Chủ tịch Hội đồng quản trị Đoạn quản lý giao thông chết tại phòng làm việc
Ngày 20/6, nguồn tin từ Sở Giao thông vận tải Bến Tre cho biết, ông Hà Văn Thảo (50 tuổi, ngụ TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) – Chủ tịch Hội đồng quản trị Đoạn Quản lý giao thông thủy – bộ tỉnh Bến Tre đã chết tại trụ sở làm việc vào sáng cùng ngày.
Theo đó, khoảng 1h30 cùng ngày, không thấy ông Thảo đi làm về, vợ của ông đã đến trụ sở làm việc của chồng (tại xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) để tìm. Tại đây, bà cùng bảo vệ lên phòng làm việc mở cửa thì phát hiện máu chảy trên sàn nhà, ông Thảo đã gục chết trên ghế làm việc. Theo nhận định ban đầu, ông Thảo chết nghi do tự vẫn.
Trụ sở cơ quan, nơi ông Thảo chết trong phòng làm việc
Sau khi nhận thông tin, cơ quan chức năng đã đưa ông Thảo đến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (TP Bến Tre) để khám nghiệm tử thi và giao thi thể cho gia đình tổ chức mai táng. Phòng làm việc của ông được phong tỏa để phục vụ công tác điều tra.
Ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bến Tre cho biết, nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ. Về việc điều hành công việc đã phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên tại đây tiếp tục duy trì để không bị gián đoạn.
Video đang HOT
Cơ quan công an tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân
Được biết, Đoạn Quản lý giao thông thủy – bộ mới được cổ phần hóa cách đây vài tháng. Tại đại hội cổ đông diễn ra đầu tháng 6/2016, ông Thảo được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Đoạn Quản lý giao thông thủy – bộ Bến Tre (thuộc Sở Giao thông vận tải Bến Tre) có nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa công trình giao thông; cung ứng dịch vụ công ích, bảo trì cơ sở hạ tầng đường bộ; điều tiết giao thông thủy; sản xuất và lắp đặt hệ thống báo hiệu giao thông thủy bộ.
Hiện vụ việc được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Minh Giang
Theo Dantri
Những nhận biết sai lầm về rau sạch
Theo ông Trần Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch), những loại rau bị sâu ăn hại khiến lá bị xấu, cằn cỗi... chưa thể gọi là rau sạch. Bởi, rau sạch phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch, đất sạch, giống sạch (không bị đột biến gen, hóa chất...), thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch.
Lâu nay, vấn đề rau sạch vẫn luôn là mối quan tâm của hầu hết các gia đình. Tuy nhiên, để phân biệt được loại rau nào sạch, rau nào bẩn đang là một bài toán khó đối với người tiêu dùng.
Bằng chứng, một khảo sát từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) công bố năm 2015 đã cho thấy, tại Hà Nội, 73% người bán rau không phân biệt được rau bẩn và rau an toàn. Tỷ lệ tương tự với người mua là 95%.
Để khắc phục được tình trạng trên, nhiều gia đình đành đặt niềm tin vào những loại rau với thương hiệu "hàng quê", mà không ít người bán hàng đang chào bán tại những chợ cóc, chợ tạm ở Hà Nội. Theo giới thiệu, những loại rau xanh này hoàn toàn yên tâm là sạch, không phun thuốc vì nó cằn cỗi, lá bị sâu ăn, thậm chí sâu vẫn còn "ẩn núp" trên một hai cành rau...
Những loại rau bị sâu ăn hại lá khiến sản phẩm bị xấu, cằn cỗi... không phải là rau sạch, mà do nguồn đất bị ô nhiễm
Tuy nhiên, trao đổi với PV VnMedia về vấn đề này, ông Trần Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch) cho biết, những loại rau xanh bị sâu ăn lá hoặc sâu vẫn còn tồn tại trên 1, 2 ngọn rau... chưa thể gọi là rau sạch. Bởi, rau sạch phải đảm bảo các yếu tố như nguồn nước sạch, đất sạch, giống sạch (không bị đột biến gen, hóa chất...), thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Đây là những ý tố mà các hộ trồng rau nhỏ lẻ chưa thực sự quan tâm.
Theo đó, hiện nay, do thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà các nhà vườn chỉ sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật quen thuộc, tràn lan trên thị trường mà chưa tìm hiểu kỹ về xuất xứ nguồn gốc nhà sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều hộ trồng rau cũng chưa tuân thủ thời gian cách ly an toàn cho rau trước khi thu hoạch không được thực hiện (710 ngày).
Đặc biệt, khi sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong đất, từ đó tích luỹ vào cây trồng, có thể khiến người ăn ngộ độc. Thậm chí, về lâu dài, khi ăn những loại rau bị nhiễm khuẩn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo MR Sạch cho biết, để đảm bảo an toàn phải làm sạch và cải tạo lại đất với thời gian từ 6 tháng - 3 năm (tùy từng khu đất trồng), trước khi trồng rau.
Đưa ra lời khuyên an toàn cho người tiêu dùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam cho rằng, các gia đình nên mua rau an toàn tại những cửa hàng uy tín, có thương hiệu và dám chịu cam kết về chất lượng sản phẩm.
Cách nhận biết rau an toàn
Chia sẻ về cách nhận biết rau an toàn và rau không an toàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam cho biết, rau an toàn thường có màu nhạt hơn, còn rau không an toàn thường mỡ màng. Đặc biệt, khi chế biến vị của rau an toàn thường đậm hơn rau không an toàn. Rau không an toàn ăn sẽ mềm hơn nhưng vị rất nhạt.
Ngoài ra, khi luộc rau an toàn nước sẽ rất trong, không có váng. Còn rau không an toàn nước luộc bị đục và có một lớp váng nổi lên trên mặt nước.
Về chế độ bảo quản: Thông thường, thời hạn bảo quản trong tủ lạnh của rau an toàn sẽ dài hơn so với rau không an toàn. Theo đó, chỉ trong khoảng 2 ngày là rau không an toàn sẽ bị dập, úng, thối, hỏng. Còn đối với rau an toàn thì thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn trong khoảng 4 5 ngày.
Theo_VnMedia
Khuyến khích các cửa hàng chỉ bán xăng sinh học E5 và xăng Ron 95 Theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ban hành ngày 31/8 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 30/11, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại 8 tỉnh, thành là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi và Quảng Nam sẽ phải có ít nhất 50% số cửa hàng xăng dâu bán xăng...