Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lý giải về thu phí chia sẻ dữ liệu dân cư
“Mỗi lần tra cứu trả một trăm đồng, thì với 50 đơn vị công chứng trên địa bàn Hà Nội, mỗi năm thu đã 10 tỷ. Với ngân hàng thì mỗi năm có khoảng 24 triệu lần tra cứu, thì tiền thu về cũng rất lớn. Người dân không phải trả phí, không hề thu tiền người dân mà người dân lại thuận tiện vô cùng” – Chủ tịch TP.Hà Nội cho hay.
Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội ngày 2.7, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất Chính phủ cho TP.Hà Nội được thí điểm thu phí dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các dữ liệu dân cư đối với các ngành ngân hàng, công chứng và một số lĩnh vực khác.
“Nếu được Chính phủ đồng ý, trước mắt mỗi năm TP.Hà Nội dự kiến thu được trên 300 tỉ đồng từ việc chia sẻ dữ liệu này” – ông Chung nói.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Lãnh đạo TP.Hà Nội cũng đề xuất liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể, TP.Hà Nội đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban ngành tháo gỡ các thủ tục, quy trình về thuê các dịch vụ công nghệ thông tin như: đường truyền, phần mềm dịch vụ công trực tuyến…
Đồng thời, Hà Nội cũng đề nghị Chính phủ sớm có hướng dẫn, tháo gỡ các quy định về kết nối, chia sẻ các dữ liệu giữa các tỉnh, TP với các bộ, ban, ngành.
Trao đổi với báo chí để là rõ thêm về đề xuất này, Chủ tịch TP.Hà Nội lấy ví dụ: “Một người dân ở Hà Nội vào Sài Gòn làm thủ tục vay tiền, ngân hàng tra cứu chính xác 100%, ngân hàng sẽ trả tiền cho đơn vị cung cấp dữ liệu. Người dân có thể đi bất kỳ tỉnh nào, thi bằng lái xe không cần sổ hộ khẩu, không cần chứng minh thư, đơn vị tổ chức thi sẽ trả cho Trung tâm lưu trữ dữ liệu, họ trích một phần để duy tu, duy trì hệ thống, người dân thuận lợi mà lại lợi ích cho nền kinh tế rất lớn.
Về liên thông, ví dụ đi làm công chứng, gõ tên “Nguyễn Đức Chung” đúng số nhà, hộ khẩu thì cấp luôn, không cần phải chứng minh thư hay hộ khẩu, thì đơn vị, doanh nghiệp công chứng đấy mỗi lần tra cứu trả một trăm đồng, thì với 50 đơn vị công chứng trên địa bàn Hà Nội, mỗi năm thu đã 10 tỷ. Với ngân hàng thì mỗi năm có khoảng 24 triệu lần tra cứu, thì tiền thu về cũng rất lớn. Người dân không phải trả phí, không hề thu tiền người dân mà người dân lại thuận tiện vô cùng”.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý CSDL chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình (ảnh minh họa)
Theo Luật căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 1.1.2016, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Từ năm 2011, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về việc Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn TP.
Theo Danviet
UBND TP giao Công an TP chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chwdcs tuyên truyền phố biến Nghị định 90/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đến lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch thực hiện trình UBND TP thống nhất chỉ đạo triển khai việc xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn TP Hà Nội.
Cuối tháng 7.2017, TP cho biết đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5 triệu người dân Hà Nội và khai thác hiệu quả phục vụ để triển khai các các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và phục vụ công tác quản lý điều hành của TP.
Chủ tịch Hà Nội lý giải về đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - khẳng định, đề xuất chia sẻ thông tin trên chứng minh thư chứ không phải thông tin cá nhân.
Chiều ngày 2/7, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao đổi với báo chí những vấn đề liên quan đến việc đề xuất Chính phủ cho thí điểm thu thu giá dịch vụ đối với việc chia sẻ dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng...
- Phóng viên: Tại sao ông đề xuất Chính phủ cho thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc chia sẻ dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng?
- Ông Nguyễn Đức Chung: Theo Luật Căn cước công dân, việc xây dựng dữ liệu dân cư được giao cho Bộ Công an. Còn theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì việc tổ chức quản lý dân cư được giao cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành.
Bộ Công an hiện nay đang xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư vào trong hệ thống. Từ trước đến nay việc này được quản lý rời rạc, nhưng bây giờ được đưa vào hệ thống quản lý.
Đưa vào hệ thống như vậy, cơ sở dữ liệu này được liên thông, chia sẻ. Như trong khi đi làm đăng ký ô tô, hay đi mua sim điện thoại... chỉ cần mở dữ liệu ra là biết thông tin thì đỡ phiền hà cho người dân.
Mọi người cũng đang cho là phí này sẽ thu của người dân, thực tế thì không phải như vậy. Ở đây, các đơn vị như ngân hàng, phòng công chứng... muốn truy cập vào hệ thống thì phải trả phí.
Việc chia sẻ như thế vô cùng tiện lợi với người dân. Nhưng đến khoảng năm 2022, Bộ Công an mới xây dựng xong cơ sở dữ liệu. Trong khi đó ở 63 tỉnh, thành thì Hà Nội đã làm xong trước rồi. Do vậy, tôi đề nghị chia sẻ như vậy. Người có thẩm quyền chia sẻ chỉ có Chủ tịch UBND TP và Bộ trưởng Bộ Công an thôi.
Thông tin chia sẻ là thông tin trong chứng minh thư chứ không phải là thông tin cá nhân. Mọi người hiện nay đang bình luận sai ở chỗ đó. Việc chia sẻ như vậy để lấy tiền trả cho việc mình viết phần mềm, trả cho việc thuê đường truyền, thuê trung tâm dữ liệu...
Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội
- Như ông nói mọi người đang hiểu lầm về việc thành phố đề xuất chia sẻ thông tin cá nhân. Vậy cụ thể theo ông, thành phố dự định sẽ chia sẻ thông tin gì cho ngành ngân hàng và phòng công chứng?
- Cơ sở dữ liệu mà tôi đề xuất là 7 thông tin trong chứng minh thư. Từ trước đến nay, thông tin chứng minh thư chỉ lưu trong phòng quản lý hành chính, nhưng tới đây sẽ lưu trữ trong một hệ thống. Thông tin này không chỉ dùng trong ngành công an mà chia sẻ cho các ngành như ngân hàng, đơn vị hành chính, đơn vị công chứng...
- Việc chia sẻ thông tin như vậy có vi phạm pháp luật hiện hành không thưa ông?
- Không vi phạm, vẫn đúng luật. Bởi thực tế chứng minh thư đi đâu cũng phải xuất trình. Còn đơn vị muốn có thông tin thì phải được phép thì mới được truy cập.
Đề xuất như vậy là đúng luật và có lợi cho người dân, có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho ngành kinh tế.
- Chia sẻ như vậy khiến nhiều người cũng lo ngại thông tin cá nhân của người dân sẽ bị lộ lọt, vi phạm quyền riêng tư?
- Tôi khẳng định là không bao giờ lộ lọt được và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Ví dụ như cấp cho một đơn vị làm công chứng thì chỉ có đơn vị đó mở được. Và việc chia sẻ như vậy có phần mềm kiểm soát lưu hết ngày giờ truy cập, truy cập ở đâu và ai mở.
- Trước khi đề xuất như vậy, Hà Nội đã xác định cụ thể những đơn vị nào sẽ được chia sẻ thông tin hay chưa?
- Đây mới là đề xuất, tới đây khi có quy định cụ thể thì mới xác định đơn vị nào được được chia sẻ.
- Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Chủ tịch Hà Nội: Một bộ phận cán bộ công chức còn gây phiền hà cho dân Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ sáng 2/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định, một bộ phận cán bộ, công chức làm việc chưa hết trách nhiệm, có lúc, có nơi còn gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Ông Nguyễn Đức Chung...