệm vụ then chốt: Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; Nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Trong đó, trước hết cần bám sát nguyên tắc, phương châm chỉ đạo là bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; nắm chắc tinh thần vừa hợp tác, vừa đấu tranh; thực hiện chủ trương Việt Nam là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chủ động, vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về Hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cùng với đó, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân; ngoại giao với quốc phòng, an ninh; chính trị với kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học; tăng cường nghiên cứu, dự báo chiến lược; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đối ngoại, đưa quan hệ vào chiều sâu… Tiếp tục nâng cao hiệu quả ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài…, từ đó góp phần thiết thực vào công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân và phát huy nguồn lực quan trọng của kiều bào; là chỗ dựa tin cậy cả về tinh thần, thông tin, pháp lý cho bà con và doanh nghiệp nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh hướng về Tổ quốc, vì Tổ quốc. Cơ quan đại diện phải là mái nhà của người Việt Nam ở nước ngoài, là nơi thu hút tình cảm hữu nghị, đoàn kết của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.
Video đang HOT
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định bổ nhiệm cho một nữ Đại sứ. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Thay mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 – 2019, Đại sứ Dương Chí Dũng – Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, bày tỏ niềm vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước giao trọng trách; cam kết làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ luôn kiên định, kiên trì, kiên quyết bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc; chủ động, tích cực xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, đóng góp vào công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước; tranh thủ mọi nguồn lực quốc tế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, củng cố và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Đức Dũng
Theo TTXVN
Chủ tịch nước: "Ngoại giao là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng, Nhà nước"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Ngoại giao là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, cán bộ Ngoại giao là những chiến sĩ đi đầu trên mặt trận không tiếng súng".
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam Nam (28/8/1945-28/8/2015), chiều 20/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn cán bộ Bộ Ngoại giao tiêu biểu qua các thời kỳ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ lão thành ngoại giao
Cuộc tụ họp của các cán bộ lão thành ngoại giao
Cùng tham dự buổi gặp mặt có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bắt tay Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
Các cựu cán bộ ngoại giao tay bắt mặt mừng, trao nhau những cái ôm thân mật, ôn lại kỷ niệm xưa khi còn công tác. Họ là những thế hệ cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ đại diện cho hơn 2.000 cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu và 2.400 cán bộ ngoại giao hiện còn đang công tác.
Căn phòng khách tại Phủ Chủ tịch hôm nay tràn ngập một không khí cởi mở và thân mật, những tiếng trò chuyện vui vẻ, những lời thăm hỏi ân cần...
Phát biểu tại buổi gặp mặt, một số vị lão thành còn gọi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cái tên thân mật "đồng chí Tư Sang", và bày tỏ vui mừng trước sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao tới ngành ngoại giao.
Nguyên Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và một số cán bộ ngoại giao lão thành đã xúc động khi nói về truyền thống của ngành ngoại giao trong 70 năm qua, về những thành tựu, những bài học cũng như truyền thống của ngành.
Ngoại giao là "tai mắt"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tựu, đóng góp quan trọng của ngành Ngoại giao trong suốt chặng đường lịch sử 70 năm qua.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, Bộ Ngoại giao có vinh dự và may mắn mà không Bộ, ngành nào khác có được. Đó là ngay từ những ngày đầu thành lập Ngành đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân chỉ đạo, dìu dắt trên cương vị Bộ trưởng.
Trong giai đoạn đất nước ta gặp nhiều khó khăn, bị bao vây cấm vận, ngoại giao là lực lượng đi đầu trong việc vận động bạn bè thế giới hiểu rõ về chính nghĩa của Việt Nam, phá thế bao vây cô lập, đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới. Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tiến hành 30 năm qua đã giúp Ngoại giao Việt Nam thực sự cất cánh, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước tặng quà lưu niệm cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
"Ngày nay, cán bộ Ngoại giao lại là những chiến sĩ đi đầu trên mặt trận không tiếng súng góp phần bảo vệ từ xa thành quả cách mạng, giữ nước từ khi nước còn chưa nguy", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng đề cập đến thực tế tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Là tai mắt, là chiếc ăng-ten của Đảng và Nhà nước, Ngoại giao có nhiệm vụ định vị Việt Nam một cách có lợi nhất trong cục diện khu vực và quốc tế, bảo vệ vững chắc các lợi ích an ninh quốc gia, công cuộc xây dựng và vị thế của đất nước.
"Để làm tròn sứ mệnh cao cả đó, việc xây dựng, đào tạo và rèn luyện đội ngũ cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp, tinh thông về nghiệp vụ và ngoại ngữ, vững vàng về bản lĩnh chính trị có ý nghĩa sống còn. Đây không chỉ là trách nhiệm mà cũng là nghĩa vụ của các thế hệ cán bộ ngoại giao lão thành và các đồng chí đã nghỉ hưu", Chủ tịch nước nói.
Nam Hằng
Theo Dantri
Chủ tịch nước mong TPHCM mãi xứng danh Thành phố Anh hùng "Nỗ lực phấn đấu để thành tựu đạt được trong thời gian tới của TPHCM không chỉ là tỷ lệ tăng trưởng cao hơn cả nựớc, tỷ lệ đóng góp ngân sách ngày càng cao, mà quan trọng hơn chính là kinh nghiệm, mô hình, giải pháp mới, mang tính đột phá trong vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước"...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lễ ăn hỏi đẫm nước mắt trước đám tang của cặp đôi đuối nước ở Cửa Lò

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Người dân tháo dỡ lều quán trái phép

Vụ 2 bố con dưới giếng sâu 30m gần 2 giờ: Phép màu từ tình phụ tử

Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Đồng Nai báo cáo Bộ Y tế về tiến độ kiểm tra hồ sơ quảng cáo sữa Milo

SIM rác, cuộc gọi lừa đảo "bủa vây" người dân

Xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại trường học ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát hiện các đối tượng chôn trái phép chất thải công nghiệp ở Hưng Yên

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích

Người đàn ông tử vong khi nhảy xuống sông cứu 4 học sinh đuối nước

Sắp xét xử phúc thẩm bị cáo Trần Đình Triển

Phát hiện phần mềm máy in chứa mã độc nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu điện thoại thông minh của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh
Thế giới
20:51:10 21/05/2025
Angelina Jolie đụng ý tưởng với Hà Hồ, lên đồ y hệt, ai đỉnh hơn?
Sao âu mỹ
20:45:11 21/05/2025
Nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng, giám đốc trung tâm đăng kiểm lãnh 11 năm tù
Pháp luật
20:45:09 21/05/2025
Giận hàng xóm, người đàn ông thả 2 con rắn dài 3m vào chung cư để "trả đũa"
Netizen
20:43:10 21/05/2025
NSND Tự Long trong 'Mưa lửa': Chỉ vì chứng minh hát live mà tạo phốt cho tôi?
Hậu trường phim
20:40:19 21/05/2025
26 tuổi bất ngờ mang bầu, tôi sốc nặng khi bạn trai cũ nói một câu
Góc tâm tình
20:40:11 21/05/2025
Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?
Sức khỏe
20:39:57 21/05/2025
Lương Thu Trang: Con trai không cho tôi 'đi thêm bước nữa'
Sao việt
20:36:54 21/05/2025
Hà Diễm Quyên: Á hậu thay bồ như thay áo, thành phú bà nhờ ly dị chồng đại gia
Sao châu á
20:26:58 21/05/2025
Tạm dừng bán vé mega concert có G-Dragon tại Việt Nam, đơn vị phân phối vé gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khán giả
Nhạc quốc tế
19:31:12 21/05/2025