Chủ tịch Hồ Chí Minh – tấm gương về nêu gương
Vấn đề nêu gương, noi gương đã trở thành truyền thống và phương thức lãnh đạo của Đảng mà Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Người là tấm gương sống để cho toàn Đảng, toàn dân noi theo, quy tụ được mọi lực lượng, đoàn kết được toàn dân vượt qua khó khăn, thách thức để giành thắng lợi.
Trong bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết” (Ảnh tư liệu).
Hồ Chí Minh luôn cho rằng muốn thu phục được mọi người làm theo mình thì trước tiên mình phải là tấm gương. Bởi vậy, nêu gương không những là nếp sống mà còn là trách nhiệm, là phẩm chất văn hóa của người lãnh đạo.
Với thể chế chính trị do Đảng cầm quyền, thì người cán bộ, đảng viên của Đảng ở đâu, ở vị trí nào cũng là người lãnh đạo, nên họ phải là tấm gương để mọi người nhìn vào đó mà noi theo làm theo. Đảng viên giữ trách nhiệm càng cao, chức vụ càng cao thì trọng trách nêu gương càng lớn.
Quy định của Đảng về nêu gương cũng nhấn mạnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp từ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến đảng bộ, chi bộ cơ sở. Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Một tấm gương sống có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền” và chính người là tấm gương về nêu gương trong suốt cuộc đời của mình.
Tấm gương của Hồ Chí Minh cũng như nội dung nêu gương mà Người nêu ra cho cán bộ, đảng viên rất cụ thể, được thể hiện ở ba mối quan hệ: Với mình, với người và với công việc. Đối với mình phải cần, kiệm, liêm, chính, thường xuyên học tập rèn luyện, tự soi, tự sửa, khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tự cao, tự đại, tự mãn… cũng như những hạn chế, khuyết điểm của bản thân trong công việc và trong cuộc sống.
Bác Hồ trong dịp đến thăm hỏi thầy và trò một lớp bình dân học vụ. Ảnh tư liệu
Đối với người, phải chân thành, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết, thương yêu, độ lượng. Với cộng sự, với đồng chí thì hết lòng giúp đỡ, khoan dung; luôn nêu cao tự phê bình, phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ. Với quần chúng thì gần gũi, kính yêu, chăm lo đến lợi ích, nguyện vọng cũng như lắng nghe ý kiến phản ánh, góp ý để dân yêu, dân tin. Ngay đối với trong gia đình, từ cách cư xử với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, đến việc giáo dục con cháu giữ gìn gia phong, gia tộc cũng phải nêu tấm gương mẫu mực.
Đối với công việc, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ, gương mẫu phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, phải “chí công vô tư”, “nói đi đôi với làm”, hy sinh lợi ích cá nhân cho tập thể, cho nhân dân, không tham ô, vụ lợi, cơ hội, bè phái.
Video đang HOT
Ngày nay đứng trước nhiều thời cơ và thách thức của biến động xã hội ba yếu tố về nêu gương mà Hồ Chí Minh nêu ra có mối quan hệ mật thiết, chứa đựng nhiều nội dung về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; gắn cái riêng với cái chung, giữa lý luận với thực tiễn. Vì thế những tấm gương về liêm chính, không tham lam, tự mình biết làm chủ, biết chế ngự, vượt lên chính mình, thoát khỏi sự ham hố hàng ngày đối với cán bộ, đảng viên như lời Bác Hồ dạy: “Không tham tiền của, không tham địa vị, danh tiếng để cậy thế làm bậy” là hết sức quan trọng, thật có giá trị vô cùng.
Là một Đảng “đạo đức, văn minh” Đảng cầm quyền, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng luôn phải nêu cao tính tiên phong gương mẫu, phải chủ động xây dựng các điển hình, các tấm gương tốt để cùng nhau học tập. Chính Hồ Chí Minh đã nêu ra việc học tập “người tốt, việc tốt”, Người cho rằng: “Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng”.
Hồ Chủ tịch tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tô, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây (1958). Ảnh tư liệu
Cũng cần nhận thức được rằng các tấm gương tốt vẫn có chừng mực và luôn gắn với nhiệm vụ chính trị, với cuộc sống và sự biến đổi của thời gian qua từng giai đoạn của lịch sử. Trong nêu gương tuyệt nhiên không có chuyện phô trương, tô hồng, tâng bốc; lại càng không cho phép cơ hội, vụ lợi, chạy chọt, tiêu cực trong đánh giá, trong thi đua khen thưởng. Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Thi đua là phải thực chất, nếu lòng dạ không còn trong sáng, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân thì thi đua không còn có ý nghĩa”.
Có thể nói, một trong những thành công to lớn của Đảng ta là sự thu hút, sự lan toả của những tấm gương sáng mà Hồ Chí Minh là tiêu biểu. Tự hào cho Đảng ta, dân tộc ta có được tấm gương Hồ Chí Minh để noi theo, làm theo và chính người cũng là tấm gương của sự nêu gương.
Tấm gương của Người vừa ở tầm cao của tư tưởng, của sự định hướng đường lối cách mạng; mà lại gần gũi thân thuộc với mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Tấm gương đó cùng với những giá trị văn hoá của Đảng cầm quyền là tài sản vô giá mà mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải gìn giữ, phát huy, để trong mọi giai đoạn cách mạng, dù trong hoàn cảnh nào, cương vị gì và ở đâu cũng làm được như lời Bác Hồ “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ M.Ahmed – Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã nói: “Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân loại bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
Đặng Duy Báu
Theo Baohatinh
Công đoàn Bộ Ngoại giao tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn 2019
Sáng 10/5, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức chuyến tập huấn công tác kiểm tra công đoàn, thanh tra nhân dân và tham quan khu di tích K9, Ba Vì (Hà Nội).
Các đại biểu dự Hội nghị cùng chụp ảnh lưu niệm.
Nhân dịp Kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công đoàn Bộ Ngoại giao đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa bên cạnh chuyến tập huấn công tác kiểm tra công đoàn, thanh tra nhân dân tại khu di tích K9, Ba Vì (Hà Nội).
Tham dự chuyến tập huấn có Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra, Thanh tra Chính Phủ Trịnh Văn Toàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Viên chức Việt Nam Hoàng Bảo Trung; Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Ngoại giao Nguyễn Quang Trung; Chủ tịch Công đoàn Bộ Hoàng Xuân Hải, các thành viên Ban Chấp hành Công đoàn Bộ và đông đảo các công đoàn viên từ các đơn vị trong Bộ.
Đồng chí Trịnh Văn Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra, Thanh tra Chính Phủ trao đổi với các công đoàn viên.
Tại buổi tập huấn, đ/c Trịnh Văn Toàn đã trao đổi với các công đoàn viên ba nội dung: quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng; hoạt động thanh tra nhân dân và một số vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra công đoàn. Xen kẽ giữa lý thuyết, ông đã liên hệ với nhưng tinh huông trong thưc tê đê cac hoc viên hiêu sâu săc hơn vê cac nôi dung tâp huân. Ông cũng trao đổi, giải đáp những ý kiến của cac hoc viên, hướng dẫn xử lý nhưng tinh huông thường gặp trong tổ chức hoạt động tai các công đoan cơ sơ.
Phát biểu tại Hội nghị, đ/c Nguyễn Quang Trung cho rằng, buổi tập huấn này không những bổ ích cho công tác kiểm tra, thanh tra công đoàn mà còn có tác dụng trong hoạt động kiểm tra, giám sát ở Đảng Bộ. Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các công đoàn viên về công tác kiểm tra công đoàn, thanh tra nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Quang Trung, Vụ trưởng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Ngoại giao chia sẻ kinh nghiệm với các công đoàn viên.
Tại Hội nghị, nhiều câu hỏi, thắc mắc đã được các cán bộ làm công tác công đoàn và công đoàn viên đặt ra, nhiều tình huống cụ thể đã được đưa ra tranh luận và được các giảng viên giải đáp thỏa đáng.
Ngay sau buổi học tập, các học viên xúc động khi được xem lại thước phim về những phút cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như dâng hương, hoa tại Khu tưởng niệm Bác, nghe giới thiệu về địa danh nơi Bác Hồ và Bộ Chính trị từng ở và làm việc, đồng thời cũng chính là nơi lưu giữ và bảo quản thi hài Bác trong thời gian từ 1969-1975.
Chuyến tập huấn công đoàn là buổi học hữu ích trong công tác công đoàn, cũng như công tác nghiệp vụ. Đây cũng là đợt sinh hoạt thực tế giữa cán bộ công đoàn của các đơn vị trong Bộ, cùng giao lưu học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình làm việc, góp phần nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả hoạt động Công đoàn.
Đoàn tập huấn dâng hương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ.
Đoàn tập huấn dâng hương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ.
Đoàn cùng nghe giới thiệu về khu di tích K9, Ba Vì.
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại khi di tích K9.
Theo Thegioi&VietNam
Giao lưu nghệ thuật "Huyền thoại một con đường" tái hiện 60 năm đường Hồ Chí Minh lịch sử Tối 9-5, tại Di tích Km0 đường Hồ Chí Minh, thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật "Huyền thoại một con đường". Đây là chương trình kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2019). Nguyên Chủ...