Chủ tịch HĐQT chi tiền giải cứu nhân viên
TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Tuấn Anh (SN 1983, trú tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) về tội “ Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “ Cưỡng đoạt tài sản”.
Bị cáo Bùi Thị Yên (SN 1982, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông) cũng bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Bị cáo Yên chấp nhận hình phạt của Toà án cấp sơ thẩm nên không kháng cáo và cũng không bị Viện kiểm sát kháng nghị nên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Yên đã có hiệu lực.
Liên quan đến vụ án này, đối tượng Bùi Đức Vượng được xác định có hành vi vi phạm pháp luật nhưng sau khi vụ án xảy ra, Vượng đã bỏ trốn. Quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng quyết định tách phần liên quan đến đối tượng Vượng thành vụ án khác để giải quyết sau theo quy định của pháp luật. Bị hại trong vụ án là anh Bùi Văn Hoàng (SN 1985, trú tại quận Hà Đông) là nhân viên Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long.
Theo bản án sơ thẩm, trong thời gian từ năm 2016 đến 2019, anh Hoàng làm việc tại Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long cùng với bị cáo Yên và vay của Yên số tiền hơn 300 triệu đồng với lãi suất 1.500 đồng/1 triệu đồng/1 ngày. Anh Hoàng trả lãi cho Yên đến tháng 12/2019 thì không còn khả năng thanh toán cả tiền lãi và tiền gốc. Với mục đích lấy lại số tiền đã cho anh Hoàng vay, Yên có ý định nhờ người đòi nợ hộ.
Ngày 7/1/2020, Yên nhờ bị cáo Nguyễn Tuấn Anh (tức Hùng “râu”) đòi nợ giúp. Yên cung cấp cho Tuấn Anh giấy tờ vay tiền tổng cộng 440 triệu đồng, cả tiền gốc lẫn tiền lãi và hình ảnh anh Hoàng. Nhận yêu cầu từ Yên, Tuấn Anh nói “phải đưa nó đi” (ý nói bắt anh Hoàng), đồng thời bảo đồng bọn theo dõi anh Hoàng mỗi khi anh Hoàng ra khỏi Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long.
Video đang HOT
Trưa 14/1/2020, anh Hoàng điều khiển xe máy ra khỏi Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long để ăn trưa. Ăn xong, anh Hoàng quay về công ty làm việc thì bị đối tượng tên Đen (chưa xác định được lai lịch) chặn xe và kéo lên ôtô do Tuấn Anh điều khiển đang chờ sẵn. Ngay khi bị kéo lên ôtô, Tuấn Anh đã dọa nạt anh Hoàng và anh Hoàng bị đối tượng Đen đánh đấm. Tiếp đó, Tuấn Anh cho anh Hoàng xem giấy tờ anh vay nợ tiền của Yên. Quá trình điều khiển ôtô đi lòng vòng nhiều nơi thuộc quận Hà Đông, Tuấn Anh nói với anh Hoàng rằng, số tiền Yên cho anh vay là tiền của Tuấn Anh. Đồng thời, Tuấn Anh yêu cầu anh Hoàng và Yên phải trả nợ anh ta số tiền như trong giấy ghi nợ anh ta đang cầm.
Nhận thấy anh Hoàng không có khả năng phản kháng, Tuấn Anh gọi điện thoại cho Bùi Đức Vượng (tức “Trắng”) bảo chở Yên đến gặp anh Hoàng cùng nhóm người đòi nợ. Quá trình bắt giữ người trái pháp luật, nhóm đòi nợ ép anh Hoàng phải viết giấy vay tiền tổng cộng 840 triệu đồng và bắt anh Hoàng gọi điện cho người thân mang tiền trả nợ hộ.
Bị Tuấn Anh và các đối tượng đồng phạm khống chế, ép buộc, anh Hoàng buộc phải gọi điện cho ông Nguyễn Trí Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sông Đà – Thăng Long để cầu cứu. Lo lắng cho nhân viên, ông Dũng đã trả nợ trước cho anh Hoàng một phần số tiền anh Hoàng bị Tuấn Anh ép viết giấy nhận nợ. Khi số tài khoản do Tuấn Anh cung cấp nhận được 440 triệu đồng và Yên thông báo bị cơ quan Công an triệu tập thì Tuấn Anh và nhóm đòi nợ mới chịu thả anh Hoàng. Từ nguồn tin tố giác tội phạm, Tuấn Anh đã bị cơ quan Công an bắt giữ.
Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Yên thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như trên và bị Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt 9 tháng tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật”. Bị cáo Tuấn Anh không nhận tội và cho rằng, anh ta không liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, Toà án cấp sơ thẩm xác định, căn cứ vào kết quả điều tra và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đủ căn cứ xác định bị cáo Tuấn Anh đã phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản”, đồng thời tuyên phạt Tuấn Anh 9 năm 6 tháng tù.
Trong phiên tòa phúc thẩm, dù không kháng cáo và cũng không bị Viện kiểm sát kháng nghị về tội danh và hình phạt nhưng bị cáo Yên vẫn bị triệu tập đến phiên toà. Trước bục khai báo, bị cáo Yên một lần nữa thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm xác định. Về phía mình, bị cáo Tuấn Anh vẫn giữ nguyên quyết định kháng cáo khi cho rằng, anh ta không bắt giữ người trái pháp luật và cũng không cưỡng đoạt tài sản của anh Hoàng.
Sau nửa ngày mở phiên toà, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội nhận thấy cần phải làm rõ thêm một số tình tiết trong vụ án này để xác định hành vi của bị cáo Tuấn Anh. Tuy nhiên, việc này không thể làm rõ ngay tại phiên tòa nên HĐXX phúc thẩm quyết định hoãn phiên toà xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Tuấn Anh.
Công an Quảng Nam xử lý nghiêm hoạt động "tín dụng đen"
Lực lượng Công an tỉnh Quảng Nam đã tăng cường công tác đấu tranh, xử lý tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen", nhưng hiện nay hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn tiềm ẩn phức tạp.
Theo thống kê, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 26 vụ, 32 đối tượng phạm tội liên quan hoạt động "tín dụng đen"; trong đó có 24 vụ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, 1 vụ cưỡng đoạt tài sản và 1 vụ hủy hoại tài sản, tập trung ở các địa bàn trọng điểm như TP Tam Kỳ (10 vụ); TP Hội An (8 vụ); thị xã Điện Bàn (2 vụ); huyện Duy Xuyên (2 vụ); huyện Quế Sơn và Thăng Bình mỗi nơi 1 vụ.
Ngoài ra, còn phát hiện nhiều vụ, đối tượng tham gia đánh bạc, tổ chức đánh bạc có liên quan đến "tín dụng đen". Về đối tượng, cơ quan chức năng phát hiện, khởi tố 8 vụ, 16 bị can là người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Bắc vào địa bàn tỉnh Quảng Nam chuyên hoạt động về "tín dụng đen", còn lại là các đối tượng thường trú trên địa bàn tỉnh, hầu hết là các đối tượng đã có tiền án, tiền sự.
Đơn cử, ngày 23/12/2021, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với lực lượng Cảnh sát cơ động, Công an các địa phương bắt giữ khẩn cấp 5 đối tượng, gồm: Nguyễn Hữu Tĩnh (SN 1989), Nguyễn Phước Vĩnh (SN 1988), Trần Thị Thúy Phượng (SN 1977), cùng trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên; Nguyễn Văn Trì (SN 1963, trú xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) và Lê Nam Chung (SN 1991, trú quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).
Khám xét khẩn cấp phương tiện, nơi ở của các đối tượng thu giữ 3 khẩu súng, 51 viên đạn, 1 bình xịt hơi cay, nhiều mã tấu, gậy gỗ, 2 xe ôtô, 8 ĐTDĐ cùng nhiều giấy tờ vay mượn, các tài liệu, vật chứng có liên quan. Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất từ 108% đến 240%, tổng số tiền cho vay lên đến 40 tỷ đồng; thu lợi bất chính 20 tỷ đồng.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài làm thiệt hại đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tình trạng tạm dừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi, chi phí cao, nợ lương, mất việc làm, giảm thu nhập khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt, kinh doanh tăng, một bộ phận thanh, thiếu niên vay tiền để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như sử dụng trái phép chất ma túy, cờ bạc...
Lợi dụng tình hình trên, các đối tượng hoạt động "tín dụng đen" đã lập nhiều ứng dụng cho vay trực tuyến, các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội để tiếp cận, mời chào người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật, lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống.
Các đối tượng hình sự hoạt động cho vay lãi nặng nhắm đến một bộ phận tiểu thương, người kinh doanh nhỏ lẻ, thanh, thiếu niên, các đối tượng cần tiền "vay nóng" phục vụ hoạt động kinh doanh, các nhu cầu bất chính. Từ hoạt động "tín dụng đen" dễ phát sinh nhiều loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác như đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, cưỡng đoạt tài sản, hủy hoại tài sản, tổ chức đánh bạc...
Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn tỉnh, ngày 28/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký ban hành công văn đề nghị Công an tỉnh thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen"; chủ động nắm tình hình địa bàn, đối tượng, triệt xóa các băng nhóm, đường dây, đối tượng có biểu hiện hoạt động liên quan đến loại tội phạm này.
Bên cạnh đó, cần đấu tranh mạnh với các loại tội phạm phát sinh từ hoạt động "tín dụng đen" như cho vay lãi nặng, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, giết người, cưỡng đoạt tài sản... và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội thường có mối quan hệ với "tín dụng đen" như cờ bạc, ma túy.
Đặc biệt, tham mưu UBND tỉnh Quảng Nam thành lập Tổ công tác liên ngành; giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở VH-TT&DL, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Nam tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu liên quan đến "tín dụng đen" để xử lý theo quy định pháp luật.
Đồng thời, siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhất là dịch vụ cầm đồ; xử lý nghiêm các cơ sở hoạt động không phép, biến tướng để hoạt động "tín dụng đen", đòi nợ thuê; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở nhiều lần vi phạm theo quy định của pháp luật...
TP.HCM: Bắt giữ nhóm nghi phạm giả danh công an Ngày 15.11, Công an Q.Tân Phú (TP.HCM) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm có hành vi giả danh công an để bắt giữ người trái pháp luật và mua bán, tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ trái pháp luật. Nhóm nghi phạm bị bắt giữ gồm: Phan Thành Tín (25 tuổi, ngụ Q.Tân Phú), Nguyễn Văn Khôn (23 tuổi, ngụ Q.Tân...