Chủ tịch Hội Phụ nữ bị tố “sắm” đủ các loại bằng chỉ trong… vài tháng
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trung Ý, huyện Nông Cống, Thanh Hóa bị người dân tố cáo không có bất cứ bằng cấp gì, nhưng chỉ đi học mấy tháng bà này đã có đầy đủ tất cả các loại bằng. Tuy nhiên bà này khẳng định tất cả các loại bằng của bà đều do đi học mà có.
Trong đơn gửi báo Dân trí, những công dân xã Trung Ý, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phản ánh những vấn đề liên quan đến bà Lê Thị Biên, hiện đang làm Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trung Ý.
Bà Lê Thị Biên
Theo đó, năm 2013 – 2014, bà Biên được bầu giữ chức Trưởng thôn 3, xã Trung Ý. Trong thời gian này, bà Biên đã có nhiều sai phạm trong việc thu chi tài chính của thôn. Nhiều khoản thu chi không rõ ràng khiến người dân rất bức xúc. Trong đơn nêu rõ, bà Biên tổ chức đi hát karaoke nhưng về lại làm giấy thanh toán quỹ của thôn với số tiền là 730.000đ.
Cũng theo đơn tố cáo, ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7 hàng năm, nhận tiền từ UBND xã Trung Ý về để cấp cho người có công, bà Biên lại lấy để tổ chức tọa đàm những thân nhân, gia đình liệt sỹ; đồng thời chi tiêu vào việc riêng. Việc này cấp ủy chi bộ thôn 3 đã nhắc nhở, Đảng viên trong thôn cũng đã nhiều lần có ý kiến trong chi bộ.
Trao đổi với phóng viên về nội dung tố cáo, ông Lê Văn Tùng – Chủ tịch UBND xã Trung Ý – cho biết, việc bà Biên thu chi sai quy định khi còn làm trưởng thôn, lãnh đạo xã có biết. “Trong khi bàn giao giữa trưởng thôn mới và cũ ở thôn 3, chúng tôi mới được biết đến sự việc này. Đúng là có việc cô Biên làm thiếu hụt đi hơn 700 nghìn đồng tiền quỹ. Sau đó cô ấy đã bù lại số tiền này cho quỹ của thôn nên mọi chuyện đã được giải quyết xong”.
Bằng tốt nghiệp THPT của bà Biên có sau bằng tốt nghiệp Trung cấp chính trị.
Việc bà Biên thu chi không minh bạch trong khi làm trưởng thôn đã khiến nhiều người dân thôn 3 bức xúc. Tuy nhiên, bà Biên không những không bị xử lý mà còn được Đảng ủy xã Trung Ý giới thiệu lên làm cán bộ chuyên trách ở xã là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã. Nhưng lúc này bà Biên không có bằng cấp nên không được chấp nhận.
Năm 2013, bà Biên được Bí thư Đảng ủy xã Trung Ý lúc đó là ông Lê Huy Tuấn đồng ý cho đi học tại trường Trung cấp Chính trị tỉnh Thanh Hóa. Sự việc không được sự đồng tình của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã. Cũng theo phản ánh của người dân địa phương, trước khi được đồng ý cho đi học bà Biên không hề có một loại bằng cấp nào, kể cả bằng Trung học cở sở.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỉ trong vòng mấy tháng đi học, bà Biên đã có đủ các loại bằng khác nhau. Cụ thể, bằng Tốt nghiệp phổ thông cơ sở cấp ngày 21/6/1990; bằng Tốt nghiệp Trung học phổ thông cấp ngày 15/11/2013 và bằng Tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính cấp ngày 23/10/2013. Nhiều người đặt ra nghi vấn, liệu đây có phải là cuộc “chạy đua” bằng cấp của bà Biên hay không?
Một điều khó hiểu là bằng Tốt nghiệp THPT của bà Biên lại được cấp sau bằng Tốt nghiệp Trung cấp Lý luận chính trị – Hành chính. Sự sai lệch về thời gian trong hai tấm bằng này lại càng làm cho người dẫn xã Trung Ý nghi ngờ.
Tại thời điểm học Trung cấp chính trị, bà Biên chưa có bằng tốt nghiệp THPT.
Trao đổi với phóng viên, bà Biên khẳng định những tấm bằng của bà là do đi học mà có. Theo đó, sau khi được xã cử đi học, bà Biên cùng lúc theo học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống và Trường Trung cấp Chính trị tỉnh Thanh Hóa.
Khi phóng viên đặt câu hỏi, tại sao chưa có bằng cấp 3 nhưng bà vẫn được chấp nhận cho học Trung cấp, bà Biên lý giải: “Tuy chưa có bằng cấp 3 nhưng tôi đã trình bày hoàn cảnh là đang chờ lấy bằng tại Trung tâm GDTX huyện Nông Cống và được trường Trung cấp Chính trị tỉnh “châm trước” nên được theo học tại đây”.
Phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi: Vì sao có sự chênh lệch về thời gian trong hai tấm bằng? Lúc này bà Biên viện lý do: “Việc bằng cấp có sự chênh lệch nhau về thời gian là do Trung tâm GDTX huyện Nông Cống cấp chậm bằng cho tôi. Tôi thi tháng 6 nhưng đến tháng 11 mới có bằng tốt nghiệp”.
Thái Bá
Theo Dantri
Vụ chợ Nong cũ cháy lớn trong đêm: Thiệt hại gần 10 tỷ đồng
Liên quan đến vụ chợ Nong cũ bốc cháy trong đêm 2/4 gây thiệt hại lớn, đoàn làm việc do ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã về xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc chỉ đạo, động viên bà con tiểu thương vượt qua khó khăn.
Ông Trần Văn Hoa, Chủ tịch UBND xã Lộc Bổn cho biết: Trong ngày 2/4, chính quyền đã cho phong tỏa chợ, cử lực lượng chốt chặn, không hiểu lý do gì lại xảy ra cháy vào ban đêm. Đám cháy bùng phát nhanh và có dấu hiệu có xăng dầu. Ông Hoa cũng cho biết thêm vào sang 3/4, du nhiêu tiêu thương đa lên chơ mơi nhưng lai bi môt sô đôi tương kich đông nên lai don vê bên canh chơ cu - nơi đang bi phong toa đê công an kham nghiêm hiên trương.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết: "Về nguyên nhân cháy, chúng tôi có thể loại trừ nguyên nhân chập điện (vì xã đã cắt điện trước đó 1 tuần - PV) và nguyên nhân tự gây cháy (tức là nội bộ trong đó tự gây cháy). Chỉ còn nguyên nhân là tác nhân ở bên ngoài. Có thể do con người cố ý hay vô ý, bởi đêm 2/4 là đêm rằm, người ta có vào thắp hương, có cúng bái. Vì vậy, mới chỉ có loại trừ nguyên nhân chứ chưa thể xác định được nguyên nhân vụ cháy".
Đoàn làm việc của tỉnh Thừa Thiên Huế tại xã Lộc Bổn chiều 3/4
Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Cao đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy chợ Nong cũ trong thời gian sớm nhất. Đồng thời phải thống kê đầy đủ thiệt hại tài sản để phân loại hỗ trợ cho đúng đối tượng. Những bà con tiểu thương có thiệt hại lớn cần có chính sách hỗ trợ tương xứng.
Ông Cao khẳng định: "Chợ Nong cũ sẽ tháo dỡ và trả lại mặt bằng vì quy hoạch đây không còn chợ nữa, vì nó ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Với chợ kiểu này, nếu không cháy lần này thì lần khác cũng cháy. Đây là một điểm không an toàn về cháy nổ, không an toàn về môi trường, đã có quy hoạch làm chợ mới và hiện nay phần lớn các tiểu thương đã chuyển sang chợ mới".
Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hỏi thăm, chia sẻ nỗi đau và động viên tiểu thương chợ Nong
Theo kê khai của 21 hộ tiểu thương, tổng thiệt hại từ vụ cháy gần 10 tỷ đồng, hộ nặng nhất gần 1 tỷ đồng.Trước mắt, UBND huyện Phú Lộc đã trích ngân sách 100 triệu đồng để hỗ trợ cho các hộ tiểu thương và công tác cứu hộ chợ Nong. Cũng trong khi làm nhiệm vụ chữa cháy tại chợ, đã có 2 cán bộ, chiến sĩ công an bị thương nhẹ do bị tôn cắt.
Trong chiều 3/4, dưới sự giúp đỡ của công an và cán bộ xã, nhiều tiểu thương đã đến quầy hàng đã bị cháy rụi thu dọn, tìm lại những sản phẩm chưa cháy để đem về nhà.
Chiều 4/4, UBND huyện Phú Lộc tổ chức một phiên họp bàn về các giải pháp hỗ trợ dài hơn đối với tiểu thương có gian hàng bị đám cháy thiêu rụi.
Bà con chết lặng trước đống đổ nát, ngổn ngang của vụ cháy
Nước mắt tuôn trào của một tiểu thương chợ Nong. Chị chỉ nhặt được vài cái quần nhưng đã bị lấm lem bởi bụi than đám cháy
Người dân vào kiếm tìm những hàng hóa còn lại
Thi thoảng mới nhặt nhạnh được một số ít hàng hóa
Vốn liếng tích góp bao nhiêu năm, giờ không còn gì nữa. Nếu có kẻ chủ mưu đứng ra đốt chợ và cơ quan chức năng tìm ra được sẽ thỏa nỗi đau cho các tiểu thương nghèo nơi đây.
Đại Dương
Theo Dantri
Chủ cơ sở giết mổ heo lậu "nhốt" Đoàn kiểm tra Khi cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra điểm giết mổ heo lậu của ông Phạm Văn Học tại ấp 5 (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM) thì bất ngờ đại diện chủ cơ sở không hợp tác và đóng cửa để "nhốt" đoàn kiểm tra. Lúc 4h15'sáng 3/4, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh (TPHCM) bất...