Chủ tịch Hà Nội: Sẽ sớm thu hồi biệt thự phân cho ông Nghiên
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, thành phố đã quyết định biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa không được bán, sẽ tiến hành thu hồi trong thời gian sớm nhất.
Bên lề buổi họp HĐND thành phố Hà Nội ngày 4/12, ông Nguyễn Thể Thảo – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chia sẻ quan điểm về căn biệt thự ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa đang được gia đình ông Hoàng Văn Nghiên – cựu Chủ tịch Hà Nội sử dụng.
“Việc giải quyết nhà ở cho một cán bộ đòi hỏi phải có cả quả trình. Chủ trương của thành phố là quyết định nhà biệt thự đó không bán mà sẽ thu hồi trong thời gian sớm nhất”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói.
Căn biệt thự tại số 12 Nguyễn Chế Nghĩa của cựu Chủ tịch Hà Nội (Ảnh: Người Lao động)
Chia sẻ với báo chí về vấn để quản lý biệt thự trên địa bàn Hà Nội, đại biểu HĐND thành phố Nguyễn Xuân Diên nhận định, đây là việc liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Cụ thể như việc kiểm đếm biệt thự, trước đây là do Sở Quy hoạch và Kiến trúc đảm nhiệm, sau đó là Sở Xây dựng rồi tới Công ty Quản lý nhà. Từ những vấn đề đó, đại biểu Diên nhận định, chưa rõ đơn vị chính được giao trách nhiệm quản lý nhà biệt thự. Do vậy, các đại biểu HĐND mong muốn giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam – Trưởng ban Pháp chế cho biết, tinh thần HĐND thành phố là đeo bám đến cùng những nội dung chưa được giải quyết. “Liên quan đến danh mục 312 biệt thự đã chất vấn, câu trả lời thực ra chưa được thỏa mãn. Vì vậy, tôi sẽ trao đổi riêng với Phó Chủ tịch UBND thành phố về vấn đề này”, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho biết.
Video đang HOT
Theo đại biểu Nam nếu trong quá trình rà soát, xử lý mà UBND thành phố thấy rằng những biệt thự đó không còn đủ điều kiện quản lý theo tiêu chí mà UBND thành phố đã trình HĐND thành phố trước đây. Và lẽ ra UBND thành phố phải báo cáo với HĐND, trên cơ sở đó HĐND thành phố mới có quyền đồng ý để UBND thành phố đưa 312 biệt thự ra khỏi danh mục.
Vấn đề nữa mà đại biểu Nam thấy bất hợp lý nằm ở chỗ, chính UBND thành phố là đơn vị trình ra HĐND thành phố biểu quyết thông qua danh mục biệt thự, tức là đã có đầy đủ hồ sơ.
“UBND thành phố đã đưa ra rồi mà lại nói giờ mới đi tìm kiếm hồ sơ? Thế nghĩa là khi các ngành trình lên không có hồ sơ, và UBND thành phố đã ký các quyết định trên cơ sở nghe các ngành mà không kiểm tra hồ sơ? Đó là vấn đề tôi sẽ đeo bám, chất vấn tiếp. Còn việc này khi đã tiến hành thanh tra thì cũng phải có thời hạn, có kết luận và phải xác định trách nhiệm. Đến nay đã quá hạn giải quyết”, đại biểu Nguyễn Hoài Nam nêu quan điểm.
Quang Phong
Theo dantri
Dân Thủ đô còn nhiều điều chưa hài lòng
Trước sưc ep gia tăng dân cư, giải quyết lao động viêc lam, sư quá tải cua hê thông ha tâng đô thi, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho rằng, thành phố đang phải đôi măt vơi nhiêu thách thức và cũng còn nhiều điều chưa hài lòng.
Hội thảo Quy hoạch đô thị Hà Nội được tổ chức ngày 18/9, bên cạnh mặt tích cực, nhiều chuyên gia còn thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế mà Thủ đô cần phải sớm khắc phục trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Theo kiến trúc sư Bùi Xuân Tùng - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội về cơ bản bộ mặt kiến trúc đô thị đã theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như nhiều khu vực, tuyến phố còn nhếch nhác, đặc biệt là tình trạng nhà siêu mỏng siêu méo. Trong khi đó kiến trúc đô thị còn chưa làm rõ yếu tố truyền thống đặc trưng của Hà Nội.
Có nhiều nguyên nhân được ông Tùng chỉ ra nhưng vấn đề chính vẫn là do năng lực, trình độ quản lý còn hạn chế, công tác quy hoạch chưa đi trước một bước, quản lý đô thị vẫn nặng về các chỉ tiêu quy hoạch chứ chưa chú trọng đến kiến trúc công trình nên thiếu công cụ để quản lý. Thêm vào đó là ý thức xây dựng đô thị văn minh của một số cá nhân, tổ chức còn chưa cao và công tác thanh, kiểm tra chưa được thực hiện kiên quyết triệt để, xử phạt chưa đủ mức răn đe, ngăn ngừa.
Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm - Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội nhìn nhận Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước, trong đó, có công tác xây dựng, bảo tồn quỹ di sản đô thị.
Tuy vậy, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, Hà Nội vẫn còn một số hạn chế, yếu kém đảm bảo yêu cầu hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Quốc hội thông qua, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 7/2011 đã xác định khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2 có diện tích gần 30km2 là khu vực bảo tồn di sản Thăng Long, các giá trị truyền thống của Hà Nội.
Phát biểu tại đây, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội rằng, Hà Nội ngày nay không chỉ là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế và giao lưu quốc tế, mà còn là một đô thị lớn, phát triển theo hướng đa hệ, bản sắc, văn minh và hiện đại. Cung vơi sư gin giư va phat huy cac gia tri văn hóa - lich sư, diện mạo đô thị Thủ đô đã có nhiều đổi thay.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phat triên va đô thị hóa, thành phố đa va đang phải đôi măt vơi nhiêu thách thức và cũng còn nhiều điều chưa hài lòng. Thủ đô cũng đang đứng trước sưc ep về sư gia tăng dân cư cơ học, giải quyết lao động viêc lam, sư quá tải cua hê thông ha tâng đô thi, giao thông, dịch vụ y tế, giáo dục... Trong khi nguồn lực cho đầu tư xây dựng ngày càng khó khăn và khan hiếm, năng lực thực thi, nhất là quy hoạch, xây dựng, quản lý, vận hành đô thị còn hạn chế.
Ngoài ra, Hà Nội cũng còn những bất cập và tồn tại trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị như giữa bảo tồn và phát triển, giữa bản sắc và tiên tiến, giữa kinh tế xã hội và đô thị, giữa luật pháp cơ chế chính sách và thực tiễn, giữa dân chủ và kỷ cương... đang là những vấn đề nổi lên, thậm chí là thách thức không nhỏ cần phải nỗ lực vượt qua.
Trong công tác quản lý việc gìn giữ bảo tồn các giá trị truyền thống lịch sử và các yêu cầu phát triển luôn tạo ra các xung đột buộc các nhà quản lý đô thị phải rất năng động, tìm ra các giải pháp hợp lý thích hợp nhằm giải quyết các mâu thuẫn để xã hội phát triển.
Lãnh đạo Hà Nội mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, các giải pháp khả thi để cùng đồng hành với thành phố xây dựng Thủ đô thành đô thị tiêu biểu với các mục tiêu và định hướng phát triển mà quy hoạch đã đề ra.
Quang Phong
Theo Dantri
Đường ống nước sông Đà vỡ 9 lần: Cử tri đòi hỏi xử lý trách nhiệm cá nhân Liên quan tới việc tuyến đường ống nước sông Đà - Hà Nội bị vỡ 9 lần, chủ đầu tư dự án - Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Vinaconex đã nhận khuyết điểm và xin lỗi người dân Hà Nội. Tuy nhiên, cử tri Hà Nội đề nghị phải làm rõ trách nhiệm cá nhân gây...