Chủ tịch Kim Jong-un nhận được ‘bức thư nồng ấm’ từ Tổng thống Putin
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã trao cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un một “bức thư nồng ấm” từ Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc gặp ở Bình Nhưỡng hôm 27/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp tại dinh thự Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, Nga, hồi tháng 3/2021. Ảnh: Sputnik
Theo KCNA, trong cuộc gặp, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhờ Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu chuyển lời cảm ơn đến Tổng thống Putin vì “bức thư nồng ấm và tốt đẹp”.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã có chuyến thăm bất ngờ tới Triều Tiên để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Theo cơ quan này, ông Kim và ông Shoigu đã thảo luận về sự phát triển hơn nữa của mối quan hệ chiến lược và truyền thống giữa Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Nga.
Trong chuyến thăm lần này, ông Shoigu cũng đến tham quan cuộc triển lãm quân sự do Bộ Quốc phòng Triều Tiên tổ chức. Tại đây, ông được chứng kiến các loại vũ khí và thiết bị mới do ngành công nghiệp vũ khí của nước này sản xuất.
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Kang Sun-nam, Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu ca ngợi truyền thống hợp tác chặt chẽ giữa Moskva và Bình Nhưỡng. Đồng thời, ông nói thêm rằng các hoạt động trao đổi quân sự thường xuyên đã giúp duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Nga và Triều Tiên có mối quan hệ chặt chẽ từ thời Liên Xô. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Bình Nhưỡng tuyên bố mối quan hệ song phương đã đạt đến “tầm cao chiến lược mới”.
Triều Tiên đã từ chối tham gia chiến dịch trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhắm vào Moskva nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, Triều Tiên cũng bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này đã cung cấp vũ khí cho quân đội Nga, coi đó là tin đồn “vô căn cứ” nhằm “làm hoen ố hình ảnh của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.
Video đang HOT
Chuyến thăm hiếm hoi của ông Shoigu tới Triều Tiên diễn ra cùng thời điểm phái đoàn Trung Quốc, do nhà ngoại giao cấp cao Li Hongzhong dẫn đầu, tới Bình Nhưỡng để tiếp xúc cấp cao.
Chuyến thăm Triều Tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Lực lượng quân sự của Mỹ và Hàn Quốc gần đây đã tăng cường các cuộc tập trận chung. Bình Nhưỡng coi đây là hành động khiêu khích đe dọa chủ quyền của nước này.
Hôm 24/7, tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Annapolis lớp Los Angeles của Mỹ đã đến Hàn Quốc, chỉ vài ngày sau khi tàu ngầm USS Kentucky, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Washington, rời cảng Busan.
Bình Nhưỡng đã chỉ trích hoạt động triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, nhấn mạnh rằng họ có thể coi đó là cơ sở để sử dụng vũ khí hạt nhân tự vệ.
Ngay sau đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo Triều Tiên phóng 2 tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng vào đêm 24/7 và rạng sáng 25/7. JCS cho biết hai tên lửa bay khoảng 400 km trước khi rơi xuống vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên.
Bà Karine Jean-Pierre, Thư ký báo chí Nhà Trắng, cho biết Mỹ chắc chắn lên án các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin: Lính Mỹ 'cố tình' vượt ranh giới quân sự vào Triều Tiên
Quân nhân Mỹ đã "cố tình và không được phép" tách khỏi nhóm tham quan, băng qua đường ranh giới liên Triều.
UNC: Công dân Mỹ vượt ranh giới quân sự vào Triều Tiên Triều Tiên lên tiếng bảo vệ vụ phóng tên lửa trong lần xuất hiện hiếm hoi tại LHQ Triều Tiên công bố video thử ICBM Hwasong-18 mới nhất
Một quân nhân Mỹ đứng bên phía nam của của làng Panmunjom tại Khu Phi quân sự, Hàn Quốc. Ảnh: AP
Một quân nhân Mỹ đã vượt biên giới từ Hàn Quốc sang Triều Tiên "cố ý và không được phép" vào ngày 18/7 và được cho là đang bị Triều Tiên giam giữ - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin xác nhận trong cuộc họp báo cùng ngày.
Theo Đại tá. Isaac Taylor thuộc Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc, người lính này đang trong một chuyến tham quan dân sự đến Khu phi quân sự liên Triều, và không làm nhiệm vụ vào thời điểm đó. Ông cho biết người lính đã "cố tình và không được phép" tách khỏi nhóm, băng qua đường phân định.
"Chúng tôi tin rằng anh ấy hiện đang bị CHDCND Triều Tiên giam giữ và đang làm việc với các đối tác Hàn Quốc của chúng tôi để giải quyết vụ việc này", ông Taylor nói.
Hai quan chức Mỹ nói với hãng tin AP rằng người lính bị giam giữ là Pvt. Travis King, vừa được thả khỏi nhà tù ở Hàn Quốc, nơi anh ta bị giam giữ vì tội hành hung và đang phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật quân sự bổ sung ở Mỹ.
Sau khi rời nhà tù ở Hàn Quốc, quân nhân King, mới ngoài 20 tuổi, đã được hộ tống đến sân bay để trở về căn cứ Fort Bliss, bang Texas. Nhưng thay vì lên máy bay, anh ta đã rời đi và tham gia chuyến tham quan làng biên giới Panmunjom của Triều Tiên, tại đây King chạy qua biên giới.
Người phát ngôn quân đội Mỹ Bryce Dubee cho biết King là một trinh sát kỵ binh trực thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 12, nhóm chiến đấu Lữ đoàn 2, Sư đoàn 4 Bộ binh. Anh ta nhập ngũ vào tháng 1/2021 và chưa thực hiện một đợt triển khai nào.
Thời điểm xảy ra vụ việc, người lính được quan sát thấy đang chạy về phía Triều Tiên và bị bắt giữ, một người quen thuộc với vụ việc cho biết.
Nguồn tin này cũng cho biết giới chức Mỹ đã trao đổi với đối tác Hàn Quốc và có kế hoạch phối hợp với Thụy Điển, bên đối thoại của Mỹ với Triều Tiên, để giải quyết vụ việc.
Thông tin chi tiết về quân nhân King, bao gồm cả quê hương của anh ta và những án phạt bổ sung mà anh lính này phải đối mặt, hiện chưa rõ. Cũng không rõ bằng cách nào King đã rời được sân bay trong khi đang bị hộ tống.
"Vụ việc này tạo ra một vấn đề ngoại giao quan trọng giữa Triều Tiên và Mỹ, và như đã lưu ý, chúng tôi không liên lạc", Nghị sĩ Adam Smith, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện, nói với CNN. "Bước đầu tiên sẽ là thiết lập lại các liên lạc đó, nhưng nếu một người lính Mỹ đang bị Triều Tiên giam giữ, chúng tôi cần làm những gì có thể để đưa anh ta trở về".
Việc lính Mỹ vượt biên giới Triều Tiên và bị giam giữ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bình Nhưỡng về việc Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa hướng ra các nước láng giềng Hàn Quốc và Nhật Bản. Vụ việc xảy ra cùng ngày với việc tàu ngầm USS Kentucky được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân, đến Busan, Hàn Quốc, cho một chuyến thăm cảng theo lịch trình.
Các quan chức Mỹ cho biết việc triển khai tàu ngầm là một phần trong chính sách "răn đe mở rộng" của nước này.
"Chuyến thăm cảng Busan này phản ánh cam kết chắc chắn của Mỹ với Hàn Quốc về đảm bảo quyền răn đe mở rộng của chúng tôi, đồng thời bổ sung cho nhiều cuộc tập trận, huấn luyện, hoạt động và các hoạt động hợp tác quân sự khác do Lực lượng Chiến lược tiến hành để đảm bảo họ luôn sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng hoạt động trên toàn cầu bất cứ lúc nào", Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 18/7.
Các quan chức Triều Tiên hôm 17/7 đã cảnh báo Mỹ về những hành động "ngu ngốc". Quan chức của Đảng Lao động bà Kim Yo Jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cho biết Triều Tiên đã phát động một "cuộc tấn công quân sự" để đáp trả sự gây hấn của Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã tới Hàn Quốc lần đầu sau 4 thập niên Lần đầu tiên kể từ thập niên 1980, một tàu ngầm Mỹ trang bị tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn hạt nhân (SSBN) đến Hàn Quốc hôm nay 18.7, giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận chuyến thăm cảng của tàu ngầm USS Kentucky. Ảnh HẢI QUÂN MỸ Ông Kurt Campbell, điều phối...