Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói gì về các dự án vi phạm, sắp thu hồi?
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Để có danh sách này, TP đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi chủ đầu tư thực sự không thể tiếp tục triển khai.
Năng lực nhà đầu tư và sự quản lý của chính quyền yếu kém
Phát biểu tại phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn TP, do HĐND TP Hà Nội tổ chức sáng 13.8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP là vấn đề nóng, gây bức xúc trong dư luận được nhiều cử tri, nhân dân và các cấp lãnh đạo quan tâm.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu tại phiên giải trình ngày 13.8
Nêu rõ trách nhiệm của UBND TP trong việc thẩm định năng lực của các Nhà đầu tư, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch Đầu tư là hai đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định năng lực của nhà đầu tư. Theo đó, đối với các dự án, chủ đầu tư (CĐT) phải đảm bảo các năng lực 20% vốn chủ sở hữu, đối với dự án nhà ở là 15% thì TP mới đồng thuận.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ rõ nguyên nhân đầu tiên khiến cho các dự án sử dụng đất chậm được triển khai là do năng lực của nhà đầu tư còn yếu. Các dự án gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc do cùng lúc đầu tư vào nhiều dự án khiến nhiều nhà đầu tư hụt hơi về tài chính.Tuy nhiên, khi triển khai dự án, nhà đầu tư huy động nguồn lực rất lớn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thực hiện dự án, trong đó có CĐT một lúc thực hiện nhiều dự án, do đó gặp một số khó khăn, hụt hơi về tài chính, dẫn đến nguyên nhân bị chậm.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP chỉ ra các nguyên nhân chủ quan khác dẫn đến thực trạng chậm triển khai nhiều công trình, dự án. Đó là do khâu GPMB còn gặp nhiều khó khăn; do việc điều chỉnh quy hoạch sau khi điều chỉnh địa giới hành chính TP (năm 2008); do chính sách đất đai có những thay đổi. Đặc biệt, là do sự yếu kém trong quản lý, sự phối hợp, liên thông không chặt chẽ giữa các sở, ngành, quận, huyện – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh.
Trả lời một số ý kiến cụ thể của các đại biểu, đề cập đến một số dự án cụ thể, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã đưa ra những giải đáp bước đầu. Cụ thể, về khu Công viên Kim Quy, ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: Công viên Kim Quy được Thành ủy, UBND TP chỉ đạo sát sao nhà đầu tư, đã ứng trên 1.000 tỷ cho UBND huyện Đông Anh. Đến nay cơ bản đã hoàn thành GPMB, chuẩn bị thi công giai đoạn 1 vùng lõi Công viên.
Tuy nhiên ông Chung cho rằng, với tiến độ như cam kết ban đầu thì dự án này sẽ bị chậm. Do đó, TP đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư đôn đốc, huy động mọi nguồn lực để bảo đảm hoàn thành công trình này trước tháng 10.2019.
Video đang HOT
Về dự án tại một số quận nội thành Hà Nội như dự án 94 Lò Đúc, dự án 22-24 Hàng Bài… Chủ tịch UBND TP cho biết đã đôn đốc nhà đầu tư, khẩn trương hoàn thiện thiết kế chi tiết, và triển khai thi công trong thời gian sớm nhất.
Sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, ngay sau Phiên họp giải trình này, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Để có danh sách này, TP đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi chủ đầu tư thực sự không thể tiếp tục triển khai. Quan điểm của TP là sẽ tiếp tục rà soát, thu hồi đất tại các dự án mà chủ đầu tư không còn năng lực thực hiện.
Như với 22 dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP cho xây dựng các khu văn phòng, nhà ở. Chúng tôi đã mời đến 8 lần đề đối thoại để xem còn vốn không để xây dựng. Nếu đến 30.8, các nhà đầu tư trả lời là không còn đủ vốn nữa thì sẽ kiên quyết thu hồi – ông Chung cho hay.
Hà Nội sẽ công khai 47 dự án chậm triển khai cần phải thu hồi. Ảnh: T.An
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin: thời gian tới sẽ tiếp tục mời các CĐT lên đối thoại làm rõ, tháo gỡ những vướng mắc, từ đó cố gắng, phối hợp cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn cho DN, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ những vướng mắc, TP sẽ xây dựng kế hoạch, phân công, đôn đốc các sở, ngành, Thanh tra TP để kiểm tra, thanh tra, thu hồi những dự án không đủ điều kiện.
Đặc biệt, hiện TP.Hà Nội đang khẩn trương hoàn thành phần mềm quản lý các dự án để quản lý chặt chẽ hơn, nắm được diễn biến phát triển của dự án cũng như hoạt động của nhà đầu tư sau khi được cấp phép. Bởi thực tế, hiện nay khâu hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư còn hạn chế.
UBND TP cũng sẽ chỉ đạo các Sở TNMT, Sở QHKT, sở KHĐT hoàn thiện quy chế liên quan đến thẩm định, quản lý hồ sơ của các nhà đầu tư, tạo điều kiện để nhà đầu tư sớm có thông tin triển khai dự án, không để dây dưa, kéo dài.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: theo số liệu tổng hợp từ ngày 1.8.2008 đến ngày 10.8.2018, trên địa bàn TP các cấp đã phê duyệt 1.023 dự án, với tổng số vốn 846.244 tỷ đồng ngoài ngân sách, được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo luật 827 dự án với số vốn 688.237 tỷ đồng… và chưa có thủ tục giao đất, cho thuê đất là 529 dự án với số vốn đăng ký là 589.958 tỷ đồng.
Đến nay đã hoàn thành 46 dự án với 14.966 tỷ đồng, đang triển khai 977 dự án với 831.258 tỷ đồng. Chậm tiến độ đăng kí đầu tư là 480 dự án, trong đó 279 dự án đã điều chỉnh với số vốn là 285.191 tỷ đồng, 91 dự án với số vốn 34.245 tỷ đồng chưa có thủ tục về đất đai…
Ông Chung cho rằng, đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng đóng góp đến 80% vốn phát triển của Hà Nội. Năm 2009 TP thu được 10.092 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hơn 662.875 tỷ tiền thuê đất, đến năm 2017, TP thu hơn 33.708 tỷ đồng tiền sử dụng đất, hơn 4.847 tỷ đồng tiền thuê đất.
Theo đó, các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất đã góp phần phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, nhà ở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp ngân sách hằng năm cao, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của TP. Những năm gần đây, việc kiểm soát sử dụng đất trên lĩnh vực này đã được TP triển khai chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Theo Danviet
Hà Nội sẽ sáp nhập 2 văn phòng HĐND và ĐBQH
Thông tin này được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri đánh giá cao kết quả kỳ họp thứ 6, HĐND khóa XV diễn ra chiều qua (11.7)
Liên quan đến băn khoăn của cử tri về việc "TP.Hà Nội có sáp nhập các văn phòng UBND TP, văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và các văn phòng của HĐND hay không? Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết: "hiện nay TP đang triển khai, tuy nhiên TP Hà Nội là một TP rộng, lớn. Do đó, từ đây đến cuối năm TP sẽ triển khai theo hướng sáp nhập Văn phòng HĐND TP và Văn phòng ĐBQH, còn Văn phòng UBND giữ nguyên để đảm bảo giải quyết khối lượng lớn công việc cũng như công tác điều hành của TP".
Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều 11.7. Ảnh: T.An
"Năm 2018, TP.Hà Nội đã xác định chủ đề nâng cao hiệu quả, hiệu lực làm việc nhưng từ nay đến hết năm chỉ còn 5 tháng, thời gian còn rất ngắn, trong báo cáo của HĐND đã nêu cần có bước đột phá và có tính chất khả thi để hoàn thành các nhiệm vụ. Vậy đề nghị TP cho biết, việc triển khai của Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức hệ thống bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đến nay thực hiện như thế nào?", bà Hồng nêu câu hỏi.Trước đó, tại đây, cử tri Trần Thị Hồng (phường Hàng Bài) đặt vấn đề: tại hội nghị BCH Trung ương Đảng lần 6 khóa XII Tổng Bí thư đã ký nghị quyết số 18 về một số vấn đề tiếp thu, đổi mới, sắp xếp tổ chức hệ thống bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó có nêu "thực hiện thống nhất văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy, Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện cơ bản thống nhất văn phòng cấp ủy với văn phòng HĐND, UBND cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện, thực hiện cơ bản mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND các cấp; cơ bản thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện, cấp xã ở những nơi có đủ điều kiện.
Ngày 11.7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng Tổ đại biểu HĐND thành phố, Đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp thứ sáu, HĐND TP Hà Nội khóa XV. Ảnh: T.An
Về vấn đề này, Chủ tịch Hà Nội cho biết TP đã triển khai nội dung này trước khi Nghị quyết ban hành, theo tinh thần của Nghị quyết 39 để sắp xếp, tinh giản bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đến nay, TP.Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 24 Sở và tương đương; sau sắp xếp giảm từ 204 phòng xuống còn 158 phòng (giảm 46 phòng), giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng. Thống nhất tổ chức 12 phòng chuyên môn tại 30 quận, huyện, thị xã. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị, bằng 30,2%; Giảm 95 phòng phòng; 45 trưởng phòng; 10 phó trưởng phòng; giảm 08 trụ sở làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị xuống còn 96 đơn vị, giảm 110 đơn vị, bằng 53,4%; Giảm 07 phòng, giảm 71 trưởng phòng, 32 phó trưởng phòng; giảm 30 trụ sở làm việc.
Đối với Ban QLDA, hoàn thành sắp xếp 70 BQL DA đầu tư xây dựng thuộc TP thành 5 BQLDA chuyên ngành, 3 BQL Duy tu thuộc Sở, 3 BQL đặc thù và 30 QBLDA khu vực thuộc Quận, huyện, thị xã, giảm từ 70 đơn vị xuống 41 đơn vị, giảm 29 đơn vị (41,4%). Giảm 73/108 phòng (67,6%); giảm 73/308 (57,5%) trưởng, phó trưởng phòng; giảm 7/23 trụ sở làm việc (30,4%)."Trong quá trình thực hiện, TP chưa để xảy ra tình trạng có đơn thư khiếu nại của người lao động hay có sự phức tạp trong nội bộ, đồng thời đảm bảo hiệu quả mọi công việc của TP..." Chủ tịch UBND TP cho hay.
Cũng tại buổi tiếp, cử tri Trần Ngọc Toán (phường Hàng Bài) cho rằng, hàng năm UBND TP vẫn thực hiện tổng kiểm tra diện tích đất nhà công, rà soát biệt thự để bảo tồn nhưng nhiều chỗ vẫn để không như biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, một số diện tích ở Phan Bội Châu, 25-27 Hai Bà Trưng, 36 Ngô Quyền đất bỏ không nhiều năm không triển khai được. Phải chăng các nhà đầu tư không đủ năng lực hoặc mua đi bán lại dự án kiếm lời nên không thực hiện. Vậy TP có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này, có thu hồi lại không?T
Cử tri Trần Ngọc Toán - phường Tràng Tiền. Ảnh: T.An
Trả lời vấn đề này, Chủ tịch Hà Nội bày tỏ ghi nhận những ý kiến của cử tri. Về việc giải quyết những tồn tại trong công tác rà soát các biệt thự, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, TP đã có hội nghị về toàn bộ quản lý nhà chuyên dùng và xác định đúng là có nhiều tồn tại như cử tri nêu.
"Ngay từ quý I.2016 TP đã yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ vi phạm của Tổng Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội cho cơ quan Công an thụ lý, đã khởi tố, bắt giữ Tổng giám đốc để xử lý. Đồng thời, TP thống nhất sẽ đưa việc quản lý nhà chuyên dùng về một đầu mối và có lực lượng thanh tra quản lý và giám sát" - Chủ tịch Hà Nội cho hay.
Chủ tịch Hà Nội cũng thông tin, hiện nay, công tác thống kê, bàn giao cơ bản xong, thời gian tới trong đó công tác quản lý nhà chuyên dùng trong đó có nhà số 12 Nguyễn Chế Nghĩa và các khu vực khác chắc chắn sẽ hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Đức Chung khẳng định: TP đang thực hiện đúng quy hoạch 1259 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Danviet
Hà Nội xử lý hơn 20 cán bộ liên quan đến sai phạm Tập đoàn Mường Thanh Liên quan đến sai phạm của Tập đoàn Mường Thanh, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã xử lý trên 20 cán bộ có liên quan đến trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước. Chiều 19/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp...