Chủ tịch Hạ viện Mỹ đối mặt với rủi ro mất chức
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm trong tuần này sau khi ông làm việc với đảng Dân chủ để chính phủ Mỹ tránh rơi vào tình cảnh đóng cửa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trong cuộc họp báo về dự luật ngân sách tạm thời tại Washington DC., ngày 30/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Chia sẻ với đài truyền hình CNN, nghị sĩ Matt Gaetz – thành viên Cộng hòa đại diện bang Florida cho biết, ông dự định trình kiến nghị bãi nhiệm trong tuần này và điều này sẽ buộc Hạ viện tổ chức một cuộc bỏ phiếu về việc liệu ông McCarthy có tiếp tục giữ chức vụ hay không.
“Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã đạt được một thỏa thuận với những người bảo thủ trong Hạ viện vào tháng 1 và kể từ đó, ông ấy đã vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn nhiều lần thỏa thuận đó. Thỏa thuận mà ông ấy đã ký với các đảng viên đảng Dân chủ đã thực sự vượt qua rất nhiều rào cản chi tiêu mà chúng tôi thiết lập. Đấy là giọt nước làm tràn ly. Tôi có ý định đệ đơn yêu cầu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện McCarthy trong tuần này. Tôi nghĩ chúng ta cần tiếp tục với một nhà lãnh đạo mới đáng tin cậy”, hạ nghị sĩ Gaetz nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phát ngôn của nghị sĩ Gaetz đánh dấu sự leo thang trong cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa Chủ tịch Hạ viện McCarthy và cánh hữu trong hạ viện, khiến ông phải trải qua 15 vòng bỏ phiếu vào tháng 1 để giành được vị trí chủ tịch. Trong quá trình để giành được vị trí cao nhất trong Hạ viện, ông McCarthy đã đưa ra một thỏa thuận cho phép chỉ cần một thành viên đưa ra kiến nghị đối với chủ tịch, Hạ viện sẽ phải tổ chức bỏ phiếu. Thỏa thuận này đã khiến ông McCarthy chật vật cả năm khi ông tìm cách xoa dịu phe cánh hữu trong tổ chức đồng thời cố gắng thực hiện công việc điều hành cơ bản.
Phản ứng trước lời đe doạ từ nghị sĩ Gaetz, Chủ tịch Hạ viện McCarthy cho biết: “Điều đó không có gì mới mẻ cả. Tôi sẽ sống sót qua vụ này. Đây là chuyện cá nhân của ông Matt. Nếu muốn, cứ làm như vậy đi”.
Ngày 30/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật duy trì mở cửa chính phủ cho đến giữa tháng 11, chỉ vài phút trước khi hạn chót kết thúc vào nửa đêm. Trong ngày hôm đó, Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã thể hiện quan điểm rõ ràng và làm việc với các đảng viên đảng Dân chủ để thông qua một nghị quyết nhằm tránh việc đóng cửa. Trong nỗ lực phút chót nhằm tránh viễn cảnh Chính phủ phải đóng cửa một phần, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật ngân sách tạm thời với 335 phiếu thuận và 91 phiếu chống. Dự luật do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đề xuất nhằm cấp ngân sách cho Chính phủ trong vòng 45 ngày, nhưng không bao gồm khoản hỗ trợ bổ sung cho Ukraine. Thượng viện cũng đã thông qua dự luật trên cơ sở lưỡng đảng sau đó.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ phản đối viện trợ tài chính thêm cho Ukraine
Quan điểm Chủ tịch Hạ viện Mỹ được cho là xung đột với các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện, những người đã yêu cầu viện trợ thêm tài chính cho Ukraine.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy. Ảnh: WSJ
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) mới đây, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã từ chối cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung cho Ukraine, khiến ông xung đột trực tiếp với các đảng viên Cộng hòa khác, những người cũng muốn chi tiêu quân sự nhiều hơn mức mà Quốc hội Mỹ cho phép.
Lập trường của ông McCarthy được cho là sẽ làm giảm triển vọng viện trợ rộng lớn hơn cho Ukraine. Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 113 tỷ USD hỗ trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm ngoái, và những người ủng hộ trong cả Đảng Dân chủ và Đảng Dân chủ đã kỳ vọng rằng họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ tài trợ thêm vào cuối năm nay.
Những người ủng hộ lập luận rằng cần có thêm kinh phí để giúp Ukraine "đánh bại Nga", đồng thời giúp Mỹ có cơ sở tốt hơn để kiềm chế Trung Quốc. Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện McCarthy cho biết mặc dù ủng hộ Kiev, ông không muốn theo đuổi một gói chi tiêu bổ sung.
Ông McCarthy nói với các phóng viên: "Tôi ủng hộ những gì chúng ta đang làm ở Ukraine. Câu hỏi đối với tôi lúc này là, liệu chúng ta có cần thực hiện bổ sung không? Tại sao lại cần bổ sung?".
Ông McCarthy chỉ ra rằng bất kỳ khoản viện trợ bổ sung nào cũng cần có sự chứng minh rõ ràng từ những người đề xuất. "Bạn sẽ phải chỉ ra chúng tôi thấy đã tiêu tiền vào việc gì, kế hoạch chiến thắng là gì và chúng tôi cần chi thêm tiền để làm gì", ông McCarthy nói.
Đồng quan điểm với ông McCarthy, Hạ nghị sĩ Marjorie Taylor Greene (thuộc Đảng Cộng hòa) cho biết: "Thật vô nghĩa khi tiếp tục tài trợ cho một cuộc chiến ở một quốc gia khác khi chúng ta không làm bất cứ điều gì liên quan đến biên giới của chính mình".
Ngược lại, lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell cũng thuộc Đảng Cộng hòa nói rằng hỗ trợ cho Ukraine là nhằm làm "suy giảm khả năng của Nga trong việc đe dọa thêm châu Âu hoặc Mỹ", lập luận rằng các nguồn tài trợ cuối cùng cũng được đầu tư vào cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ đối diện nguy cơ mất chức vì thỏa thuận trần nợ công Một hạ nghị sĩ bảo thủ nổi tiếng cảnh báo rằng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy có "vấn đề về uy tín" và có thể thúc đẩy một số thành viên đảng Cộng hòa tìm cách lật đổ ông. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy. Ảnh REUTERS Nhà lập pháp Ken Buck, thành viên của House Freedom Caucus - một...