Chủ tịch Hà Nội: Thành phố không thờ ơ với người dân vùng lũ
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, không có chuyện TP thờ ơ với người dân vùng lũ, hiện TP ưu tiên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống người dân các xã bị lũ lụt; đặc biệt là các xã của huyện Chương Mỹ…
Ngày 31.7, tại hội nghị giao ban công tác tháng 7.2018 của UBND TP.Hà Nội về tình hình kinh tế- xã hội tháng 7, báo cáo về tình hình ngập, lụt, ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP.Hà Nội cho biết, do mưa lớn ở các huyện Lương Sơn, Kim Bôi ( tỉnh Hòa Bình) nên mực nước sông Bùi, sông Tích lên nhanh, tràn toàn bộ hệ thống đê Bùi, một phần đê tả Tích, đê bao sông Tích cũng bị tràn.
Đặc biệt, vào cuối tháng 7, khu vực Hà Nội tiếp tục có mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Bùi, sông Tích tiếp tục dâng cao, mực nước đã cao hơn năm 2008 (cao nhất ngày 30.7 tại sông Bùi là 7,52m, cao hơn báo động số 3 là 1m) và mực nước tràn qua đê tả Bùi, tả Tích.
Với tình hình cấp bách, đêm 30.7, Sơ NN&PTNT Hà Nội đa cung câp 10.000 bao cat đê 500 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô đắp đê chống tràn ơ đê ta Bui.
Đến sáng 31.7, mực nước tại khu vực tả Bùi đã ổn định (7,42m), xuống được 10cm nước, nhưng vẫn đáng lo ngại vì nước xuống rất chậm.
Mực nước đê tả Bùi đã giảm, nhưng nước rút chậm nên người dân vẫn lo lắng. Ảnh: Thành An
Hiện, Sở này tiếp tục khảo sát toàn bộ đê hữu Bùi, hữu Tích và đê bao thuộc các xã của huyện Quốc Oai, Thạch Thất, nếu nước lên cao sẽ báo cáo TP phương án xả nguồn nước sông Bùi, sông Tích để không ngập vào nội đô cũng như cứu trợ, đảm bảo cuộc sống của người dân.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, các giải pháp để người dân sống chung với lũ từ việc thiết kế về nhà cửa, hệ thống cung cấp nước, hạ tầng giao thông chưa được quan tâm, mặc dù TP đã chủ động.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND Hà Nội, không có chuyện TP.Hà Nội thờ ơ với người dân. Đây là khu vực nằm trong quy hoạch vùng thoát lũ. Do đó, mặc dù TP đã chủ động ứng phó nhưng do lượng mưa lớn nên ngập úng vẫn xảy ra.
“Trong thời gian tới, các giải pháp để người dân sống chung với lũ như hệ thống cấp nước, nhà cửa, hạ tầng đi lại sẽ được TP quan tâm hơn” – ông Nguyễn Đức Chung cho hay.
Hà Nội đang tập trung lực lượng khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống người dân. Ảnh: Thành An
Để đối phó với tình trạng hiện nay, Chủ tịch UBND Hà Nội đề nghị các đơn vị tập trung ứng phó với diễn biến thời tiết khi có mưa lớn, bão lũ. Giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an TP tiếp tục tổ chức ứng trực, cung cấp nước sạch cho người dân, không để tái diễn việc đuối nước.
Sở Y tế phối hợp với các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Phúc Thọ tổ chức vệ sinh sạch sẽ, không để dịch bệnh cho người và súc vật, chuẩn bị cơ sở vật chất để chuẩn bị cho học sinh nhập học năm học mới.
Sở Thông tin – Truyền thông chủ động tuyên truyền việc Hà Nội chăm lo cho người dân vùng lũ không bị đói, thiếu nước và ổn định sinh hoạt.
Sang tháng 8, các đơn vị tập trung tiếp tục tổ chức tập trung công tác phòng chống bão lụt, thiên tai, vì diễn biến thời tiết còn phức tạp.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Hà Nội đề nghị Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở GTVT, các quận huyện có địa bàn dọc các tuyến sông thành lập các đoàn kiểm tra các phương án phòng chống bão lụt, toàn bộ vật tư, phương tiện phục vụ công tác sẵn sàng ứng phó với diễn biến bão lụt, cứu hộ cứu nạn với tinh thần “4 tại chỗ”.
Theo thống kê, hiện huyện Chương Mỹ còn 4 xã, với khoảng 1.000 hộ dân bị ngập sâu trong nước. Ảnh: Thành An
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết, Sở đã cử đoàn công tác cùng với Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, Trung tâm Y tế dự phòng, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Mắt Hà Đông tổ chức tuyên truyền, đồng thời, tăng cường hóa chất cho khu vực lũ; phối hợp khám chữa bệnh cho người dân vùng lũ với mục tiêu “nước rút đến đâu thì triển khai phòng, chống dịch và vệ sinh môi trường đến đó”.
Thông tin về đơi sông ngươi dân vung ngâp, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Khuất Văn Thành cho biết, hiên huyện Chương My còn 2.408 hộ; hơn 1.900ha hoa màu, hơn 555ha thủy sản bị ngập úng. Huyện Chương Mỹ và các xã đã chủ động thưc hiên cứu trợ hơn 6.300 nghìn thùng mì ăn liền, hơn 4.900 thùng nước; 20 tấn gạo và nến. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân cũng tích cực hỗ trợ nhu yếu phẩm, nước, lương khô… cho bà con vùng ngập lụt. Mặc dù huyện Chương Mỹ đang chủ động hỗ trợ cho người dân, nhưng Sở này đề xuất TP cung cấp thêm nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân như nước uống, gạo, nến… đê bao đảm cuôc sông ngươi dân vùng ngập lụt.
Theo Danviet
Hà Nội công khai số điện thoại cán bộ chủ chốt ở khu vực tiếp dân
UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu lãnh đạo các sở ngành, quận huyện... niêm yết số điện thoại di động tại phòng tiếp dân để tiếp nhận các thông tin phản ánh.
Thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo ở các sở ngành, quận huyện. Chỉ thị nêu rõ, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu bố trí đầy đủ camera giám sát, ghế, nước uống, quạt mát, nhà vệ sinh... tại khu vực chờ của công dân.
Các quận huyện, sở ngành cũng phải phân công cán bộ tiếp đón ban đầu, hướng dẫn thủ tục đảm bảo nhanh gọn, giảm thời gian chờ đợi của công dân.
Hà Nội yêu cầu không phân công cán bộ vi phạm kỷ luật làm công tác tiếp dân.
Chỉ thị cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện, sở ngành niêm yết số điện thoại di động, cố định tại trụ sở, phòng tiếp để tiếp nhận thông tin thường xuyên của công dân.
Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu đơn vị liên quan làm đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân. Trường hợp chậm trả lời, chậm thông tin kết quả giải quyết phải thông báo cho công dân và nêu rõ lý do.
Với cán bộ tiếp công dân, TP.Hà Nội yêu cầu đó phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng... Ưu tiên lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực, cán bộ giỏi thuộc diện qui hoạch đề bạt, luân chuyển.
"Tuyệt đối không phân công, điều chuyển công chức vi phạm kỷ luật, yếu kém chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu gương mẫu... làm công tác tiếp công dân; không được coi cơ quan, bộ phận tiếp công dân là nơi giải quyết tồn tại về cán bộ" - chỉ thị nêu rõ.
Đối với những cán bộ, công chức làm tốt công, tác tiếp công dân, có quá trình cống hiến tích cực, TP.Hà Nội lưu ý các đơn vị liên quan cần kịp thời biểu dương, khen thưởng, có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tại địa phương, đơn vị.
Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng chỉ đạo xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm quy định về ứng xử, có tác phong, lời nói không tôn trọng, thiếu thích cực khi phục vụ nhân dân.
Theo Quang Phong (Dân trí)
Công an, quân đội dồn sức đắp đê nhân tạo chạy đua với lũ Nước lũ tràn qua mặt đê Dớn (đê Cố Thổ), nối liền xã Hòa Sơn (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) và xã Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội) khiến người dân xung quanh hoang mang. Để ngăn nước tràn xuống vùng hạ lưu, người dân các địa phương cùng bộ đội, công an đã dồn sức đắp "đê nhân tạo" ngăn lũ....