Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Người dân không cần hoang mang, tích trữ thực phẩm
Bước vào cao điểm chống dịch Covid-19, chiều 19.3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm việc với các doanh nghiệp cung ứng nhu yếu phẩm cho người dân để đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới.
Dịch bệnh tại Việt Nam sẽ vào giai đoạn cao điểm trong thời gian tới Ảnh Hoàng Mạnh Thắng
Theo thông tin được UBND TP.Hà Nội cung cấp, ông Chung đã làm việc với đại diện các doanh nghiệp, các siêu thị vừa và nhỏ về dự trữ, cung ứng hàng hóa.
Theo đó, các doanh nghiệp cho biết đã sẵn sàng các phương án dự trữ đến 300% hàng hóa so với bình thường, nhằm cung ứng đầy đủ cho người dân Hà Nội trong giai đoạn nhạy cảm này. Các doanh nghiệp cũng đã làm việc với nguồn cung, đảm bảo ổn định nguồn hàng để dự trữ và đưa ra thị trường.
Ghi nhận sự vào cuộc nhanh chóng của các doanh nghiệp, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội một lần nữa khẳng định người dân không cần hoang mang, không nên xuất hiện tại những nơi đông người, không cần tích trữ lương thực, thực phẩm, bởi hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố đã dự trữ đủ nhu yếu phẩm “đủ cung ứng cho người dân Hà Nội trong mọi tình huống, với giá cả không tăng”.
Ông Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải tạo điều kiện tốt nhất để các phương tiện chuyên chở thực phẩm vào thành phố một cách thuận lợi nhất. Sở Y tế sẽ hỗ trợ các phương tiện bảo hộ cho nhân viên các siêu thị, các doanh nghiệp, để đảm bảo anh toàn trong quá trình phục vụ người dân.
Trước đó, hôm 18.3, ông Nguyễn Đức Chung đã “khuyến cáo tất cả các cửa hàng, nếu thực sự không cần thiết thì nên đóng cửa, trừ trường hợp các cửa hàng xăng, thuốc, siêu thị và lương thực, thực phẩm; từ nay đến 31.3, mọi người cố gắng ở nhà càng nhiều càng tốt”, do “chúng ta đang bước vào giai đoạn thử thách, nguồn lây nhiễm đang ẩn nấp ở cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm rất cao”.
Video đang HOT
Nguyên nhân của việc đưa ra khuyến cáo này, theo Chủ tịch Hà Nội, là vì từ nay đến 3.4, Hà Nội bước vào giai đoạn cao điểm chống dịch.
Các trường hợp đã nhập cảnh vào Hà Nội từ ngày 3.3 cho đến trước ngày 15.3, đặc biệt từ châu Âu, Mỹ, những vùng có dịch, có thể tiềm ẩn nguy cơ dương tính với SARS-CoV-2, tới ngày 3.4 mới là thời điểm an toàn (do hết thời gian ủ bệnh).
Vì vậy, khả năng cao là số ca bệnh của Hà Nội trong những ngày tới sẽ tăng lên, cho đến khi đạt đỉnh và hạ xuống.
Tuy phải hết sức cảnh giác trong giai đoạn này, nhưng Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng nhiều lần trấn an người dân về việc dịch vẫn chưa xuất hiện yếu tố ngoài tầm kiểm soát, các trường hợp nhiễm bệnh đều xác định được nguồn gốc và việc cách ly, phân loại đang được làm rất nhanh chóng.
Ngoài ra, cả Chủ tịch UBND TP và Bí thư Thành ủy Hà Nội đều đã có cam kết về việc TP.Hà Nội sẽ đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm để cung cấp cho người dân.
Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 17 giờ ngày 19.3, thế giới đã ghi nhận 220.839 trường hợp mắc bệnh Covid-19 tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong số này, có 8.988 trường hợp đã tử vong (Trung Quốc: 3.245 và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác: 5.743).
Số trường hợp mắc tại Trung Quốc là 80.905, tại 31/31 tỉnh, thành phố, chiếm 40,7% tổng số trường hợp mắc trên toàn thế giới.
Số mắc tại các quốc gia khác là 139.909 trường hợp, trong đó các nước có số mắc cao là Ý: 35.713, Iran: 17.361, Tây Ban Nha: 14.769, Đức: 12.824, Mỹ: 9.464, Pháp: 9.134, Hàn Quốc: 8.565.
Tại Việt Nam, tính đến cùng thời điểm, ghi nhận 76 trường hợp mắc tại 13/63 tỉnh, thành phố; trong đó 16/76 trường hợp đã được điều trị khỏi và ra viện. Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn: 15.009.
Theo thanhnien.vn
Vụ nước sạch Sông Đà: Người Hà Nội có "con kiến kiện củ khoai"?
Cuộc sống của người dân Hà Nội bị xáo trộn và ai cũng phải lo sợ trước việc nguồn nước, nguồn sống của mình lại dễ dàng bị "đầu độc" như vậy.
Hàng vạn hộ dân Hà Nội bị cắt nước, phải mua nước sạch để dùng vì sự việc nước đầu nguồn đổ vào Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) bị nhiễm dầu thải. Đến nay, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra 3 nghi phạm thực hiện hành vi đổ trộm dầu thải, nhưng trách nhiệm bảo vệ an ninh nguồn nước; trách nhiệm kiểm tra, đảm nguồn nước đầu vào thì vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Người dân xếp hàng lấy nước sạch.
Thiệt hại trước tiên là người dân. Họ mong chờ lời xin lỗi, sự lên tiếng có trách nhiệm của Viwasupco cũng như của cơ chức năng. Song thay vào đó, cùng sự chậm trễ trong giải quyết là thái độ bàng quan trước nguồn sống của cả hàng vạn hộ dân. Từ phản ứng chậm đó, người dân có quyền đặt câu hỏi về việc có hay không sự giấu giếm về chất lượng nước, sự thiếu tinh thần trách nhiệm, hay có vấn đề về cung cấp dịch vụ công hay không?
Tại buổi tọa đàm chiều 21/10, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu thực tế không thể chấp nhận: "Người dân đã uống nước bẩn rồi, ảnh hưởng sức khỏe rồi thì UBND Hà Nội và công ty mới đưa ra khuyến cáo. Như vậy phản ứng với sức khỏe người dân, sinh mệnh khách hàng của mình rất chậm".
Trong trường hợp nước sạch sông Đà này, có cơ chế nào về mặt pháp lý bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hay không?
Trả lời câu hỏi này, luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng, về vấn đề môi trường, vụ việc lại không xảy ra tại Hà Nội mà xảy ra ở khu vực thượng nguồn nước trên Hòa Bình và thực tế vụ việc có liên quan đến 3 đối tượng vừa bị bắt giữ vì hành vi đổ trộm dầu thải. Hiện Công an đã khởi tố về vấn đề môi trường với vụ việc này, tuy nhên xét về góc độ quản trị đô thị của chính quyền Hà Nội, thì đó là vấn đề xử lý khủng hoảng chậm.
"Tất cả các sự cố xảy ra gây tác động tới hàng ngàn, hàng vạn người thì là khủng hoảng thực sự. Nếu không giải quyết vấn đề quản trị công và xử lý khủng hoảng hiệu quả thì những sự cố như "Rạng Đông" và "Sông Đà" sẽ còn lặp lại và người dân sẽ còn lãnh đủ. Như vậy gốc rễ vấn đề sẽ vẫn là quản trị công", ông Lập nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng (trái) và Luật sư Nguyễn Tiến Lập (phải) tại buổi tọa đàm Thị trường hóa dịch vụ công nhìn từ "Nước sạch sông Đà" chiều 21/10.
Cũng theo luật sư Nguyễn Tiến Lập, về vấn đề pháp luật, liệu có ai trong những người bị ảnh hưởng bởi sự cố nước sông Đà kiểm tra lại hợp đồng mua nước của mình và tìm trong hợp đồng có điều khoản nào về việc bảo vệ người dân trong tình huống vừa rồi không?
"Thực tế, dựa vào hợp đồng, người dân khó kiện công ty cấp nước. Tuy nhiên, theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng thì không cần căn cứ theo hợp đồng, miễn là người tiêu dùng sản phẩm nào đó gây hại thì người dân có thể kiện. Chúng ta còn có luật về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, theo đó quy trách nhiệm cho Nhà nước. Luật này được ban hành từ năm 1989 và rất giống với hiến pháp về sức khỏe nhân dân. Trong đó, tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, các bên đều phải có trách nhiệm chăm lo bảo vệ sức khỏe của người dân. Và liên quan đến nước có Điều 8 nói rằng, đã cung cấp nước cho nhân dân thì phải cung cấp nước vệ sinh, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật", ông Lập nói.
Hiện nay, vụ việc mới được khởi tố hình sự theo góc độ môi trường còn những vấn đề khác vẫn đang phải xem xét chưa được làm rõ.
Người dân là bị hại đầu tiên và câu hỏi "Ai sẽ phải chịu trách nhiệm với sức khỏe người dân, chịu đền bù thiệt hại cho người dân?" vẫn đang bỏ ngỏ./.
Theo Nguyễn Quỳnh, Thiên Bình/VOV.VN
Công ty Rạng Đông xin lỗi dân, thừa nhận vụ cháy làm ô nhiễm môi trường Ngày 6/9, Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông gửi thư xin lỗi người dân và thừa nhận vụ cháy ở công ty này làm ô nhiễm không khí, đất và nước. Theo nội dung thư, Công ty Rạng Đông thừa nhận vụ cháy ngày 28/8 làm ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của bà con. Đặc biệt, ngọn lửa cháy lớn,...