Chủ tịch Hội NDVN: Nhanh chóng diệt “giặc mối” cứu chè cổ trăm tuổi
Đến thăm, khảo sát chè cổ đặc sản trên đỉnh Suối Giàng (Yên Bái) ngày 27.2, đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam cho rằng:
Chè Suối Giàng không chỉ là nông sản đặc sản hiếm có mà còn là văn hóa, bản sắc của đồng bào ở đây nên ngoài việc sản xuất, xây dựng thiệu hiệu, đầu tư vào chế biến sản phẩm, địa phương cần phải nhanh chóng mời các chuyên gia, nhà khoa học giỏi lên để diệt “giặc mối” bằng mọi giá để giữ và bảo tồn loại đặc sản này.
Theo ông Sổng A Nủ – Chủ tịch UBND xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), tổng diện tích chè của xã Suối Giàng hiện nay là 540ha, trong đó có 140ha mới trồng. Sản lượng bình quân mỗi năm 500 tấn chè búp tươi, giá chè búp tươi trung bình hiện nay là 18.000- 20.000đ/kg.
Ngày 27.2, đoàn công tác liên ngành của Thường trực T.Ư Hội ND Việt Nam và lãnh đạo Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thạnh Phát, Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World do đồng chí Thào Xuân Sùng – Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, khảo sát vùng sản xuất chè Suối Giàng ở huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Hiện, vùng chè Suối Giàng có 3 doanh nghiệp thu mua chế biến chè, các doanh nghiệp này đều được cấp nhãn hiệu chè Suối Giàng. Ngoài ra, còn có 11 cơ sở chế biến chè gia đình, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 120-150 tấn chè hàng hóa. Nhờ thế mà đời sống của người dân xã Suối Giàng ngày càng được nâng cao từ cây chè.
Tuy nhiên theo ông Nủ, điều vô cùng lo ngại hiện nay là rừng chè cổ thụ Suối Giàng bị “giặc mối” tấn công dữ dội, đang làm suy kiệt và hủy hoại rừng chè cổ thụ từng ngày từng giờ. Theo thống kê của xã thì có tới 28% cây chè cổ thụ bị mối tấn công, nhiều cây đã chết và nhiều cây đang chết dần chết mòn.
Tổng diện tích chè của xã Suối Giàng hiện nay là 540ha, trong đó có 140ha mới trồng, trong đó có hơn 400 cây chè cổ được công nhận cây Di sản.
“Năm 2011 chúng tôi dự Lễ cúng cây chè tổ tại thôn Giàng B. Cây chè tổ mọc ở vị trí cao nhất, cây to hơn một người ôm, cành lá xùm xòa phủ kín diện tích gần 20m2. Vào chính vụ, mỗi lần thu hái cây chè này cho từ 20-25kg, có 5-6 người trèo lên hái mới xuể. Cây chè tổ đã bị mối tấn công chết cách nay vài năm, người dân đang tìm một cây trong số 400 cây chè di sản để “phong” làm cây chè tổ cho người dân thực hiện những nghi lễ tín ngưỡng truyền thống.
Video đang HOT
Dù chúng tôi đã mời chuyên gia của Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình lên khảo sát để đưa ra cách trị mối cứu rừng chè cổ thụ, các chuyên gia đã đưa ra một số phương án nhưng không thành công và lắc đầu vì quá phức tạp”, ông Nủ khẳng định.
Các cây Di sản này đã có tuổi đời hàng trăm năm.
Trước thực trạng này, các cán bộ của đoàn công tác và lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát, Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World tỏ ra rất bất ngờ và lo ngại, với tình trạng mối tấn công nhiều như thời điểm hiện tại nếu không có biện pháp ngăn chặn sớm thì rất có thể các cây chè cổ ở đây sẽ mất dần đi trong thời gian không xa. “Qua khảo sát, thăm quan vùng chè cho thấy địa phương vẫn lơ là, chủ quan trong việc xủ lý mối và sâu bệnh hại chè nên làm cho số lượng chè cổ bị hại ngày càng gia tăng”, đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Các cây chè cổ có gốc, thân, cành rất già, cổ thụ nhưng vẫn cho thu hoạch với sản lượng rất tốt.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, để xử lý được “giặc mối” chúng ta phải có biện pháp đồng bộ, từ việc mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lên phối hợp xử lý, chúng ta cũng phải tuyên truyền, vận động bà con vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc cây tốt hơn để chè cổ phát triển tốt và khỏe hơn.
Các cán bộ của đoàn công tác bên cây chè di sản ở Suối Giàng.
Theo đồng chí Thào Xuân Sùng, với tiềm năng, thuận lợi của mình về khí hậu, thổ nhưỡng, Suối Giàng nên chủ trọng vào phát triển du lịch sinh thái cây chè nhằm giúp tăng giá trị cho sản phẩm và tăng thụ nhập cho người dân.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN vượt núi tặng quà đồng bào Yên Bái sau thiên tai
Ngày 16.8, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác của T.Ư Hội ND Việt Nam vượt đèo, núi vào thăm, tặng quà cho đồng bào bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3 tại các xã của huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Sau trận lũ quét lịch sử diễn ra vào đêm 19.7 rạng sáng ngày 20.7 đến nay, khu đường vào bản Tành Hanh thuộc xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (địa phương chịu thiệt hại nặng nề sau trận lũ quét lịch sử diễn ra vào đêm 19.7 và ngày 20.7 ở Yên Bái) vẫn còn ngổn ngang, chính quyền ở đây đang phải huy động máy móc vào dọn dẹp để khai thông giao thông.
Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Bắc Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3) nên nhiều khu vực trong tỉnh Yên Bái từ đêm ngày 19/7 đến ngày 20/7 đã xảy ra ngập úng, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét làm thiệt hại về người, nhiều tai san cua nhà nước, nhân dân; 9/9 huyện, thị xã, thành phố của Yên Bái bị ảnh hưởng, trong đó có huyện Văn Chấn và Trấn Yên bị thiệt hại nặng nhất.
Theo ông Khánh, riêng huyện Văn Chấn đã có 8 người chết và 16 người bị thương; trên 450 ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi, tán phá nghiêm trọng... Cùng với đó là trên 1.000ha hoa màu bị thiệt hại sau lũ... Ứơc tính tổng thiệt hại của địa phương này lên đến 430 tỷ đồng.
Ngày 16.8, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác của T.Ư Hội ND Việt Nam có mặt bản Tành Hanh (Sơn Lương, Văn Chấn) kiểm tra công tác khắc phục hậu quả và để thăm, tặng quà cho đồng bào bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai với lãnh đạo địa phương, đồng chí Thào Xuân Sùng cho rằng: Việt Nam đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), trong đó các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc là một trong nhưng vùng bị ảnh hưởng và chịu thiệt hại của BĐKH nặng, minh chứng mới rõ nhất là cơn bão số 3 vừa qua đã gây ra lũ quét, lũ ống lịch sử khiến các xã, huyện ở Yên Bái bị thiệt hại nặng nề về người và của. Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sắp tới nước ta sẽ còn phải hứng chịu nhiều thiên tai lớn và khủng khiếp hơn nên Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc phải chủ động và đặc biệt là phải lên kịch bản để ứng phó với thiên tai, phòng, tránh thiệt hại ở mức thấp nhất có thể.
Là địa phương bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão số 3, ông Lò Văn Phanh - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Lương cho biết, sau thiên tai toàn xã có 22 hộ dân bị thiệt hại nặng về người và của, trong đó bản Tành Hanh bị nặng nhất có 3 người chết, nhiều ngôi nhà, hoa màu, tài sản của dân bị nước lũ cuốn trôi. Từ đời ông, cha của chúng tôi đến giờ chưa bao giờ xảy ra trận lũ quét, lũ ống, lở đất lớn như thế nên bà con cũng chủ quan và bị bất ngờ khiến mọi người trở tay không kịp làm cho hậu quả thiệt hại thật khủng khiếp chưa từng có, ông Phanh ngậm ngùi.
Cơn bão số 3 này đã tạo ra trận lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây ra hậu quả quá khủng khiếp và chưa từng có trong lịch sử hàng trăm năm qua ở Yên Bái. Chính quyền và người dân sống trên địa bàn xảy ra lũ ở Yên Bái đã thật sự bị bất ngờ nên càng làm cho hậu quả nặng nề và nghiêm trọng hơn bao giờ hết, ông Khánh nói.
Những đứa trẻ ở Sùng Đô (Văn Chấn) vẫn còn chưa hết hoảng sợ sau khi thoát chết sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào đêm 19.7 rạng sáng ngày 20.7.
Ngày 16.8, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác đến các bản bị thiệt hại nặng của huyện Văn Chấn để thăm hỏi và trao quà cho 24 gia đình có người chết và bị thương sau cơn bão số 3 (tặng quà và tiền mặt trị giá 2 triệu đồng cho gia đình có người chết và 1 triệu đồng cho gia đình có người bị thương). Chúng tôi thực sự xúc động khi được gặp lãnh đạo cơ quan Trung ương, mọi người đã không ngại đường xá xa xôi, hiểm trở vào tận bản để trao quà cho bà con, với người dân chúng tôi, món quà này không chỉ có giá trị vật chất mà nó còn mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Chúng tôi hứa sẽ cố gắng nỗ lực để vượt qua khó khăn, chị Đặng Thị Mấy, hộ bị thiệt hại nặng, mất người thân sau cơn bão số 3 ở xã Sùng Đô chia sẻ.
Đồng chí Thào Xuân Sùng bắt tay, đông viên bà con bị thiệt hại sau cơn bão số 3 ở xã Sơn Lương. Sau trận thiên tai bà con đã mất mát nhiều, chúng tôi rất chia sẻ và mong bà con vượt qua khó khăn, đau thương lớn này để cùng chính quyền địa phương ở đây khắc phục hậu quả. Đặc biệt, sau trận lũ lịch sử này, tôi mong bà con đồng bào mình đồng lòng và nghe theo sự hướng dẫn và tuyền truyền của chính quyền để di chuyển đến nơi ở mới an toàn hơn để ổn định sản xuất và sinh hoạt, đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Theo Danviet
Đang đêm chen chân soi đèn leo cây hái chè "nghìn đô" ở cổng trời Dù đến vùng chè thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) khá muộn (khoảng gần 19h tối ngày 25.2) nhưng các lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát và Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World vẫn quyết định soi đèn trèo lên các cây chè cổ thụ ở đây để khám phá và trải...