Chủ tịch Hội NDVN: Nông dân sẽ giàu có khi tham gia liên kết “3 trong 1″
Làm việc với Hội ND tỉnh Bình Định ngày 25/10, đồng chí Thào Xuân Sùng- Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội ND Việt Nam cho rằng, cần xây dựng mô hình liên kết 3 trong 1 giữa chi hội nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp thì mới hy vọng nền nông nghiệp phát triển “bay cao, bay xa”.
Ngày 25/10, đoàn công tác T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do đồng chí Thào Xuân Sùng làm trưởng đoàn đã về làm việc tại tỉnh Bình Định với các nội dung kiểm tra công tác hội và phong trào nông dân; tiến độ, kết quả thực hiện Kết luận số 61/2011 của Ban Bí thư, Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ; nắm thực tiễn nhằm phục vụ việc xây dựng, ban hành các nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN về hỗ trợ nông dân, xây dựng nông thôn văn minh.
Những nông dân vượt khó làm giàu
Trước khi làm việc với Hội ND tỉnh, Chủ tịch Thào Xuân Sùng và đoàn công tác đã đi thăm, khảo sát một số mô hình sản xuất của nông dân, nắm tình hình nông dân, nông thôn tại một số địa phương tỉnh Bình Định. Đoàn đã thăm vườn mai nổi tiếng Tuấn Ngọc của nông dân Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn). Ông Tuấn đã tự tìm tòi học hỏi và chuyển sang trồng mai bonsai. “Hiện tại, gia đình tôi có 700 gốc mai, mỗi dịp tết doanh thu được vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng. Nhiều gốc bonsai đã được mang đến tận thị trường Mỹ”- ông Tuấn nói.
Ông Phan Thanh Liêm – Bí thư Đảng ủy xã Nhơn An cho rằng, khoảng 80% dân số của địa phương sống bằng nghề trồng mai. Mỗi năm xã này có doanh thu hàng chục tỷ đồng từ tiền bán mai cảnh, nhờ vậy nhiều hộ dân có thu nhập cao hơn nghề trồng lúa. Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất là việc người dân vì lợi nhuận trước mắt nên tự lấn chiếm trồng mai ồ ạt, sử dụng thuốc BVTV không đúng cách để chăm cây nguy cơ tạo ra ô nhiễm môi trường. Rời làng mai “triệu phú”, đoàn công tác đến thăm vườn nuôi cá Koi, cá diêu hồng của nông dân Nguyễn Bá Luyện (ở thôn Tân Lập, xã Nhơn Lộc).
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng thăm mô hình nuôi cá Koi, cá diêu hồng của anh Nguyễn Bá Luyện. (ảnh: Dũ Tuấn)
Anh Luyện chia sẻ, khí hậu Bình Định khá phù hợp với giống cá Koi nên cá sinh trưởng rất tốt, ít nhiễm bệnh. Thức ăn của cá Koi cũng như các loại cá khác, chủ yếu là tảo, tôm, tép và cám. Để cá lớn nhanh, ngoài việc nuôi ở hồ xi măng vì thoáng mát, người nuôi cũng có thể nuôi ở hồ đất tự nhiên.
“Trang trại ương nuôi cá giống của gia đình tôi chủ yếu là cá diêu hồng và cá Koi, nhờ áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi và cách phòng bệnh tốt nên đàn cá rất ít bị nhiễm bệnh, mỗi năm cho tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng. Với cá diêu hồng giống, tôi nuôi 2 tháng tuổi thì xuất bán, mỗi ký có giá 120.000 đồng với tổng số lượng 15 tấn/năm”- anh Luyện nói.
Video đang HOT
Nắm bắt sát tình hình để giúp nông dân
Báo cáo với Chủ tịch Thào Xuân Sùng và đoàn công tác tại buổi làm việc, ông Đặng Hoài Tân – Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Định cho biết, 9 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội phối hợp mở 63 lớp dạy nghề cho 2.375 hội viên, 1.696 nông dân học nghề có việc làm (đạt 94,22% so với chỉ tiêu).
Việc triển khai thực hiện Đề án “Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2013 – 2020″, cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đến nay đạt được những kết quả tích cực. Quỹ có bước phát triển, tăng trưởng vượt bậc, chuyển mạnh từ phương thức cho vay nhỏ lẻ sang cho vay theo dự án. Quy mô đầu tư vốn trên một dự án được nâng lên từ 200 – 500 triệu đồng/dự án (nguồn tỉnh), từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng/dự án (nguồn ủy thác từ T.Ư)….
Theo ông Đặng Hoài Tân, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về xây dựng nông thôn mới (NTM) có sự chuyển biến mạnh mẽ, phong trào xây dựng NTM được người dân đồng tình, hưởng ứng và tích cực tham gia. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển dần sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM.
Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch Thào Xuân Sùng ghi nhận, đánh giá cao sự năng động, sáng tạo, cần cù của nhiều nông dân giỏi tỉnh Bình Định. Việc hình thành “làng mai triệu phú” như ở xã Nhơn An là tín hiệu đáng mừng góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, xây dựng NTM…
“Bình Định nên quy hoạch mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp. Xây dựng NTM cần được nâng cao như xây dựng nông thôn kiểu mẫu với mục tiêu, chất lượng cao hơn. Có là xây dựng mô hình làng trong phố, phố trong làng, lấy con người và sản xuất nông nghiệp, nông thôn làm trung tâm. Bên cạnh đó, xây dựng bộ tiêu chí về công nghiệp hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội. Cần tăng cường đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Riêng 28 tỉnh, thành phố ven biển sắp tới Hội sẽ có tập huấn riêng về những kiến thức sản xuất nông nghiệp đến ngư nghiệp”-đồng chí Thào Xuân Sùng chia sẻ.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng cho rằng, mô hình mà T.Ư Hội NDVN đã hỗ trợ xây dựng thành công hiện nay gọi là mô hình 3 trong 1. Ở đây nông dân có sự liên kết chặt chẽ với các nhóm khác như chi hội nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp).
“Chi hội trưởng chi hội nông dân là giám đốc HTX, phó chi hội, phó giám đốc HTX. Chi hội trưởng cũng có thể là giám đốc công ty, giám đốc doanh nghiệp để qua đó giải quyết khâu đầu ra cho sản phẩm, còn việc sản xuất là của nông dân và HTX. Thực tế, nếu không có doanh nghiệp thì kinh tế nông nghiệp không đi xa, bay cao được”- Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Xây dựng người nông dân mới
Đó là gợi mở của đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tại buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ huyện Đại Từ (Thái Nguyên) ngày 4/10.
Nhiều triệu phú bưởi ở vùng đất mỏ
Trong khuôn khổ chuyến về nguồn thăm và dâng hương các di tích lịch sử tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, ngày 4/10, đoàn cán bộ của Trung ương Hội do ông Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm các mô hình sản xuất tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên).
Điểm đầu tiên mà đoàn đến là mô hình trồng bưởi VietGAP của bà Phùng Thị Hưởng ở xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Khi vừa mới bước vào vườn, các cán bộ, lãnh đạo của đoàn công tác tỏ ra rất bất ngờ trước những sáng kiến độc đáo của chủ vườn. Từ các biện pháp diệt trừ côn trùng bằng bẫy sinh học đến việc bón phân, tự chế bao trái cho loại cây đặc sản này của bà Hưởng đều rất bài bản, khoa học.
Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tặng quà cho lãnh đạo huyện Đại Từ (Thái Nguyên) ngày 4/10. (ảnh: Trần Quang)
"Để có sản phẩm ngon, chất lượng "lấy lòng" người tiêu dùng, chúng tôi đã trồng bưởi sạch từ tâm của mình. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sinh học và canh tác theo quy trình an toàn triệt để. Chính vì thế mà khi vào vụ thu hoạch, sản phẩm của tôi luôn được khách đến tận nhà đặt mua, có thời điểm còn "cháy" hàng"- bà Hưởng tiết lộ.
"Nhờ trồng cam, bưởi sạch, thu nhập của tôi luôn tăng theo các năm. Dự kiến năm nay chúng tôi sẽ có nguồn thu khoảng hơn nửa 1 tỷ đồng từ loại cây đặc sản này"- bà Hưởng khoe.
Chia vui với gia đình bà Hưởng và lãnh đạo, cán bộ địa phương, ông Đinh Khắc Đính cho biết, mô hình trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi ở Đoàn Kết rất hay và hiệu quả. Trong thời gian tới, mong rằng, bà con tiếp tục phát huy tinh thần ấy trong sản xuất và giúp mọi người ở địa phương cùng làm giàu.
Để phát triển bền vững hơn thương hiệu cây ăn quả của địa phương, ông Đính lưu ý chính quyền và người dân ở đây cần tiếp tục sản xuất an toàn, áp dụng các công nghệ cao vào chăm sóc cây trồng.
Cũng theo ông Đính, bên cạnh việc phát triển diện tích cây ăn quả, huyện Đại Từ nói riêng và tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục đầu tư vào chăm sóc, chế biến sản phẩm chè đặc sản của mình.
"Đến nay sản phẩm chè của Thái Nguyên đã rất nổi tiếng, nhờ thế mà người dân cũng có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, việc sản xuất ở một số vùng chè của tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, thủ công. Sắp rất mong tỉnh và các cơ quan liên quan, các cấp Hội ND cần tiếp tục hỗ trợ và đưa công nghệ cao áp dụng vào việc sản xuất, chế biến chè để ngày càng hoàn thiện quy trình sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường nhiều và chất lượng hơn nữa"- Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam chia sẻ.
Tiếp tục hỗ trợ người dân
Ông Lê Kim Phúc - Bí thư Huyện ủy Đại Từ cho biết, hiện huyện có 7.000ha chè, 3.000ha hoa quả... Sắp tới huyện sẽ tiếp tục quy hoạch các xã canh tác các loại cây trồng này thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn và phát triển theo hướng sản xuất VietGAP và hữu cơ để người dân có thu nhập cao và bền vững hơn.
Cùng ngày, khi làm việc với huyện Đại Từ, Chủ tịch Thào Xuân Sùng cho hay: Là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản và có khu du lịch hồ Núi Cốc rất nổi tiếng nên Đại Từ cần phải dựa vào đó để khai thác và phát triển cho tương xứng với tiềm năng thì mới đạt hiệu quả cao.
"Mục tiêu cuối cùng là phải làm sao để nâng cao thu nhập cho người dân ngày càng cao hơn. Muốn làm được như vậy, huyện phải có chính sách hỗ trợ, đầu tư hợp lý, kịp thời giúp bà con phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp"- đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định.
Thông tin thêm với cán bộ, lãnh đạo địa phương về phương hướng hoạt động của Trung ương Hội trong thời gian tới. Đồng chí Thào Xuân Sùng cho biết, cùng với 3 nghị quyết mới ban hành, từ nay đến cuối năm 2019, BCH Trung ương Hội sẽ tiếp tục ban hành thêm 2 nghị quyết gồm nghị quyết về tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản xuất trong nước và quốc tế và nghị quyết về xây dựng xã hội văn minh hiện đại...
Theo Danviet
Quan tâm, trợ giúp đỡ nhiều hơn với người dân vùng an toàn khu Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2019) . Đoàn cán bộ cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN làm trưởng đoàn đã về dâng hương tại...