Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy bị miễn nhiệm
Ông Kevin McCarthy bị miễn nhiệm khỏi chức vụ Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau cuộc bỏ phiếu tại cơ quan này do một thành viên đảng Cộng hòa đề xuất.
Hạ viện Mỹ ngày 3/10 quyết định miễn nhiệm Chủ tịch Kevin McCarthy trong cuộc bỏ phiếu theo đề xuất của Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Matt Gaetz với tỷ lệ 216 phiếu thuận và 210 phiếu chống, đánh dấu lần đầu tiên Hạ viện Mỹ ủng hộ một nghị quyết bãi nhiệm lãnh đạo của cơ quan này.
Theo Reuters, có tổng cộng 8 thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ việc bãi nhiệm ông McCarthy cùng 208 thành viên của đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa của ông McCarthy hiện giữ thế đa số ở Hạ viện với 221 ghế, trong khi đảng Dân chủ giữ 212 ghế.
Sau khi Hạ viện Mỹ hôm 30/9 thông qua dự luật cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ hoạt động thêm 45 ngày, ông Gaetz cùng các đảng viên Cộng hòa cánh hữu bày tỏ tức giận do không có những điều khoản mà họ yêu cầu, trong đó có yêu cầu cắt giảm chi tiêu liên bang mạnh mẽ hơn.
Trong cuộc tranh luận khá gay gắt trước đó tại Hạ viện Mỹ, ông Gaetz và một số người khác có cùng quan điểm đã chỉ trích ông McCarthy vì phải dựa vào số phiếu của đảng Dân chủ để thông qua dự luật ngân sách tạm thời nêu trên.
Ông Gaetz từng bỏ phiếu chống với ông McCarthy trong cuộc bầu Chủ tịch Hạ viện Mỹ hồi tháng 1/2023. Ông McCarthy giành chiến thắng sau 15 vòng bỏ phiếu, với nhượng bộ là thay đổi quy tắc để cho phép bất cứ hạ nghị sĩ nào cũng được kêu gọi cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
New York Times cho biết, phe Cộng hòa vẫn chưa công bố ứng viên Chủ tịch Hạ viện mới. Nghị sĩ Patrick McHenry của bang North Corolina hiện nắm giữ chức quyền Chủ tịch Hạ viện.
Về lý thuyết, ông McCarthy vẫn có thể trở lại chức vụ Chủ tịch Hạ viện nếu ông vượt qua vòng bỏ phiếu tại cơ quan này. Ông McCarthy chưa đưa ra tuyên bố nào sau cuộc bỏ phiếu mới nhất.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cùng ngày cho biết, Tổng thống Joe Biden hy vọng Hạ viện sẽ nhanh chóng bầu ra lãnh đạo mới, khẳng định ông Biden sẵn sàng làm việc với các thành viên của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa
Đàm phán nâng trần nợ tại Mỹ tiếp tục bế tắc
Cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa tại Hạ viện về việc nâng trần nợ công đã dừng lại vào đêm 19.5 (giờ địa phương) mà không đạt tiến triển nào, theo AP.
Phe Cộng hòa yêu cầu phải cắt giảm mạnh ngân sách nhưng phe Dân chủ không đồng ý. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, thành viên của đảng Cộng hòa, nói buộc phải dừng đàm phán vì "không thể chi thêm tiền vào năm tới".
Reuters dẫn báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy số dư tiền mặt tính đến ngày 18.5 giảm xuống còn 57,3 tỉ USD, trong khi chỉ còn khả năng vay thêm 92 tỉ USD nhờ các công cụ quản lý đặc biệt. Nợ công của Mỹ đã chạm đến mức trần 31.000 tỉ USD và các quan chức đã cảnh báo nếu không sớm nâng trần nợ, nước này có thể cạn tiền mặt và hết khả năng vay thêm để thanh toán các hóa đơn chính phủ sớm nhất là ngay đầu tháng 6.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ trả lời báo chí về vấn đề trần nợ tại Điện Capitol ngày 17.5. Ảnh AFP
Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Patrick McHenry, thành viên của đoàn đàm phán, nói các bên khó có thể phá vỡ thế bế tắc trong cuối tuần này. Trong khi đó, phát ngôn viên Karine Jean-Pierre của Nhà Trắng dù thừa nhận có những "khác biệt rõ rệt" nhưng vẫn lạc quan về một giải pháp nếu các bên đàm phán với "sự thiện chí". Bình luận khi đang dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden tự tin rằng "có thể tránh một cuộc vỡ nợ".
Dòng viện trợ từ Mỹ sang Ukraine sắp cạn?
Hồi giữa tuần, một nhóm hạ nghị sĩ của đảng Cộng hòa yêu cầu không đàm phán nữa cho đến khi Thượng viện có hành động liên quan dự luật đã được thông qua tại Hạ viện hồi tháng 4. Dự luật nâng trần nợ đủ để hoạt động đến năm 2024, đổi lại là việc cắt giảm chi tiêu và thay đổi chính sách. Tổng thống Biden đã nói sẽ phủ quyết dự luật này.
Ông McCarthy cho rằng có thể "dễ dàng" đạt giải pháp nếu Nhà Trắng đồng ý cắt giảm một số khoản chi tiêu mà đảng Cộng hòa đề nghị. Đảng Dân chủ phản đối đề xuất của đảng Cộng hòa và đề nghị tăng thuế đối với người giàu, cộng thêm mức cắt giảm chi tiêu vừa phải. "Bất kỳ cuộc đàm phán ngân sách nghiêm túc nào cũng phải gồm phần thu và chi, nhưng phe Cộng hòa đã từ chối bàn về phần thu", Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Ben LaBolt nói.
Thị trường chao đảo khi Mỹ chật vật tìm kiếm thỏa thuận trần nợ công Theo hãng tin AFP, thị trường chứng khoán biến động trái chiều ngày 16/5 khi các nhà giao dịch ngày càng lo ngại rằng Quốc hội Mỹ vẫn bất đồng trong các cuộc đàm phán nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ quốc gia. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy (trái) sẽ gặp lại Tổng thống Joe Biden (phải) tại Nhà Trắng...