Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh tiếp xúc cử tri tại huyện Văn Quan, Lạng Sơn
Ngày 21/6, tại xã Vân Mộng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Tham dự có đồng chí Triệu Tuấn Hải, đại biểu Quốc Hội tỉnh Lạng Sơn; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, lãnh đạo huyện Văn Quan và hơn 250 cử tri các xã Vân Mộng, Việt Yên, Vĩnh Lại, Phú Mỹ, Trấn Ninh. Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Phó Tổng giám đốc PVN Đỗ Chí Thanh, lãnh đạo Văn phòng Tập đoàn.
Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Văn Quan.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, đồng chí Triệu Tuấn Hải đã báo cáo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Trong đó, đáng chú ý là tình hình chính trị xã hội, ngân sách Nhà nước và việc thông qua một số dự luật quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống bà con nhân dân.
Cụ thể, về công tác lập pháp thông qua 7 luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến 9 dự luật. Thông qua Luật Phòng chống tác hại rượu bia. Thứ hai là Luật Giáo dục sửa đổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tính tự chủ của các cơ sở giáo dục. Thứ ba là Luật Thi hành án hình sự sửa đổi, tăng tính thực tế của thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng. Tiếp theo là Luật Đầu tư công sửa đổi, khắc phục tình trạng đầu tư giàn trải, các dự án đầu tư công. Luật Quản lý thuế cũng tạo cơ sở cho ngành thuế hiện đại và tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Luật Kiến trúc và Luật sửa đổi một số điều kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường hoàn thiện các vấn đề về dịch vụ, sáng chế, bảo vệ nhãn hiệu…
Đồng chí Triệu Tuấn Hải báo cáo với cử tri về kết quả Kỳ họp thứ 7.
Hai nghị quyết được thông qua gồm xây dựng luật và pháp lệnh 2019-2020 và nghị quyết về tổ chức lao động tập thể.
Ngoài ra có 9 dự án luật cho ý kiến gồm Luật Lao động sửa đổi; bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ, Chính quyền địa phương; Luật Cán bộ công chức, viên chức; Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật Chứng khoán sửa đổi; Luật Dân quân tự vệ sửa đổi; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Thư viện.
Việc triển khai thực hiện giám sát tối cao của Quốc Hội, trước tiên là giám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội, Quốc hội thông qua cơ bản các giải pháp của Chính phủ, đề nghị chính quyền các cấp chủ động đảm bảo tình hình kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát…
Video đang HOT
Đại biểu Quốc hội đã tiến hành các phiên chất vấn các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng 4 bộ. Đại biểu Quốc hội đã đồng cảm với công tác điều hành của Chính phủ. Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết hoạt động chất vấn trong kỳ họp này.
Quốc hội thông qua nghị quyết hoàn thiện về quy hoạch quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị. Đề ra và chấn chỉnh các vấn đề về quy hoạch đất đai và yêu cầu mạnh mẽ xử lý các vấn đề tồn đọng.
Đại biểu cử tri xã Vân Mộng kiến nghị tại buổi tiếp xúc cử tri.
Trước tình hình thực tế về xâm hại trẻ em trên cả nước đang diễn biến khó lường. Quốc hội đã quyết định thành lập giám sát chuyên đề phòng chống tình trạng xâm hại trẻ em. Dự kiến tiến hành chất vấn vào kỳ họp cuối năm 2020…
Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về các đề nghị như: bổ sung nội dung quy định thời hạn Chính phủ sửa đổi quy định về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đây là vấn đề đang được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm; dự án vùng, địa phương kinh tế đặc biệt khó khăn, các dự án kè chống sạt lở đồng bằng sông Cửu Long; bổ sung việc yêu cầu Chính phủ hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thi hành các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến quy hoạch, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công… và một số ý kiến góp ý cụ thể về bố cục, từ ngữ, kỹ thuật văn bản của dự thảo Nghị quyết.
Sau khi nghe trình bày dự thảo, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV với 453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,60% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đồng chí Triệu Tuấn Hải cho biết thêm Đoàn đại biểu Quốc hội Lạng Sơn có 20 lượt phát biểu, 3 lần chất vấn trực tiếp tại kỳ họp vừa qua. Mặt khác, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn cũng tham gia góp ý kiến xây dựng các dự luật trong kỳ họp.
Trong phần đề xuất ý kiến của cử tri, đại diện cử tri xã Vân Mộng cho biết Lạng Sơn có đặc sản là cây hồi nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy kinh tế cây hồi chưa được thúc đẩy, giá cả bấp bênh. Đề nghị đại biểu Quốc hội quan tâm để phát triển bền vững, xuất khẩu đặc sản này của Lạng Sơn. Về giao thông cũng cần đầu tư nâng cấp các con đường nội bộ tỉnh để nâng cấp tuyến đường 232 (Văn Lãng – Tân Thanh) để hàng hóa được lưu thông tốt hơn.
Các đại biểu cử tri 5 xã thuộc huyện Văn Quan.
Buổi tiếp xúc cử tri có 8 kiến nghị với 25 nội dung và 9 nhóm vấn đề các đại biểu quan tâm về nông nghiệp như giao thêm đất rừng, phát triển cây hồi, sử dụng đất rừng và cây con giống. Về giao thông là tuyến đường 232 và đường tránh lũ. Về chế độ chính sách có 6 nội dung như chế độ chính sách của gia đình liệt sĩ, người già cô đơn và thanh niên xung phong cô đơn, nhà ở của người có công. Về an ninh trật tự là ma túy, môi trường và tệ nạn xã hội…
Đồng chí Triệu Tuấn Hải đã gửi lời cảm ơn tới các đóng góp, phát biểu tâm huyết của các cử tri. Ngay tại buổi tiếp xúc, đại diện của các Sở, ban, ngành, huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn đã trực tiếp giải đáp, giải trình các kiến nghị của cử tri huyện Văn Quan.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch HĐTV PVN Trần Sỹ Thanh bày tỏ sự xúc động khi tiếp tục được tin tưởng và đóng góp sức mình cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Văn Quan nói riêng.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh cho biết, kỳ họp Quốc hội này có sự thay đổi căn cơ về cách làm luật. Việc Quốc hội lấy ý kiến của từng đại biểu, tranh luận đến khi tìm được sự thống nhất cao mới tiến hành thông qua. Đây là cách làm luật kỹ càng và gần hơn đối với người dân vì đã tập hợp được nhiều ý kiến từ các đại biểu.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh cũng giải thích thêm cho cử tri địa phương hiểu rõ hơn về nghị quyết “uống rượu bia không lái xe” đã được đưa ra tranh luận tại kỳ họp vừa qua. Ở đây một số đại biểu cho rằng hành vi “”uống rượu bia không lái xe” đã bị xử lý trong Luật Giao thông nên không cần thiết phải có nghị quyết về hành vi này.
Cung cấp thêm thông tin cho cử tri, đồng chí Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ tại kỳ họp Quốc hội lần này. Toàn bộ các ý kiến, đề xuất của cử tri đều được ghi chép, ghi âm lại để chuyển cho các đơn vị hữu quan từ các cấp Trung ương tới địa phương. Trước kỳ hợp có hơn 3.000 ý kiến, đề xuất, hầu hết đều được các cơ hữu quan trả lời cụ thể. Đây cũng là một trong những nội dung giám sát của Quốc hội.
Nhân dịp tiếp xúc cử tri tại xã Vân Mộng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hỗ trợ huyện Văn Quan 6 bộ máy tính, phục vụ công tác quản lý, phát triển nông nghiệp, nông thôn…
Thành Công
Theo Petro times
Quyết định quan trọng về nhân sự của PVN
Dự kiến tuần tới, vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ được bổ nhiệm.
Ngày 20-6, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã ký quyết định bổ nhiệm có thời hạn ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), giữ chức vụ Thành viên HĐTV PVN.
Quyết định có hiệu lực ngay từ hôm nay và có thời hạn 5 năm. Nguồn tin của PLO cho hay: Có thể tuần sau, ông Lê Mạnh Hùng sẽ được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc PVN, thay thế ông Nguyễn Vũ Trường Sơn đã từ chức vào tháng 4-2019.
Trước đó, ngày 18-4, PVN đã tổ chức một cuộc họp để thực hiện quy trình giới thiệu ông Lê Mạnh Hùng để trình bổ nhiệm chức danh thành viên Hội đồng thành viên - Tổng giám đốc PVN.
Ông Lê Mạnh Hùng sinh năm 1973, quê Hưng Yên. Ông Hùng công tác nhiều năm trong ngành dầu khí, là kỹ sư công nghệ tổng hợp hóa dầu và hữu cơ, tiến sĩ chuyên ngành hóa dầu và xúc tác hữu cơ.
Từ năm 2000, ông làm kỹ sư công nghệ tại Công ty liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt Nga; Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC); Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Năm 2006, ông được điều động sang Văn phòng Chính phủ làm cán bộ Vụ Dầu khí. Sau đó một năm, ông trở lại PVN làm phó trưởng ban chế biến dầu khí.
Năm 2009, ông được bầu làm phó tổng giám đốc Công ty Liên doanh hóa dầu Long Sơn, trưởng Ban QLDA Cụm khí điện đạm Cà Mau; đến năm 2011 thì được bầu làm tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC).
Ông Hùng được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ năm 2013 đến nay...
C.LUẬN
Theo PLO
Điện Biên: Quán triệt Hội nghị Trung ương 10 khóa XII Ngày 10/6, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức Hội nghị cán bộ toàn tỉnh quán triệt, triển khai các nội dung Hội nghị Trung ương 10 khóa XII. Đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng...