Chủ tịch Hanoimilk: ‘Không có chuyện doanh nghiệp sữa nội co cụm’
Thị trường sữa Việt Nam có quy mô rất lớn và hiện tại các doanh nghiệp sữa Việt đang làm chủ sân nhà. Sau khi gia nhập TPP ngành sữa sẽ là một trong số ít ngành mà doanh nghiệp Việt có đủ khả năng cạnh tranh, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk) nhận định.
Ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa Hà Nội.
“Không thể co cụm”
Việc Việt Nam vào TPP mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều ngành sản xuất, kinh doanh trong nước trong đó, ngành sữa cũng được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn, áp lực khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, ông Hà Quang Tuấn, Chủ tịch HĐQT Hanoimilk cho biết, sau khi gia nhập TPP ngành sữa sẽ là một trong số ít ngành doanh nghiệp Việt có đủ khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
“Không thể chủ quan song với trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế và với tổng mức đầu tư của ngành sữa lên tới nhiều tỷ USD cho các nhà máy, trang trại, hệ thống phân phối, thương hiệu… như hiện nay, không thể có chuyện các doanh nghiệp sữa trong nước bị co cụm mà thậm chí còn lớn mạnh hơn trong cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tuấn, cuộc cạnh tranh chủ yếu diễn ra đối với mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em với những sản phẩm khác như sữa tươi, sữa nước, sữa chua… doanh nghiệp sữa trong nước đang hoàn toàn làm chủ trên sân nhà. Đây cũng là các dòng sản phẩm chính mà Hanoimilk đang sản xuất.
“Cuộc cạnh tranh chủ yếu diễn ra với mặt hàng sữa bột còn sữa tươi, sữa nước, sữa chua… doanh nghiệp Việt hoàn toàn làm chủ”. Ảnh minh hoạ
“Không thể phủ nhận sữa của các hãng sữa ngoại nổi tiếng nhưng chúng tôi cạnh tranh bằng cách hợp tác cùng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia để nghiên cứu và cung cấp những hộp sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thành phần dinh dưỡng, vi chất và khoáng chất phù hợp tối ưu với trẻ em Việt hơn sữa ngoại”, ông Tuấn chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Ông Tuấn cũng lưu ý, do mức thu nhập bình quân ở nước ta chưa cao nên phần lớn các hãng sữa nước ngoài thường coi thị trường Việt Nam là phân khúc giá rẻ.
Vì vậy, sau khi trừ đi các chi phí vận chuyển, bảo quản, đặc biệt là quảng cáo và bán hàng… thì các hãng sữa ngoại cũng không còn nhiều chi phí để đầu tư vào chất lượng thực sự trong từng hộp sữa cho con bạn.
Ngoài ra, vị Chủ tịch HĐQT Hanoimilk cũng cho biết, doanh nghiệp trong nước sẵn sàng và chấp nhận cạnh tranh nhưng cho rằng hợp tác sẽ có lợi hơn cho cả doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp ngoại do cơ hội sẽ lớn hơn rất nhiều khi các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn, công nghệ kết hợp với doanh nghiệp trong nước có những lợi thế sân nhà như am hiểu thị trường, thương hiệu, hệ thống phân phối, cơ sở vật chất hạ tầng…
“Là cơ hội song không phải vì thế chúng ta ngồi chờ cơ hội sẽ đến, hơn lúc nào hết doanh nghiệp cần phải chủ động vào cuộc chiến đấu thực sự mới tận dụng và đón nhận TPP trong tâm thế được nhiều hơn mất”, ông Tuấn cho hay.
Giá sữa trong nước khó giảm
Trước băn khoăn của dư luận việc giá sữa liệu có được điều chỉnh giảm sau khi Việt Nam gia nhập TPP, ông Tuấn cho biết, thuế nhập khẩu sữa nguyên liệu giảm từ 5% xuống 0% tuy nhiên do giá sữa nguyên liệu chiếm 20-25% giá thành sản xuất nên việc giảm thuế nhập khẩu chỉ giúp giảm chi phí sản xuất khoảng 0,5%-1%.
“Trong khi đó, các chi phí sản xuất khác vẫn tăng nên giá sữa trong nước khó có thể giảm”, ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, việc điều chỉnh giá thu gom sữa tươi từ các hộ chăn nuôi có thể xảy ra nhưng đâu là câu chuyện khác không liên quan đến TPP.
“Hiện tại các công ty sữa đang cạnh tranh đẩy giá thu gom sữa tươi lên khá cao khoảng trên 14.500 đồng/lít. Dự báo trào lưu các doanh nghiệp sữa và các đại gia nhảy vào đầu tư trang trại với quy mô hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn con bò sữa sẽ làm nguồn cung sữa tươi có thể dư thừa trong ngắn hạn và sẽ làm giá thu gom sữa bị điều chỉnh giảm”, ông Tuấn phân tích thêm.
Theo Bizlive
Khám phá gỗ gù hương báu vật tiền tỷ đắt đỏ
Gỗ gù hương là loại quý được ví như báu vật của rừng chúng có mùi thơm đặc biệt và giá trị từ trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Gỗ gù hương là loại quý, được ví như báu vật của rừng, chúng có mùi thơm đặc biệt và giá trị từ trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Gỗ gù hương (hay còn gọi là Xá xị) là loại gỗ quý rất được ưa chuộng. Chúng được chế tác thành nhiều đồ nội thất, trang trí đẹp mắt và có giá trị đắt đỏ. Trong hình là bộ bàn ghế gỗ gù hương trị giá 200 triệu của anh Nhọt (Lào Cai). Ảnh: Lào Cai online.
Gỗ gù hương đỏ màu sẫm đỏ vân gỗ rất đẹp, ngoài ra, ở một số vùng rừng núi, gù hương có màu vàng nhạt xám pha chút sắc xanh... Gốc gù hương có nhiều hình thù kỳ lạ, chúng chứa tinh dầu mang mùi thơm có thể xua đuổi các loại côn trùng và mang cảm giác dễ chịu cho ngôi nhà.
Không ít người sở hữu những bộ bàn ghế làm từ loại gỗ này đều khẳng định chúng đẹp và rất có giá trị. Ông Nguyễn Công Đức (xã Sơn Lâm, Lương Sơn, Hòa Bình) sở hữu bộ bàn ghế bằng được làm bằng gỗ gù hương hàng nghìn năm tuổi. Nhiều người đã trả giá tiền tỷ để muốn mua lại bộ bàn ghế làm từ gỗ quý này nhưng ông không bán..
Ngoài làm đồ gỗ, một số nơi cất tinh dầu từ vỏ và thân cây gù hương để dùng pha nước uống và làm thuốc.
Ở Trung Quốc, rễ, thân cây dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu viêm khớp xương do phong thấp... Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.
Giá gỗ gù hương có nhiều mức. Trên các trang bán đồ gỗ online, giá sập gỗ gù hương dao động trên 65 triệu đồng, bàn ghế gỗ gù hương trị giá cả trăm triệu đồng.
Chúng còn được chế tác thành đồ thủ công mỹ nghệ, tượng, đồ phong thủy đẹp mắt. Ảnh: Vietdesigner
Hình ảnh bộ bàn ghế độc nhất vô nhị làm từ gỗ xá xị (gù hương) của anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1978, quê gốc Hải Dương) tại Đà Lạt.
Theo giới sành gỗ lũa, gốc cây càng có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn thì giá trị càng cao.
Ngọc Linh (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
Nhà ở xã hội giá dưới 15 triệu/m2 vẫn có thể giảm nữa! 'Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp làm các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Nếu có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiền sử dụng đất, tín dụng, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp... thì còn có thể giảm giá bán loại nhà này cho người thu nhập thấp...