Chủ tịch huyện Hoàng Sa phản đối Trung Quốc diễn tập trên đảo Phú Lâm
“Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực”.
Trước việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố “thành lập 4 Ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa” cũng như việc Trung Quốc tổ chức diễn tập ở đảo Phú Lâm – thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 8/1, ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) cho biết: Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Kể từ ngày 19/1/1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mọi hành động của Trung Quốc tại quần đảo này đều phi nghĩa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển.
Ông Võ Công Chánh – Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa – phản đối Trung Quốc diễn tập trên đảo Phú Lâm.
Những hành động đơn phương của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và trên Biển Đông thời gian qua đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và lợi ích trên biển của các quốc gia trên thế giới, đe dọa quan hệ hữu nghị, hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
“Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực”, ông Chánh nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Video đang HOT
Dân kêu trời vì lò đốt rác thải bệnh viện
Lò đốt rác thải nằm quá gần khu dân cư, thời gian đốt không cố định khiến hàng trăm hộ dân sống xung quanh khu vực Bệnh viện TP Vinh và khu vực Bệnh viện Chấn thương - chỉnh hình, Bệnh viện Ung bướu khốn khổ mỗi ngày.
Tuyến tỉnh "kêu"
Nghệ An hiện có gần 40 bệnh viện, trong đó có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện tuyến huyện, 9 bệnh viện tư nhân, 6 trung tâm y tế có giường bệnh. Ngoài ra, còn có 3 bệnh viện ngành quân đội; 365 sơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn. Hầu hết các bệnh viện trong tỉnh đều đã được xây dựng từ khá lâu, hệ thống xử lý chất thải y tế lại chưa theo kịp với sự phát triển và quy mô giường bệnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nghệ An, 9 bệnh viện tuyến huyện được trang bị lò đốt từ năm 2005, tuy nhiên hầu như đã hư hỏng; 9 bệnh viện được trang bị lò đốt từ năm 2010 với lò đốt 2 buồng vẫn đang hoạt động. Tại tuyến tỉnh có duy nhất Bệnh viện Hữu nghị đa khoa (cũ) có lò đốt được Bộ Y tế cấp hơn 10 năm nay, công suất từ 400-500kg/ngày/đêm cũng đã xuống cấp. Một số bệnh viện được trang bị lò đốt công suất nhỏ như BV TP Vinh, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò... Có hai bệnh viện khu vực chưa có lò đốt là BV đa khoa Tây Bắc, Tây Nam và 20 trung tâm y tế huyện dùng phương pháp chôn lấp. Về chất thải lỏng y tế tại tuyến tỉnh mới chỉ có 28 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải...
Lò đốt rác thải tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An cũ nhả khói đen kịt.
Sau khi Bệnh viện Hữu nghị đa khoa chuyển sang địa điểm mới, khu khám chữa bệnh cũ được chuyển giao cho Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Ung Bướu và Trung tâm huyết học, Trung tâm giám định tâm thần. Sau khi chuyển đến địa điểm mới, toàn bộ rác thải y tế của Bệnh viện hữu nghị đa khoa tỉnh cũng phải chuyển về lò đốt ở bệnh viện cũ để xử lý. Khối lượng rác thải lớn trong khi công suất lò đốt mới chỉ đạt từ 400-500kg/1 ngày đêm khiến việc xử lý rác thải y tế luôn ở trong tình trạng quá tải.
Ông Nguyễn Xuân Huân (xóm Tân Hùng, xã Hưng Lôc, TP Vinh) - sống gần khu vực lò đốt rác của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình cho biết: "Lò đốt rác thải của bệnh viện có khi đốt suốt ngày đêm, còn bình thường đốt từ 8h sáng đến 3-4h chiều. Mỗi lần bệnh viện đốt rác, chúng tôi khổ không kể hết. Khói bay đen kịt trời, mùi khét lẹt đến tức ngực, khó thở. Xóm chúng tôi hiện đã có hơn 10 người chết vì các bệnh liên quan đến phổi. Kiến nghị cũng nhiều rồi, kêu cũng nhiều rồi nhưng đâu vẫn hoàn đó".
Bà Bùi Thị Thư - một người dân xóm Tân Hùng - tiếp lời: "Mỗi khi bệnh viện đốt rác, chúng tôi ngồi trong nhà, đóng kín cửa lại mà vẫn khó thở vì mùi khét. Ở trong nhà mà vẫn phải mang khẩu trang. Khói từ lò đốt bay luẩn quẩn rồi dính vào mái nhà, mưa xuống là nước đen kịt như bồ hóng. Hoặc là di chuyển lò đốt đến nơi khác hoặc là thay đổi công nghệ xử lý chứ để như thế này thì dân chúng tôi chịu không thấu".
Được biết, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án xây dựng lò đốt rác thải y tế thay thế cho lò đốt rác thải y tế của Bệnh viện hữu nghị đa khoa (cũ) đã hư hỏng, xuống cấp. Hiện dự án đã hoàn thành việc xây dựng. Sở Y tế Nghệ An đã lấy mẫu khí thải lò đốt để đánh giá hiệu quả hoạt động trước khi đưa vào sử dụng (nếu đáp ứng yêu cầu). Trong lúc đó thì người dân vẫn tiếp tục "sống chung với khổ".
Tuyến thành phố cũng "kêu"
Bệnh viện Đa khoa TP Vinh cũng được trang bị một lò đốt chất thải công suất nhỏ. Khu xử lý rác lại chỉ cách khu dân cư một bức tường bao và con đường rộng 4m, bởi vậy, mỗi khi bệnh viện đốt rác, dân cư xung quanh khu vực chỉ biết kêu trời. Sau nhiều lần kiến nghị, họp ban đại diện khối dân với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, ống khói của lò đốt được nâng cao thêm. Tuy nhiên, khói từ lò đốt chất thải của Bệnh viện Tp Vinh vẫn luôn là nỗi ám ảnh của người dân khối 10 phường (phường Hồng Sơn) và khối Phúc Tân (phường Vinh Tân).
Ông Bùi Đình Cư (khối Phúc Tân) bức xúc: "Họ đốt chất thải chẳng theo giờ giấc gì cả. Có đêm họ cũng đốt, khói, mùi khét khiến chúng tôi không tài nào mà ngủ được. Nửa đêm nhưng tôi vẫn phải sang đập cửa bảo họ dừng".
Lò đốt rác thải y tế nguy hại tại Bệnh viện Tp Vinh.
Không những được bố trí ngay sát khu dân cư mà lò đốt chất thải của Bệnh viện Tp Vinh chỉ cách Trường Mầm non Hồng Sơn khoảng hơn 100m. "Như chúng tôi thì già rồi chứ tội các cháu nhỏ lắm. Vào mùa gió Đông Bắc, mùi, khói bay tới khu vực Trường Mầm non, các cháu hít vào cả rồi sinh bệnh chứ ai", ông Cư cho biết thêm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hòa - khối trưởng khối Phúc Tân cho biết, nhân dân trong khối đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do lò đốt rác thải của Bệnh viện TP Vinh gây ra nhưng tình hình vẫn không được cải thiện bao nhiêu. "Có bệnh viện tất nhiên là có rác thải. Việc xử lý rác thải y tế là điều không tránh khỏi nhưng bất hợp lý là lò xử lý chất thải y tế lại nằm ngay trong khu dân cư. Ống khói có được nâng cao lên nhưng khói, mùi vẫn chỉ bay lẩn quất trong khu dân cư, dân vẫn lãnh đủ. Chúng tôi kiến nghị nhiều rồi, thậm chí trực tiếp làm việc với Bệnh viện nhưng cũng không ăn thua".
Người dân sống xung quanh Bệnh viện Tp Vinh bức xúc vì lò đốt rác thải nguy hại của bệnh viện.
Trong khi người dân đang kiến nghị di chuyển lò đốt chất thải Bệnh viện TP Vinh ra cách xa dân cư thì UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở Y tế Nghệ An xây dựng lò đốt rác thải y tế nguy hại tại khuôn viên bệnh viện này. Mặc dù người dân, lãnh đạo bệnh viện lẫn chính quyền thành phố đều không đồng tình với chủ trương này vì cho rằng không phù hợp. Tuy nhiên, lò đốt chất thải nguy hại này vẫn được xây dựng và hiện đã đi vào hoạt động với công suất 25kg chất thải nguy hại/giờ. Khi người dân "kêu" quá, ống khói của lò đốt chất thải nguy hại mới được nâng cao thêm và bảo dưỡng lò đốt định kỳ 3 tháng/1 lần.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Chuyên viên Phòng TN-MT TP Vinh - cho biết: "Thực tế trong một số báo cáo về kết quả quan trắc môi trường của Bệnh viện TP Vinh thì có thời điểm đạt, có thời điểm chưa đạt yêu cầu. Thành phố chỉ đạo Bệnh viện thường xuyên bảo dưỡng máy móc định kỳ đúng yêu cầu sản xuất. Tuy nhiên người dân sống xung quanh bệnh viện vẫn tiếp tục có kiến nghị lên Tp yêu cầu di dời lò đốt chất thải y tế nguy hại ra khỏi khu dân cư".
Hoàng Lam
Theo Dantri
Bi kịch làng "triệu phú" Nhìn những ngôi nhà khang trang to đẹp, nằm ngay sát con đường thiên lý Bắc - Nam, ít ai biết rằng những người dân bỗng nhiên trở thành "triệu phú" ở đây đang ngơ ngác trước viễn cảnh không việc làm. Khi siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu từ xây dựng ở Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện...