Chủ tịch Hà Nội nói về lộ trình cho học sinh các cấp đến trường
Thừa nhận việc học trực tuyến sẽ có tác động, ảnh hưởng đến tâm sinh lý học sinh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sẽ chỉ đạo để có lộ trình an toàn cho học sinh tất cả các cấp đi học trực tiếp.
Khẳng định nêu trên được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu ra tại buổi thăm động viên, chúc Tết cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân ( quận Hai Bà Trưng) diễn ra sáng nay (8/2).
Tại Trường THCS Lê Ngọc Hân, sau khi kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, Chủ tịch Hà Nội đã biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực vượt qua các khó khăn, đạt kết quả quan trọng trong công tác giáo dục của nhà trường.
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh thăm động viên cô và trò lớp 9, Trường THCS Lê Ngọc Hân (Ảnh: Huy Kiên).
Video đang HOT
“Nhà trường đã chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, có phương án đầy đủ, an toàn đón học sinh trở lại trường; tổ chức tập huấn theo 8 bước, phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh trước, trong và sau khi học sinh đến trường” – ông Chu Ngọc Anh đánh giá và đề nghị trong thời gian tới nhà trường cần tiếp tục quan tâm đến y tế học đường, bám sát Ban Chỉ đạo của phường, quận, phối hợp Trung tâm y tế quận để bảo đảm an toàn cho học sinh.
Cũng theo Chủ tịch Hà Nội, để học sinh khối THCS và THPT của thành phố được đi học trở lại sau 9 tháng là cả sự chuẩn bị, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, UBND TP cùng sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, các trường học, bao gồm công tác thông tin, tập huấn, diễn tập và sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ của phụ huynh các em học sinh.
Thành phố cũng đã chuẩn bị chu đáo trong nhiều tháng qua để đón học sinh trở lại trường. Việc đưa học sinh trở lại trường được Hà Nội quyết định trong điều kiện đang kiểm soát dịch; phân cấp 3 tầng điều trị bệnh; số ca bệnh chuyển nặng và tử vong chỉ chiếm 0,26% theo số liệu cập nhật ngày hôm nay.
Thừa nhận việc học trực tuyến sẽ có tác động, ảnh hưởng đến tâm sinh lý học sinh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, thành phố sẽ có chỉ đạo để có lộ trình an toàn cho học sinh tất cả các cấp đi học trực tiếp. Trước mắt, ngày 10/2 học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 6 của 18 huyện, thị xã sẽ trở lại trường. Sau đó, thành phố sẽ có lộ trình tiếp với 12 quận còn lại trên địa bàn. Đặc biệt, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục có lộ trình tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi.
Trước đó, Hà Nội cho phép học sinh lớp từ 7 đến lớp 12 trở lại trường học trực tiếp từ 8/2. Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 học trực tuyến, trẻ mầm non tiếp tục nghỉ ở nhà.
Tuy nhiên, theo phương án được phê duyệt, học sinh chỉ trở lại trường học trực tiếp ở địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2. Các địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến.
Hà Nội cũng yêu cầu giáo viên chưa tiêm đủ vaccine phòng chống Covid-19 theo quy định chỉ dạy học trực tuyến, không được đến lớp dạy trực tiếp; các trường học không tổ chức bán trú, căng-tin ăn uống trong trường, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp một buổi/ngày.
Hà Nội cho 118/121 tuyến buýt trợ giá hoạt động 100% công suất từ ngày 8/2
Tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (Sở Giao thông vận tải Hà Nội), từ ngày 8/2, thành phố Hà Nội cho phép 118/121 tuyến xe buýt trợ giá hoạt động 100% công suất, 3 tuyến còn lại hoạt động 50% công suất.
Từ ngày 8/2, Hà Nội cho phép 118/121 tuyến xe buýt trợ giá hoạt động 100% công suất. Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Phương án này căn cứ theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch trên địa bàn nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, 3 tuyến buýt hoạt động 50% công suất gồm các tuyến số 50, 57, 116 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn 3/9 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức 3. Tuyến số 57 và 116 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; tuyến số 50 có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm.
Ngoài việc hoạt động 50% công suất, các tuyến buýt này phải thực hiện giãn cách chỗ trên xe và không quá 20 người tại cùng một thời điểm trên xe cho đến khi có thông báo mới (lưu ý bố trí biểu đồ các tuyến buýt bảo đảm tăng lượt trong giờ cao điểm và giảm lượt trong giờ thấp điểm); thời gian hoạt động của xe buýt từ 5 giờ 30 phút đến không quá 21 giờ hằng ngày tùy theo đặc thù của từng tuyến.
Đối với 118 tuyến buýt trợ giá còn lại là những tuyến có điểm đầu, cuối nằm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch 1, 2 được hoạt động với 100% công suất theo chỉ tiêu đấu thầu, đặt hàng hoặc các quyết định điều chỉnh đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội phê duyệt và không thực hiện giãn cách chỗ trên xe.
Ngoài ra, đối với các tuyến buýt số 10, 54, 47B, 58, 95, 63, 40 có điểm đầu, cuối và lộ trình đi qua địa bàn các tỉnh lân cận Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc thì tổ chức hoạt động đến địa bàn các tỉnh lân cận theo lộ trình đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội phê duyệt.
Nâng cao ý thức cảnh giác để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả Sau hơn 2 tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ (Nghị quyết 128) quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", TP Hồ Chí Minh đang kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục dần các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo từng bộ tiêu chí an toàn. Tuy nhiên, số...