Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Xây dựng người nông dân mới
Đó là gợi mở của đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) ngày 4/10.
Nhiều triệu phú bưởi ở vùng đất mỏ
Trong khuôn khổ chuyến về nguồn thăm và dâng hương các di tích lịch sử tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, ngày 4/10, đoàn cán bộ của Trung ương Hội do ông Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm các mô hình sản xuất tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên).
Điểm đầu tiên mà đoàn đến là mô hình trồng bưởi VietGAP của bà Phùng Thị Hưởng ở xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Khi vừa mới bước vào vườn, các cán bộ, lãnh đạo của đoàn công tác tỏ ra rất bất ngờ trước những sáng kiến độc đáo của chủ vườn. Từ các biện pháp diệt trừ côn trùng bằng bẫy sinh học đến việc bón phân, tự chế bao trái cho loại cây đặc sản này của bà Hưởng đều rất bài bản, khoa học.
Đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tặng quà cho lãnh đạo huyện Đại Từ (Thái Nguyên) ngày 4/10. (ảnh: Trần Quang)
“Để có sản phẩm ngon, chất lượng “lấy lòng” người tiêu dùng, chúng tôi đã trồng bưởi sạch từ tâm của mình. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sinh học và canh tác theo quy trình an toàn triệt để. Chính vì thế mà khi vào vụ thu hoạch, sản phẩm của tôi luôn được khách đến tận nhà đặt mua, có thời điểm còn “cháy” hàng”- bà Hưởng tiết lộ.
“Nhờ trồng cam, bưởi sạch, thu nhập của tôi luôn tăng theo các năm. Dự kiến năm nay chúng tôi sẽ có nguồn thu khoảng hơn nửa 1 tỷ đồng từ loại cây đặc sản này”- bà Hưởng khoe.
Chia vui với gia đình bà Hưởng và lãnh đạo, cán bộ địa phương, ông Đinh Khắc Đính cho biết, mô hình trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi ở Đoàn Kết rất hay và hiệu quả. Trong thời gian tới, mong rằng, bà con tiếp tục phát huy tinh thần ấy trong sản xuất và giúp mọi người ở địa phương cùng làm giàu.
Video đang HOT
Để phát triển bền vững hơn thương hiệu cây ăn quả của địa phương, ông Đính lưu ý chính quyền và người dân ở đây cần tiếp tục sản xuất an toàn, áp dụng các công nghệ cao vào chăm sóc cây trồng.
Cũng theo ông Đính, bên cạnh việc phát triển diện tích cây ăn quả, huyện Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục đầu tư vào chăm sóc, chế biến sản phẩm chè đặc sản của mình.
“Đến nay sản phẩm chè của Thái Nguyên đã rất nổi tiếng, nhờ thế mà người dân cũng có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, việc sản xuất ở một số vùng chè của tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, thủ công. Sắp rất mong tỉnh và các cơ quan liên quan, các cấp Hội ND cần tiếp tục hỗ trợ và đưa công nghệ cao áp dụng vào việc sản xuất, chế biến chè để ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường nhiều và chất lượng hơn nữa”- Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam chia sẻ.
Tiếp tục hỗ trợ người dân
Ông Lê Kim Phúc – Bí thư Huyện ủy Đại Từ cho biết, hiện huyện có 7.000ha chè, 3.000ha hoa quả… Sắp tới huyện sẽ tiếp tục quy hoạch các xã canh tác các loại cây trồng này thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và phát triển theo hướng sản xuất VietGAP và hữu cơ để người dân có thu nhập cao và bền vững hơn.
Cùng ngày, khi làm việc với huyện Đại Từ, Chủ tịch Thào Xuân Sùng cho hay: Là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản và có khu du lịch hồ Núi Cốc rất nổi tiếng nên Đại Từ cần phải dựa vào đó để khai thác và phát triển cho tương xứng với tiềm năng thì mới đạt hiệu quả cao.
“Mục tiêu cuối cùng là phải làm sao để nâng cao thu nhập cho người dân ngày càng cao hơn. Muốn làm được như vậy, huyện phải có chính sách hỗ trợ, đầu tư hợp lý, kịp thời giúp bà con phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp”- đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định.
Thông tin thêm với cán bộ, lãnh đạo địa phương về phương hướng hoạt động của Trung ương Hội trong thời gian tới. Đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, cùng với 3 nghị quyết mới ban hành, từ nay đến cuối năm 2019, BCH Trung ương Hội sẽ tiếp tục ban hành thêm 2 nghị quyết gồm nghị quyết về tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản xuất trong nước và quốc tế và nghị quyết về xây dựng xã hội văn minh hiện đại…
Theo Danviet
Hội tham gia gỡ các "điểm nghẽn" trong lĩnh vực tam nông
Sáng ngày 23/7, Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (BCH Hội NDVN) lần thứ 3 (khoá VII) đã họp phiên bế mạc. Tại hội nghị, các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến cho nội dung 3 nghị quyết của BCH T.Ư Hội NDVN. Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN chủ trì hội nghị.
Tìm nguồn lực xây dựng các mô hình
Phát biểu định hướng buổi làm việc, đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết: Trong ngày làm việc thứ nhất, hội nghị đã tiến hành bàn thảo nhiều nội dung quan trọng; đa số các đại biểu tham dự đều bày tỏ sự thống nhất, tán thành.
Về việc xây dựng, thực hiện 3 nghị quyết chuyên đề mà hội nghị đã thảo luận, Chủ tịch Thào Xuân Sùng yêu cầu các đại biểu chú trọng xây dựng mô hình phát triển sản xuất cho hội viên, nông dân theo phương pháp thực hành "cầm tay chỉ việc", theo từng giai đoạn phát triển của cây, con. Mỗi vùng phải có một mô hình riêng; tăng cường, đổi mới sơ, tổng kết mô hình. Các đại biểu cần đóng góp thêm về cách thức tổ chức và bố trí nguồn lực thực hiện nhóm 3 nghị quyết chuyên đề.
100% đại biểu tham dự đều nhất trí thông qua Nghị quyết Hội nghị. (ảnh: Nguyễn Quỳnh)
Tại hội nghị, Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Bình Nguyễn Văn Hòa đánh giá cao việc triển khai Nghị quyết Đại hội VII có chiều sâu và nhiều điểm mới; việc thực hiện nhóm 3 nghị quyết chuyên đề bàn tại hội nghị ngoài xây dựng tổ chức hội còn là thực hiện chủ trương của Đảng, kế hoạch, chương trình của Chính phủ. Việc xây dựng, thực hiện 3 nghị quyết chuyên đề còn khẳng định vai trò, vị thế của Hội ND trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Ở góc độ khác, Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La Hoàng Sương chia sẻ, tiêu chuẩn Chủ tịch Hội ND cơ sở đạt chuẩn 70-80% có trình độ đại học, trong đó Phó Chủ tịch Hội ND cơ sở có bằng đại học chiếm 50-60% là rất tốt. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng cán bộ về năng lực thực tiễn vẫn chưa đáp ứng được. Ông Sương đề nghị để thực hiện Nghị quyết đạt mục tiêu, Hội phải xác định đào tạo, tập huấn theo chuyên đề, nhiệm vụ công tác hội.
Ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng, về quản lý phát triển hội viên, hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội NDVN cần thống nhất làm sớm hướng dẫn quản lý hội viên đối với cấp tỉnh, huyện, cơ sở quản lý bằng phần mềm, cấp chi Hội quản lý bằng sổ sách vì có sự biến động liên tục và trình độ cán bộ còn hạn chế. T.Ư Hội cần ban hành hướng dẫn nội dung sổ công tác hội trang bị đến cấp chi Hội...
Chủ tịch Thào Xuân Sùng đánh giá cao ý kiến của các đại biểu, đồng thời khẳng định Ban Thường vụ trân trọng tiếp thu các ý kiến đã có để hoàn thiện dự thảo 3 nghị quyết chuyên đề. Nổi bật là các vấn đề chi Hội của HTX, tổ hợp tác trong đề án 24 của Hội NDVN; số lượng hội viên liên quan đến chi Hội, quỹ hoạt động; thẩm quyền kỷ luật của chi Hội... Về ý kiến một số cấp ủy, chính quyền cho rằng Hội ND đi làm thay ngân hàng (Quỹ HTND, hoạt động ủy thác), T.Ư Hội sẽ báo cáo Ban Bí thư chỉ đạo tỉnh, thành ủy tăng cường nhận thức về vai trò, vị trí của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung, Hội NDVN nói riêng. Đối với nghị quyết về nâng cao chất lượng cán bộ hội và phát triển hội viên, Ban Thường vụ T.Ư Hội sẽ bổ sung thêm nội dung giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cán bộ, hội viên, nông dân và tổ chức hội thảo để hoàn thiện vấn đề này...
Sau khi Chủ tịch Thào Xuân Sùng giải đáp các ý kiến còn băn khoăn về dự thảo 3 nghị quyết chuyên đề, hội nghị đã tiến hành biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị. Kết quả, 100% đại biểu có mặt biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 3, khóa VII.
Giải quyết khó khăn cho nông dân
Kết luận hội nghị, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng khẳng định, hội nghị đã làm việc nghiêm túc, đạt chất lượng, đã thống nhất cao báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 19, khóa VI. Tại hội nghị, BCH đã thảo luận và nhất trí cao việc ban hành 3 nghị quyết chuyên đề.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng cho rằng, trong bối cảnh Đảng đang chỉ đạo Nhà nước tháo gỡ các điểm nghẽn bằng các chính sách mới để thực hiện 16 hiệp định thương mại tự do đã ký, trong đó đặc biệt là Hiệp định CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hội NDVN cần chủ động tham gia góp sức. Đây là cơ hội vàng đối với Hội NDVN và giai cấp nông dân nhưng cũng là thử thách, khó khăn với Hội. Để đồng lòng đồng sức với Chính phủ vượt qua khó khăn, trong 6 tháng cuối năm, Hội sẽ tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VII Hội NDVN và Đại Hội ND các cấp để hội viên nhận thức đầy đủ và kịp thời triển khai.
Về công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng cuối năm 2019, Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh, các cấp Hội cần tập trung tổ chức các hoạt động phối hợp tôn vinh, trao danh hiệu cho Nông dân Việt Nam xuất sắc và Nhà khoa học của nhà nông. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm thành lập Hội NDVN (14/10/2019), Ban Thường vụ sẽ ban hành nghị quyết kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội NDVN, phát động thi đua ở mức cao nhất trên 63 tỉnh, thành phố với các con số cụ thể. Các cấp Hội cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng với sáng kiến, sáng chế và nâng lương. Xây dựng đề án để thực hiện trong năm 2020 về bình chọn chi Hội trưởng nông dân xuất sắc, hội viên Hội ND tiêu biểu.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng cũng đề nghị, các cấp Hội tập trung tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả 3 nghị quyết chuyên đề. Giao cho Ban chỉ đạo 6 cụm thi đua trực tiếp chỉ đạo triển khai quán triệt và thống nhất thực hiện mô hình "3 trong 1" (3 nghị quyết chuyên đề thể hiện trong 1 đề án).
Theo Danviet
Quan tâm, trợ giúp đỡ nhiều hơn với người dân vùng an toàn khu Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2019) . Đoàn cán bộ cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN làm trưởng đoàn đã về dâng hương tại...