Chủ tịch Hà Nội: Xem xét dừng hoạt động các quán bia hơi
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, vẫn còn chỗ này chỗ kia thực hiện chưa quyết liệt các quy định phòng chống dịch COVID-19, như ở công viên, vườn hoa vẫn tụ tập đông người.
Ông Chu Ngọc Anh kiến nghị xem xét tạm dừng thêm loại hình kinh doanh không thiết yếu như bia hơi…
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại hội nghị
Chiều 10/5, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19 Hà Nội.
Kiểm soát nguồn lây từ 5/8 chùm ca bệnh
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, từ ngày 29/4 đến nay, thành phố ghi nhận 46 ca mắc ngoài cộng đồng tại 11 quận, huyện với 28 điểm tạm thời phong tỏa để khoanh vùng, dập dịch.
Về việc khoanh vùng dập dịch với 8 chùm ca bệnh hiện nay, bà Hà cho biết, với sự thần tốc truy vết, bao vây, xử lý dịch kịp thời, đến nay đã cơ bản kiểm soát được lây nhiễm từ các chùm ca bệnh liên quan tới Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, ca bệnh Ấn Độ, chuyến bay VN 160.
Video đang HOT
Với 3 điểm nóng hiện nay, bà Hà cho biết, liên quan tới chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (Số F0 của Hà Nội là 11 người; F1: 217 người); chùm ca bệnh tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Số F0 của Hà Nội là 2 người; số F1 71 người); Liên quan tới chùm ca bệnh tại Bắc Ninh – các ca bệnh tại Bắc Ninh có liên quan tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Số F0 của Hà Nội là 14 người; số F1 là 122 người).
“Ổ dịch của 2 bệnh viện và đặc biệt là từ ổ dịch tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đang là mối quan ngại lớn, số ca mắc vẫn tiếp tục được ghi nhận, vì vậy cần tập trung giải pháp để nhanh chóng kiểm soát nguồn lây từ các ổ dịch này”, bà Hà nhận định.
Để chủ động ứng phó, thành phố xác định xét nghiệm đóng vai trò quan trọng, quyết định việc xác định sớm ca bệnh để chủ động bao vây, khoanh vùng, xử lý, cắt đứt nguồn lây nhiễm, không để lan rộng. Ngành Y tế đã tập trung nâng cao năng lực xét nghiệm, tăng cường năng lực lấy mẫu, các đơn vị nâng công suất xét nghiệm.
Hiện công suất xét nghiệm tăng 10 lần (từ 3.000 mẫu/ngày tăng lên 30.000 mẫu/ngày và sẽ tiếp tục nâng công suất xét nghiệm để đáp ứng yêu cầu thần tốc truy vết, xét nghiệm nhanh, mở rộng xét nghiệm sàng lọc cho nhóm đối tượng nguy cơ và khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao để tầm soát phát hiện sớm ca bệnh, đánh giá nguy cơ để chủ động phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố nhận định, các ca bệnh tại Hà Nội đều xác định được nguồn lây, tuy nhiên nguy cơ phát sinh thêm các ca mắc mới trong cộng đồng vẫn rất cao bởi 4 nhóm nguy cơ chính.
Thứ nhất, chùm ca bệnh tại Gia Lâm và các ca mắc mới có liên quan đến ổ dịch tại Thuận Thành – Bắc Ninh; thứ hai là mầm bệnh từ các ổ dịch tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều…; Thứ ba, số ca mắc mới liên tục gia tăng tại 8 địa phương có địa bàn giáp ranh và lượng người quay trở lại thành phố làm việc và học tập rất lớn.
Trước mắt, Hà Nội vẫn triển đồng bộ các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh, tuy nhiên với các nhận định dự báo, thành phố vẫn cần phải chuẩn bị các kịch bản trong trường hợp tiếp tục phát sinh, ghi nhận các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng trên địa bàn.
Xem xét dừng hoạt động các quán bia hơi
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định Gia Lâm là địa bàn có nguy cơ rất cao, do giáp ranh với vùng dịch tại huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) vì vậy huyện cần tăng tốc thực hiện các giải pháp, chốt chặn toàn bộ các đường ngang, ngõ tắt; các tổ COVID -19 cộng đồng của huyện tăng cường nắm bắt di biến động của người dân thời điểm trước, trong và sau khi huyện Thuận Thành giãn cách xã hội.
Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế và Sở Giao thông vận tải phối hợp với huyện trong triển khai khu cách ly, tổ chức phân luồng giao thông theo kiến nghị của huyện.
Ông Chu Ngọc Anh nêu, thời gian qua các đơn vị đã quyết liệt vào cuộc theo chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ Hà Nội: Chủ động ,quyết liệt, kịp thời, linh hoạt ở tất cả các khâu; khoanh vùng hẹp, quản lý chặt theo diễn biến của dịch tễ. Ở Đông Anh đã có mô hình khoanh vùng 3 lớp: vùng lõi có ca bệnh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, ngoài là Chỉ thị 15, vòng ngoài cùng là Chỉ thị 19 nên đã kiểm soát hiệu quả, nhanh chóng.
Theo Chủ tịch UBND thành phố, các chuyên gia đánh giá, sắp tới sẽ còn gia tăng các ca bệnh, cần chú trọng nguy cơ F0 từ địa bàn các tỉnh giáp ranh với Hà Nội.
Chủ tịch Hà Nội cho biết, vẫn còn chỗ này chỗ kia thực hiện chưa quyết liệt như ở công viên, vườn hoa vẫn tụ tập đông người, và kiến nghị xem xét tạm dừng thêm loại hình kinh doanh không thiết yếu như bia hơi…
Ông Chu Ngọc Anh cho biết thành phố sẽ có quy định cụ thể từ khoảng cách giãn cách người với người, quy định tránh tụ tập đông người ra sao. “UBND thành phố sẽ có công điện mới sớm nhất để chỉ đạo tiếp tục nâng cao mọi mặt công tác chống dịch”, ông Chu Ngọc Anh nêu.
Hà Nội đã chủ động phòng, chống dịch đạt hiệu quả
Ngày 17-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các tỉnh, thành phố.
Dự tại đầu cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và đại diện các sở, ngành thành phố.
Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại điểm cầu Hà Nội.
Báo cáo tình hình phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, Hà Nội đã kiểm soát được dịch Covid-19, nghiêm túc triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện "mục tiêu kép": Vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Từ ngày 27-1 đến nay, Hà Nội ghi nhận 35 ca mắc tại cộng đồng. Đã qua 30 ngày liên tiếp, thành phố không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng, các ổ dịch đều đã kết thúc. Cộng dồn từ năm 2020 đến nay, Hà Nội có 242 ca mắc, không có ca tử vong.
Về công tác cách ly, Hà Nội tổ chức các khu cách ly tập trung do Bộ Tư lệnh Thủ đô quản lý tại Bệnh viện Công an thành phố và 18 khách sạn đã được thành phố phê duyệt làm cơ sở cách ly. Hiện các khu cách ly tập trung đã cách ly 51.470 người.
Về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố tiếp tục đôn đốc các bệnh viện và cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế; giao nhiệm vụ cho 10 bệnh viện của thành phố thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2; giao các cơ sở khám, chữa bệnh xét nghiệm cho các trường hợp sốt, ho, khó thở, đến nay, đã xét nghiệm được trên 6.000 trường hợp nghi ngờ. Ngoài ra, thành phố cũng thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên những khu vực có nguy cơ cao tại các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện...
Đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết thêm, thành phố đã quyết liệt trong công tác kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch theo thông điệp "5K", trong đó đặc biệt tập trung vào việc tuân thủ quy định đeo khẩu trang tại các nơi công cộng, tập trung đông người; kiểm tra nội dung liên quan đến yêu cầu tạm dừng một số hoạt động để bảo đảm công tác phòng, chống dịch; yêu cầu các địa phương tùy vào tình hình thực tế của dịch để điều chỉnh các hoạt động, nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch nhằm thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép". Đồng thời, các địa phương, đơn vị phải nhanh chóng có biện pháp khoanh vùng, dập dịch khi phát hiện ca mắc mới.
"Thành phố rất linh hoạt trong việc phòng, chống dịch, giao các địa phương tùy vào diễn biến của dịch tại từng thời điểm để có biện pháp giãn cách hay nới lỏng phù hợp nhằm bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả và vẫn duy trì các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội", đồng chí Chử Xuân Dũng nói.
Ngoài ra, thành phố duy trì thường xuyên việc giao ban hằng tuần công tác phòng, chống dịch Covid-19 để có chỉ đạo sát sao, tránh tâm lý lơ là, chủ quan khi thành phố thực hiện các biện pháp nới lỏng một số hoạt động. Thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quy định đeo khẩu trang, khai báo y tế bằng mã QR Code, ứng dụng CNTT trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Các đơn vị thực hiện cách ly tập trung phải bảo đảm an toàn tại các khu cách ly, không để lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành kế hoạch cụ thể cho việc triển khai tiêm vắc xin, từ việc rà soát đối tượng cho đến hoạt động tiêm, theo dõi, giám sát, xử lý sau khi tiêm. Đến nay, Hà Nội đã tiêm được 2.000 mũi cho các cán bộ, nhân viên y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị cho người bệnh và các cán bộ điều tra, xử lý ca bệnh. Những người đã tiêm hiện tại đều có sức khỏe ổn định.
"Dự kiến tuần này và tuần sau, Hà Nội triển khai tiếp hoạt động tiêm chủng cho các đơn vị theo kế hoạch tiêm đợt 1", đồng chí Chử Xuân Dũng cho biết.
Đánh giá việc phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Hà Nội đã rất quyết liệt và chủ động ngăn chặn kịp thời những đợt dịch xảy ra trên địa bàn và các vùng xung quanh, đồng thời đã có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc thực hiện "mục tiêu kép": Vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội khẩn cấp rà soát, xét nghiệm người từng đến Bệnh viện K cơ sở Tân Triều Sở Y tế Hà Nội vừa ra công văn thượng khẩn đề nghị các quận, huyện, thị xã lập danh sách những người đã đến Bệnh viện K Tân Triều từ ngày 16-4 đến 7-5. Theo lãnh đạo huyện Thanh Trì, từ 16-4 đến nay đã có hơn 16.000 người đến bệnh viện này. Bộ tư lệnh thủ đô đã phun tiêu độc...