Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống chợ, siêu thị
Trước việc nhiều ổ dịch phát sinh tại các chợ dân sinh và siêu thị, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị đảm bảo an toàn, duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa cho người dân.
Tối 2/8, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì phiên giao ban trực tuyến giữa Sở chỉ huy chống dịch Covid-19 thành phố với đơn vị trực thuộc.
Ngày 2/8, TP ghi nhận 98 ca mắc mới, trong đó có 70 ca ngoài cộng đồng. Đáng lo ngại nhất là một số ổ dịch bùng phạt tại bệnh viện, chợ đầu mối, chợ dân sinh và các chuỗi cung ứng hàng hóa.
Trước việc ổ dịch phức tạp bùng phát tại Công ty Thanh Nga, đơn vị cung cấp thịt cho nhiều siêu thị tại Hà Nội, Chủ tịch Chu Ngọc Anh đặc biệt lưu ý việc điều chỉnh chuỗi cung ứng để đảm bảo đời sống nhân dân những vẫn tuân thủ quy định phòng dịch.
Ông Ngọc Anh giao Sở Công Thương, các quận, huyện lên phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa, vận chuyển với từng địa bàn. Các đơn vị phải kiểm tra, đảm bảo an toàn cho hệ thống chợ, siêu thị; đẩy nhanh việc rà soát hỗ trợ người yếu thế, khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Nhiều chợ dân sinh, siêu thị trên địa bàn phải tạm phong tỏa vì dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Thạch Thảo.
Về nhiệm vụ trong những ngày giãn cách còn lại, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu lãnh đạo 30 quận, huyện phải xuống cơ sở, liên tục kiểm soát, đánh giá lại khu vực nguy cơ cao, chú ý những khu vực đông dân, ngõ hẹp.
Đồng tình với kiến nghị của CATP Hà Nội về việc kiểm soát mạnh mẽ hơn số người làm việc ở cơ quan trên địa bàn, ông Ngọc Anh yêu cầu xử lý nghiêm tất cả các đơn vị, cơ quan vi phạm về giãn cách xã hội, kể cả của cơ quan khối Trung ương.
“Lãnh đạo TP sẽ chịu trách nhiệm. Quận, huyện phải làm triệt để, kiểm tra cụ thể danh sách đi làm, cơ cấu trực ra sao”, Chủ tịch TP Hà Nội nói.
Video đang HOT
Cũng tại buổi họp này, ông Chu Ngọc Anh cho biết TP sẽ thành lập 3 tổ công tác hoạt động từ ngày 3/8, ứng trực 24/24 đảm bảo thông suốt mọi chỉ đạo, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới.
Tổ 1 do Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền phụ trách sẽ chịu trách nhiệm công tác điều phối xét nghiệm, tiêm chủng vaccine. Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phụ trách tổ 2 gồm điều phối, thu dung ca nhiễm và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19. Tổ 3 đảm đương cách ly, hậu cần, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao do Phó chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải phụ trách.
“Tôi sẽ phụ trách tổ 1, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong sẽ phụ trách tổ 2 và 3. Bất cứ vấn đề vướng mắc nào các đồng chí liên lạc trực tiếp với tổ trưởng. Kiến nghị, đề xuất kèm theo quan điểm xử lý để TP quyết đáp ngay”, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo.
Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát từ ngày 29/4, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 1.345 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, ngoài ra có hơn 200 ca mắc trong các bệnh viện tuyến Trung ương. Riêng chùm lây nhiễm mới phát hiện từ ngày 5/7 đến tối 2/8 đã có 1.076 trường hợp dương tính với virus.
Hà Nội: Số ca dương tính SARS-CoV-2 liên tục tăng, nhiều chuỗi lây mới
Ngày 20/7, Việt Nam ghi nhận 4.795 ca mắc Covid-19 mới, trong đó Hà Nội có 46 trường hợp. Đáng chú ý, Hà Nội cũng xuất hiện nhiều chuỗi lây mới.Chủ tịch Hà Nội: Xử lý nghiêm việc nhà thuốc 95 Láng Hạ làm lây lan dịch
Sáng 20/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP Hà Nội - đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện, cơ quan liên quan trên địa bàn.
Hình ảnh nhà thuốc Đức Tâm ở số 95 Láng Hạ được phong tỏa sau khi ghi nhận nhiều trường hợp dương tính SARS-CoV-2 (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo Chủ tịch Hà Nội, trong thời gian qua, người dân thành phố cùng các ngành, các cấp, các địa phương đã nỗ lực vào cuộc, chung tay phòng chống dịch bệnh và đã đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, mọi người phải nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch để tiếp tục thực hiện "mục tiêu kép" đã đề ra.
Đề cập đến diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thủ đô, ông Ngọc Anh cho biết, hiện số ca mắc mới tăng từng ngày, "rất phức tạp". Bên cạnh đó, lưu lượng người dân từ vùng dịch về Hà Nội vẫn nhiều theo đường hàng không, đường bộ.
"Đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, nếu không bám sát di biến động từ cơ sở mà để trễ chỉ 1-2 ngày thôi sẽ rất nguy hiểm, như thực tế đã diễn ra" - ông Ngọc Anh nói và mong muốn, mỗi người dân phải là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài, chung tay chống dịch. Xem thêm tại đây.
Thông báo khẩn tìm người đến nhà thuốc 95 Láng Hạ, liên quan F0
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội thông báo tìm người trên địa bàn thành phố đã đến Nhà thuốc Đức Tâm, số 95 Láng Hạ, quận Đống Đa, từ ngày 5/7 đến ngày 19/7.
Người đã đến nhà thuốc trong thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại đến số 0243.562.5581 (TTYT quận Đống Đa) hoặc 0969.082.115 - 0949.396.115 (CDC Hà Nội). Xem thêm tại đây.
Phun khử khuẩn, xét nghiệm Covid-19 một khu dân cư và chợ dân sinh ở Hà Đông
Hơn 7h sáng 20/7, lực lượng chức năng phường La Khê (Hà Đông, Hà Nội) đã lập chốt chặn, kiểm soát toàn bộ người dân ngõ 32A, đường Ngô Quyền sau khi phát hiện trường hợp nghi mắc Covid-19.
Lực lượng y tế chuẩn bị bàn ghế, vật tư để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trong ngõ.
Hơn 8h sáng, đội ngũ y tế quận Hà Đông đã có mặt để tiến hành phun khử khuẩn và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại ngõ 32A đường Ngô Quyền (Hà Đông).
Theo một cán bộ thuộc phường La Khê cho biết, toàn bộ người dân tới lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 đều không được phép ra khỏi khu vực cách ly kể cả khi đã có kết quả.
Cũng theo ghi nhận, tại khu chợ gần đình Bia Bà (La Khê) cũng bị phong tỏa vì ca nghi nhiễm Covid-19 đã đến đây mua hàng. "Tất cả các tiểu thương sẽ phải ở lại chợ chờ xét nghiệm và phun khử khuẩn", một cán bộ thuộc phường La Khê (Hà Đông) cho hay. Xem thêm tại đây.
Cửa ngõ Hà Nội "thất thủ", giao thông ùn tắc từ sáng đến tối
Để kiểm soát kỹ người và phương tiện vào Thủ đô Hà Nội để đảm bảo hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng chức năng kiểm tra và khai báo y tế đối với tất cả các phương tiện trên lộ trình di chuyển.
Đêm 19/7, tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, lượng phương tiện vào Hà Nội phải dừng lại khai báo y tế, kiểm tra giấy tờ cũng rất đông dẫn đến ùn ứ trước khu vực trạm thu phí. Trong đó, nhiều lái xe thiếu giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 phải quay đầu không được vào Hà Nội.
Sáng 20/7, trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, phương tiện Hà Nội qua cửa ngõ phía Nam phải dừng lại khai báo y tế, kiểm tra giấy tờ rất đông dẫn đến tình trạng ùn ứ trước khu vực trạm thu phí, phương tiện bị tắc kéo dài khoảng 3 km.
Nhấn để phóng to ảnh
Hàng dài phương tiện tắc nghẽn tại cửa ngõ phía Nam TP Hà Nội từ sáng đến tối (Ảnh: Trần Thanh).
Trao đổi với PV Dân trí , ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho hay, đến 18h tối nay, ở cửa ngõ từ Bắc Ninh, Bắc Giang vào Hà Nội đang tắc khoảng 4-5 km. Trong khi ở tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tắc khoảng 1 km.
Gần 19h tối nay, ông Huyện thông tin tình hình giao thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã được vãn hồi và hết ùn tắc.
Nói về nguyên nhân của tình hình nói trên, ông Huyện cho biết, theo thông tin ban đầu, trong quá trình kiểm soát tại các chốt phát hiện có trường hợp tài xế dương tính với SARS-CoV-2. Vì vậy, lực lượng chức năng Hà Nội đã siết chặt hơn công tác kiểm soát, phòng chống dịch Covid-19 ngay từ các cửa ngõ.
Trong khi đó, theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, nhiều lái xe vẫn chưa đăng ký khai báo theo mã QR Code "luồng xanh" vận tải khiến cho việc xét nghiệm gây nhiều khó khăn, ùn tắc tại trạm thu phí. Các xe có mã QR Code "luồng xanh" được đi ngay, nhưng xe không có thẻ nhận diện sẽ phải kiểm soát, kiểm tra. Xem thêm tại đây.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giám sát chặt F1, F2 Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nhắc nhở các đơn vị phải giám sát chặt chẽ các trường hợp F1, F2, kể cả khi âm tính lần một. Sáng 3/2, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu các cơ quan chức năng "không được chủ...