Chủ tịch IMF khẳng định Trung Quốc sẽ không hạ cánh cứng
Đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, tuy đang khiến các thị trường tài chính toàn cầu chao đảo song là rất bình thường.
Đó là phát biểu của Chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) Christine Lagarde tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sỹ. Bà cho rằng, sự chuyển mình của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ mô hình phát triển dựa vào đầu tư nhà nước sang nhu cầu tiêu dùng sẽ không gây ra hiện tượng hạ cánh cứng. Thay vào đó, đây là một sự chuyển đổi lớn, đưa nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn gập ghềnh hơn, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ ở mức 6,9%, mức thấp nhất được ghi nhận trong vòng 25 năm qua.
Người đứng đầu IMF cho rằng đây là cách rất bình thường để một nền kinh tế chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững và chất lượng hơn và thế giới cần làm quen với điều đó.
Nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở trạng thái tồi tệ
Bên cạnh đó, bà Lagarde cũng cho rằng các thị trường tài chính toàn cầu cần một sự rõ ràng hơn về cách thức mà giới chức Trung Quốc đang quản lý đồng nhân dân tệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa đồng nhân dân tệ và đồng USD, trong bối cảnh những diễn biến lên thất thường của đồng nội tệ Trung Quốc, đi kèm với đà lao dốc mạnh mẽ của giá dầu, đã gây ra nhiều biến động thị trường trong những ngày đầu năm 2016.
Phát biểu của Chủ tịch IMF có thể coi là một lời trấn an khi trước đó có nhiều nhận định rằng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng. Hôm 21/1, tỷ phú George Soros cho rằng “một cú hạ cánh cứng” đối với kinh tế Trung Quốc là điều khó có thể tránh khỏi. Thậm chí Soros nói ông đang quan sát sự kiện này chứ không phải đang dự đoán về nó.
Theo Soros, mặc dù Trung Quốc có những nguồn lực để có thể kiểm soát tốt tình hình, sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, tờ Wall Street Journal cũng dẫn lời các chuyên gia nhận định, nếu không thay đổi, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thời kỳ tăng trưởng thấp, năng suất lao động bị ghìm giữ, và tài sản của các hộ gia đình trì trệ – những yếu tố tạo thành “bẫy thu nhập trung bình”.
Video đang HOT
Thậm chí, một số chuyên gia còn không loại trừ khả năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đột ngột giảm sút mạnh, dẫn tới một cuộc “hạ cánh cứng” khiến mức nợ tăng vọt, niềm tin người tiêu dùng lao dốc, đồng nhân dân tệ sụt giá chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy cao, và tăng trưởng suy sụp.
Theo các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này đạt 6,8% trong 3 tháng cuối năm 2015, và 6,9% trong cả năm. Đây là con số thấp nhất trong vòng 25 năm, thấp hơn so với dự báo trước đó và là hồi chuông cảnh báo đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở trạng thái tồi tệ và tăng trưởng chậm hơn nhiều so với những gì Bắc Kinh đã công bố.
Phát biểu với kênh truyền hình CNBC (Mỹ), chuyên gia kinh tế Marc Faber nhận định: ” Một nền kinh tế rất phức tạp với một số ngành kinh tế đang mở rộng, trong khi một số ngành khác bị thu hẹp. Tôi cho rằng nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng tối đa ở mức 4%/năm, thậm chí là thấp hơn”.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
5 nghìn tỷ USD và nguy cơ Trung Quốc hạ cánh cứng
Trung Quốc cần hơn 5 nghìn tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế và không loại trừ khả năng kinh tế nước này sẽ "hạ cánh cứng"...
Chính sách không hiệu quả
Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng đồng tiền mất giá, thị trường chứng khoán thiếu ổn định và các ngành công nghiệp đang có lợi nhuận ngày càng giảm, khiến sự tăng trưởng kinh tế của nước này bị kìm hãm.
Đây là những vấn đề cần phải có những bước đi khôn ngoan cùng một khoản ngân sách lớn để có thể giải quyết. Theo bà Charlene Chu, nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Autonomous Research, Trung Quốc phải cần một khoản tiền khổng lồ.
Sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi Trung Quốc và khiến dự trữ ngoại hối của nước này hao hụt.
"Chính phủ có thể tiếp tục bơm tín dụng vào thị trường, tuy nhiên tổng cộng họ phải cần đến 37,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ (5,7 nghìn tỷ USD) trong năm 2016 mới có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế như năm 2009", bà Chu cho biết.
Đây là tuyên bố hùng hồn về tình hình kinh tế Trung Quốc hiện tại, và điều này cho thấy những biện pháp mà chính phủ nước này thực thi trong vòng một năm rưỡi qua không mang lại hiệu quả như mong muốn.
"Các chính sách tiền tệ hoặc được thực hiện lặp đi lặp lại, hoặc không thể ngăn cản tình trạng giảm phát mà Trung Quốc đang phải đối mặt do các ngành công nghiệp sản xuất đang dư thừa năng suất nhưng lại không thu về lợi nhuận cần thiết", bà Chu cho biết.
Giờ đây bà Chu không tin rằng các tổ chức tài chính sẽ đẩy mạnh các hoạt động cho vay của mình trong năm 2016. Thêm vào đó, bà cũng không cho rằng một khoản ngân sách 5,7 nghìn tỷ USD sẽ đủ để vực dậy nền kinh tế.
Kể từ tháng 8 năm ngoái khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) phá giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền nước này đã mất giá 5%. Theo hãng tin Bloomberg, đồng tiền này phải mất giá thêm 14% nữa thì nền kinh tế Trung Quốc mới có thể cảm nhận được lợi ích thực sự. Tuy nhiên đây là kịch bản không ai kỳ vọng bởi trong trường hợp đồng Nhân dân tệ giảm giá như vậy, dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc có thể lên tới 670 tỷ USD.
Chỉ riêng trong tháng 12/2015, chính phủ Trung Quốc đã phải dành 108 tỷ USD trong quỹ ngoại hối dự trữ 3,4 nghìn tỷ USD để ngăn chặn đồng Nhân dân tệ giảm phát. Đồng thời, quốc gia này cũng tăng cường thắt chặt kiểm soát dòng tiền mặt.
Rủi ro
Theo tờ Wall Street Journal, khối nợ khổng lồ, các doanh nghiệp quốc doanh cồng kềnh, và vai trò bị hạn chế của các lực lượng thị trường đang tạo ra nhiều nguy cơ cho nền kinh tế Trung Quốc, đe dọa làm chệch hướng đi của nước này trên con đường vươn lên hàng ngũ những nước giàu.
Các chuyên gia nhận định, nếu không thay đổi, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một thời kỳ tăng trưởng thấp, năng suất lao động bị ghìm giữ, và tài sản của các hộ gia đình trì trệ - những yếu tố tạo thành "bẫy thu nhập trung bình".
Thậm chí, một số chuyên gia còn không loại trừ khả năng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đột ngột giảm sút mạnh, dẫn tới một cuộc "hạ cánh cứng" khiến mức nợ tăng vọt, niềm tin người tiêu dùng lao dốc, đồng Nhân dân tệ sụt giá chóng mặt, tỷ lệ thất nghiệp bị đẩy cao, và tăng trưởng suy sụp.
Một trong những vấn đề khó nhất đối với Trung Quốc hiện nay là làm gì với các công ty quốc doanh vốn giữ vai trò thống lĩnh trong lĩnh vực công nghiệp nặng và các ngành chiến lượng của nền kinh tế, đồng thời có ảnh hưởng lớn về chính trị.
Một số công ty nhà nước vẫn tồn tại bất chấp nợ khủng, nhiều năm làm ăn thua lỗ và mô hình kinh doanh yếu kém. Giới chức Trung Quốc gọi những công ty như vậy là doanh nghiệp "thây ma".
Theo một số ước tính, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 80% vốn vay ngân hàng ở Trung Quốc, trong khi đem lại mức lợi nhuận chỉ bằng 1/3 so với các công ty tư nhân và bằng 1/2 so với doanh nghiệp nước ngoài.
Giảm quy mô của các doanh nghiệp quốc doanh khổng lồ này, chưa nói gì đến loại bỏ một số công ty, đặt ra thách thức lớn.
Ngân hàng Societe Generale ước tính, giảm 20% công suất dư thừa của các công ty quốc doanh Trung Quốc trong những ngành chịu nhiều sức ép nhất hiện nay là thép và than sẽ dẫn tới 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (gần 152 tỷ USD) nợ xấu, tương đương 2% tổng dư nợ các ngân hàng của Trung Quốc, và 1,7 triệu công nhân bị sa thải, tương đương 0,3% lực lượng lao động tại đô thị nước này.
An Nhiên (Tổng hợp Infonet/VnEconomy)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang 'tự cô lập mình' trên Biển Đông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình với các nước khác trên khu vực Biển Đông. Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, mới đây người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định chính Trung Quốc tự cô lập mình với các...