Chủ tịch huyện Ba Vì ‘không biết’ việc 57 biệt thự xây trái phép
Chủ tịch huyện Ba Vì (Hà Nội) cho rằng do lãnh đạo huyện cũ không báo cáo lại vụ việc sai phạm đất tại xã Yên Bài nên không nắm được.
Giải trình tại hội nghị Thành ủy Hà Nội ngày 6/4, ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch huyện Ba Vì, cho biết lãnh đạo huyện đã bước đầu kiểm điểm trách nhiệm và yêu cầu các cán bộ liên quan báo cáo khuyết điểm của mình về quản lý sử dụng đất đai tại khu biệt thự điền viên thôn (xã Yên Bài, huyện Ba Vì).
Sau đó, căn cứ kết luận thanh tra của TP Hà Nội, huyện Ba Vì sẽ chỉ đạo kiểm điểm đối với tập thể và cá nhân có liên quan. Đoàn thành tra liên ngành của thành phố đang làm việc, huyện đã tích cực phối hợp để sớm có kết luận.
Lãnh đạo Ba Vì cho biết đã có 55 căn nhà vườn hoàn thành. Ảnh: T. Hải.
Về nguồn gốc đất 57 biệt thự xây trái phép, Chủ tịch huyện Ba Vì cho biết, vi phạm quản lý đất đai tại xã Yên Bài từ trước năm 2010. Khu vực này có 9 hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống và làm nhà tại đây, có đất ở và đất khai hoang. 9 hộ dân đã chuyển nhượng cho một số hộ ở nội thành Hà Nội, trong đó có ông Nguyễn Thành Ba – chủ hộ chính, với tổng diện tích 4,8 ha.
Sau đó, những người được chuyển nhượng tự quy hoạch thành các lô và xây dựng nhà cho thuê nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống. Đến đầu năm 2015, có 55 căn cơ bản đã hoàn thiện.
Video đang HOT
Việc xây dựng diễn ra nhiều năm song cuối năm 2013, UBND xã Yên Bài mới có báo cáo, huyện Ba Vì đã giao cho thanh tra xây dựng vào kiểm tra. Tháng 1/2014, huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra khu đất, nhưng không có báo cáo kết quả về huyện.
“Chủ tịch UBND huyện cũ chuyển công tác và không báo lại vụ việc cho lãnh đạo nhiệm kỳ mới. Do đó, tôi tiếp quản công việc mới và hoàn toàn không biết được việc này”, ông Bạch Công Tiến nói. Trước khi là Chủ tịch huyện, ông Tiến là Phó chủ tịch huyện Ba Vì phụ trách công tác văn xã.
Cũng theo ông Tiến, sau khi nhận được thông tin trên báo chí về vi phạm đất đai khu vực xã Yên Bài, ngày 17/2/2016, huyện Ba Vì đã lập đoàn thanh tra liên ngành, đoàn đã thu thập thông tin bước đầu về việc mua bán chuyển nhượng và làm nhà trái phép tại khu vực Điền viên thôn. Huyện cũng xác định khu vực sai phạm là đất ở nông thôn, không phải đất lâm nghiệp hay đất do nhà nước quản lý. Các hộ dân tự ý xây nhà trái phép trong thời gian dài.
Về giải pháp khắc phục sai phạm, ông Tiến cho hay hiện nay huyện tập trung ngăn chặn không để các hộ gia đình tiếp tục thi công, đồng thời yêu cầu dừng hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Đoàn Loan
Theo VNE
Sự việc ngăn xe chở rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn: Cần sớm có giải pháp tháo gỡ
Mấy ngày qua, một số người dân của xã Tản Lĩnh (Ba Vì) dựng lều bạt cản trở xe vận chuyển rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) khiến lượng lớn rác thải sinh hoạt (khoảng 10.000 tấn) của 11 huyện của Hà Nội tồn đọng tại các điểm tập kết rác, gây ô nhiễm môi trường. Để làm rõ nguyên nhân, ngày 23-3, phóng viên Báo Hànộimới đã làm việc với các bên liên quan về sự việc này.
Rác thải sinh hoạt tại nhiều vùng nông thôn hiện đang ùn ứ do không thể vận chuyển đến bãi rác tập trung.
Ông Nguyễn Thế Thiệu, xã Tản Lĩnh (Ba Vì) cho biết: Quá trình hoạt động của Khu xử lý chất thải Xuân Sơn đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến sinh hoạt hằng ngày của nhân dân bị đảo lộn. "Chúng tôi cơ bản nhất trí với phương án của huyện và thành phố là di dời đến nơi ở mới, nhưng việc áp dụng đơn giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ nhân dân chuyển đổi nghề nghiệp hiện nay của huyện Ba Vì chưa thỏa đáng, cần phải điều chỉnh" - ông Thiệu cho biết. Theo ông Thiệu, cùng trong vùng ảnh hưởng của Khu xử lý chất thải Xuân Sơn nhưng người dân thị xã Sơn Tây thì được bồi thường hỗ trợ 293 triệu đồng/sào đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ, còn người dân có đất bị thu hồi ở xã Tản Lĩnh chỉ được bồi thường, hỗ trợ 123 triệu đồng/sào... Ngoài ra, diện tích dôi dư so với diện tích được giao trước đây, nhưng người dân xã Tản Lĩnh chỉ được bồi thường về đất mà không được hưởng cơ chế hỗ trợ thu hồi đất...
Cho rằng có sự bất hợp lý trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nên một số hộ dân xã Tản Lĩnh có đất bị thu hồi đã phản ứng quyết liệt, đỉnh điểm đã ngăn cản xe vận chuyển rác vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, dẫn đến tình trạng lượng lớn rác thải sinh hoạt của 11 huyện tồn đọng. Tại huyện Thanh Oai, do chưa vận chuyển được lượng rác thải thu gom trong ngày nên tồn đọng hơn 600 tấn tại các điểm tập kết. Tương tự, tại Phú Xuyên đang tồn đọng hơn 600 tấn, Thường Tín gần 700 tấn, Quốc Oai hơn 665 tấn, đặc biệt ở huyện Chương Mỹ tồn đọng hơn 1.365 tấn... Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nam Thăng Long Tô Thanh Tùng cho biết, do khối lượng rác tồn đọng quá lớn nên nhân dân các địa phương đang lo ngại cho sức khỏe. Trước tình hình đó, một số địa phương báo cáo thành phố cho phép phân luồng vận chuyển rác về Khu xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) để giải tỏa bức xúc của nhân dân.
Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần cho biết, nhằm ổn định cuộc sống người dân, ngày 29-5-2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2440/QĐ-UBND, phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy hoạch Vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m từ Khu xử lý chất thải Xuân Sơn) thuộc địa giới hành chính xã Tản Lĩnh (Ba Vì). Theo đó, huyện Ba Vì đã tiến hành kiểm kê diện tích đất và tài sản trên đất của 243 hộ gia đình, cá nhân thuộc các thôn Hiệu Lực, Tam Mỹ, Hát Giang của xã Tản Lĩnh trên diện tích 29,3ha. Đến nay, huyện Ba Vì đã chi trả xong kinh phí cho các hộ gia đình, cá nhân có phần mộ nằm trong diện giải tỏa và 141/158 hộ thuộc các thôn Hiệu Lực, Hát Giang, Tam Mỹ có đất nông nghiệp bị thu hồi. Còn lại 17 hộ dân thôn Tam Mỹ chưa nhận tiền bồi thường, còn đề nghị được hưởng chính sách hỗ trợ đất khai hoang giống như đất giao theo Nghị định 64 của Chính phủ...
Ông Nguyễn Đình Dần cho biết, huyện Ba Vì đã thực hiện đúng các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với người dân bị thu hồi đất. Tuy nhiên, những kiến nghị của người dân vượt quá thẩm quyền giải quyết của huyện. Để hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất giảm bớt khó khăn, tránh xảy ra tình trạng mất an ninh, trật tự, huyện Ba Vì sẽ đề nghị UBND thành phố cho phép vận dụng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề như dự án chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấm dứt việc ngăn cản xe vận chuyển rác vào khu xử lý.
Dây chuyền xử lý chất thải tại Nhà máy xử lý chất thải Xuân Sơn (TX Sơn Tây). Ảnh: Phương Dung
Liên quan đến tình trạng rác thải tồn đọng ở các địa phương, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Lý cho biết, đang triển khai các biện pháp như phun thuốc để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm ở các địa phương và Khu xử lý chất thải Xuân Sơn. Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Mai Trọng Thái cho biết: Trong thời gian bị dừng tiếp nhận rác thải vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn, biện pháp trước mắt, Sở đã đề nghị các địa phương tạm thời tập kết tại các điểm trung chuyển, xa khu dân cư.
Được biết, trong ngày hôm nay 24-3, liên ngành thành phố tiếp tục làm việc với huyện Ba Vì bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách bồi thường. Tuy nhiên, chính quyền và MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân tin tưởng và ủng hộ chủ trương chung, sớm đưa được rác thải vào Khu xử lý chất thải Xuân Sơn để bảo đảm vệ sinh cho cộng đồng. Báo Hànộimới tiếp tục thông tin về vụ việc trên các số báo tới.
Với mục tiêu di chuyển các hộ dân trong vùng bán kính 500m từ Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (Sơn Tây), bảo đảm không có cá nhân, tổ chức nào sống trong vùng ảnh hưởng môi trường..., tại Quyết định số 2440/QĐ-UBND, UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Ba Vì làm chủ đầu tư, thực hiện dự án với tổng kinh phí dự kiến 603,2 tỷ đồng; thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong giai đoạn 2015-2017.
"Bài toán" thu gom, xử lý rác thải nông thôn: Đi tìm lời giải Hiện nay, ngoài một số ít xã, thị trấn ký hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã môi trường thu gom rác thải từ khu dân cư ra điểm tập kết, hầu hết các xã ngoại thành áp dụng mô hình thành lập tổ thu gom tự quản.
Kim Nhuệ
Theo_Hà Nội Mới
Hà Nội thanh tra cá nhân để xảy ra vi phạm tại Điền Viên Thôn UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Thanh tra thành phố thanh tra chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại thôn Chóng, xã Yên Bài, huyện Ba Vì. Cụ thể, để làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức,...